Sắp diễn ra Triển lãm Thực phẩm, đồ uống quy tụ 650 doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh 700 doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương tại triển lãm thực phẩm và đồ uống |
Triển lãm thực phẩm, đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì (Vietfood & Beverage – Propack 2023) có quy mô 300 gian hàng của 250 doanh nghiệp đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Canada, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Na Uy, Nhật, Trung Quốc, Việt Nam… Sự kiện mang tới đa dạng danh mục lĩnh vực sản phẩm trưng bày như: Thực phẩm, đồ uống; thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; máy móc thiết bị sản xuất, đóng gói, nhượng quyền thương hiệu.
250 doanh nghiệp sẽ tham gia Triển lãm thực phẩm và đồ uống, thiết bị công nghệ chế biến, bao bì diễn ra tại Hà Nội sắp tới |
Bên cạnh những sản phẩm thực phẩm và đồ uống chất lượng cao, triển lãm nổi bật với khu gian hàng trưng bày thiết bị và máy móc công nghệ chế biến hiện đại. Điều này mở ra cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành tiếp cận các công nghệ tiên tiến và hiệu quả để tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Khu vực trưng bày cũng tập trung vào các nguyên liệu phụ gia thực phẩm đa dạng, giúp cho các nhà sản xuất và đầu bếp có thêm nguồn tài nguyên để sáng tạo và đáp ứng sự đa dạng về hương vị và xu hướng của thị trường.
Góp mặt tại tại Hà Nội là các doanh nghiệp Việt Nam uy tín trong ngành thực phẩm như: Yến sào Nha Trang, Tân Nhất Hương, Trà Chính Sơn,… và các thương hiệu trong ngành đóng gói bao bì như: VMS, Thuận Thành, Ngọc Long,… Về gian hàng quốc tế, nổi bật tại Triển lãm là Khu gian hàng Hàn Quốc hứa hẹn sẽ hấp dẫn đông đảo khách tham quan với các sản phẩm đặc trưng của xứ sở kim chi như: Bánh gạo, rong biển, hồng khô, hồng sâm và các dòng sản phẩm chế biến từ sâm, hải sản khô và đông lạnh… Bên cạnh đó, là khu gian hàng của Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy.
Triển lãm được nhà tổ chức Vinexad xây dựng theo mô hình kết nối thương mại B2B (business to business), tập trung vào việc nối kết giữa các nhãn hàng quốc tế với các nhà nhập khẩu và nhà phân phối trong ngành thực phẩm và đồ uống. Triển lãm cũng mở ra cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp địa phương có thể tiếp cận các thị trường quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu suất xuất khẩu và giới thiệu sản phẩm Việt Nam đến toàn cầu.
Đặc biệt, việc phân chia khu vực theo các ngành hàng cụ thể giúp các khách hàng dễ dàng tìm kiếm và tạo ra kết nối làm việc hiệu quả. Điều này đã tối ưu hóa trải nghiệm của khách tham quan và đảm bảo rằng họ có thể tìm thấy những sản phẩm và dịch vụ mà họ quan tâm nhất. Cùng với đó, là các chương trình hội thảo về các vấn đề quan trọng và cung cấp thông tin mới nhất về ngành thực phẩm, đồ uống, trao đổi kiến thức, trình bày xu hướng mới của thị trường trong lĩnh vực này.
Với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp và các gian hàng trưng bày đa dạng, triển lãm được kỳ vọng góp phần thúc đẩy các giao dịch và phát triển hoạt động kinh doanh toàn cầu. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường mà còn tạo điều kiện cho họ để phát triển mạng lưới cung ứng và tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Bà Chu Hội – Giám đốc kinh doanh Công ty Tân Nhất Hương cho biết, doanh nghiệp tham gia triển lãm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến nay, qua mỗi kỳ tổ chức doanh nghiệp nhận thấy khách hàng Việt Nam đang dần hình thành thói quen tìm kiếm đối tác qua các triển lãm giao thương nhiều hơn. “Rất nhiều khách hàng tới tham quan gian hàng của chúng tôi, trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, ký kết nhiều đơn hàng mới. Chúng tôi cũng có các đối tác nước ngoài kết hợp tham quan triển lãm và sau đó có thể tận dụng thời gian để ghé thăm văn phòng, nhà xưởng của công ty, tạo thêm niềm tin về doanh nghiệp nhiều hơn”– bà Hội chia sẻ.