Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVHà Nội được đặc thù đến mức nào?

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?

Chiều 28.5, tiếp tục kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự thảo luật Thủ đô sửa đổi. Câu chuyện được bàn chủ yếu vẫn là Hà Nội cần được trao quyền đến đâu, đặc thù đến mức nào để vừa vượt trội, đột phá trong chính sách, tạo động lực cho thủ đô phát triển song vẫn đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Hạn chế tối đa dự án phải chuyển đổi đất rừng

Dự thảo luật lần này tiếp tục đề xuất cho phép HĐND TP.Hà Nội quyết định các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD, bao gồm cả trường hợp sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên, đất trồng lúa từ 500 ha trở lên, di dân tái định cư từ 50.000 người trở lên.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng đề xuất trao quyền để HĐND TP.Hà Nội quyết định dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) không giới hạn tổng mức vốn đầu tư. TP.Hà Nội cũng được quyết định các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất đến 1.000 ha, trồng lúa đến 500 ha sang mục đích khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?- Ảnh 1.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình về dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi

Gia Hân

Tuy nhiên, nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị cần hết sức cân nhắc với quy định cho phép TP.Hà Nội được quyết định các dự án đầu tư có chuyển đổi trên 1.000 ha đất rừng và trên 500 ha đất lúa, di dân tái định cư trên 50.000 người.

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng chỉ nên quy định thẩm quyền của TP.Hà Nội quyết định các dự án chuyển đổi dưới 1.000 ha rừng và dưới 500 ha đất lúa. Trên mức này thì cần xin cấp có thẩm quyền. “Tôi nghĩ thế phù hợp hơn. Mặc dù, có cơ chế đặc thù nhưng không thể đặc thù cao hơn như thế được”, ông Hòa nhấn mạnh.

Tương tự, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ VN Nguyễn Hải Anh (đoàn Đồng Tháp) cho biết tỷ lệ che phủ rừng của Hà Nội chỉ đạt 5,59%, thuộc nhóm tỉnh, thành có tỷ lệ che phủ rừng thấp trong cả nước. Từ đó, ĐB cho rằng Hà Nội cần đặt trọng tâm vào việc giữ gìn hơn nữa diện tích đất trồng rừng, hạn chế tối đa dự án có yêu cầu chuyển đổi diện tích đất rừng sản xuất; đồng thời có giải pháp tăng thêm diện tích cây xanh trong trung tâm đô thị thành phố.

ĐB Nguyễn Hải Anh cũng kiến nghị trong trường hợp đặc biệt, cần thiết phải chuyển đổi diện tích rừng sản xuất thì phải quy định chặt chẽ hơn, bổ sung cơ chế lấy ý kiến nhân dân. Cùng đó, ông đề nghị dự thảo luật Thủ đô phải quy định diện tích tối đa được chuyển đổi thay vì quy định diện tích tối thiểu là từ 1.000 ha trở lên với đất rừng và 500 ha với đất lúa.

Băn khoăn mô hình chính quyền đô thị

Trong khi đó, ĐB Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị của thủ đô Hà Nội trong dự luật. Theo ông, TP.HCM và Đà Nẵng đều đã tổ chức mô hình chính quyền đô thị 1 cấp chính quyền và cũng rất hiệu quả vì phù hợp với đặc điểm của đô thị. Trong khi đó, Hà Nội mới đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường (vẫn giữ HĐND cấp quận).

“Cùng đặc điểm đô thị, không thể có nhiều mô hình tổ chức chính quyền đô thị, ở Hà Nội 2 cấp chính quyền, trong khi ở Đà Nẵng và TP.HCM là 1 cấp chính quyền (không tổ chức HĐND cấp quận và phường)”, ĐB đoàn Quảng Trị nêu và đề nghị xem lại mô hình tổ chức đảm bảo thống nhất.

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?- Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp)

Gia Hân

Ngoài ra, về biên chế, Quốc hội (QH) đã có Nghị quyết 98 phân cấp giao cho TP.HCM được quyền quyết định cơ cấu và số lượng cán bộ công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn. “Tinh thần, chủ trương của Đảng là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phát huy vai trò tự quản của chính quyền thủ đô. Do đó, QH nên đẩy mạnh việc phân cấp về quản lý biên chế, giao cho TP.Hà Nội được quyền quyết định biên chế cán bộ công chức, viên chức”, ĐB Đồng nêu.

Ông cũng phân vân khi dự thảo luật mới chỉ tập trung vào phân cấp, ủy quyền của nội bộ chính quyền thủ đô mà chưa đề cập phân cấp, ủy quyền của Chính phủ với chính quyền thủ đô. Đề xuất cần tập trung hơn phân cấp của Chính phủ cho Hà Nội, ĐB Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh điều này sẽ giúp chính quyền thủ đô có đủ thẩm quyền để chủ động, linh hoạt, năng động trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chốt lại phiên thảo luận, Phó chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định nói việc vừa đảm bảo tính đặc thù, vượt trội, lại vừa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ là “hơi khó” vì đã thống nhất rồi thì không đặc thù được, đã đặc thù thì không thống nhất được. Dù vậy, ông yêu cầu dự thảo luật cần có sự kết hợp, đặc thù trong sự thống nhất.

Có nên xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa ở bãi nổi sông Hồng?

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị ban soạn thảo và TP.Hà Nội “cân nhắc” quy định cho phép TP.Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. “Tôi thấy thủ đô Hà Nội không nhất thiết phải sử dụng bãi sông, bãi nổi sông Hồng để xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa… Nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sinh hoạt của người dân rất lớn”, ĐB Phạm Văn Hòa nói.

Ngược lại, ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP.Hà Nội) nhìn nhận bãi bồi, bãi nổi hai bên bờ sông Hồng là vùng đất hầu như chưa được sử dụng. Nếu đưa vào được có thể là nơi sống, làm việc cho hàng triệu người. Tuy vậy, chia sẻ với ý kiến của ĐB Phạm Văn Hòa, ông Nguyễn Anh Trí lưu ý ban soạn thảo cần tiếp tục hoàn thiện nội dung này.

Tòa thu thập chứng cứ sẽ “sinh ra một vụ án kỳ cục”

Sáng 28.5, QH thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau tại dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi. TAND tối cao đề xuất đổi mới mô hình tòa án theo thẩm quyền xét xử, thay vì theo địa giới hành chính, trong đó đổi tên TAND tỉnh thành TAND phúc thẩm và TAND huyện thành TAND sơ thẩm. Bên cạnh các ý kiến ủng hộ, nhiều ĐB không tán thành đề xuất này vì cho rằng việc đổi tên các tòa án chưa thực sự cần thiết.

Giải trình về nội dung trên, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay việc đổi mới, tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử đã có truyền thống, có nghị quyết của Đảng và quy định trong hệ thống pháp luật. Hiến pháp quy định có 2 cấp xét xử và ngay trong dự án luật này cũng quy định nhiệm vụ của cấp xét xử sơ thẩm, nhiệm vụ cấp phúc thẩm chứ không nói tòa huyện, tòa tỉnh.

Việc đổi mới tòa án, theo ông Bình, còn là xu thế quốc tế. “QH bỏ phiếu thế nào chúng tôi chấp hành, có thể vẫn giữ nguyên, có thể đổi mới. Nhưng có một điều chắc chắn đây là xu thế, hôm nay chúng ta không làm thì con cháu chúng ta cũng sẽ làm”, ông Bình nói.

Một nội dung khác trong dự thảo nhận được nhiều sự quan tâm là việc có nên bãi bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của tòa án. Một số ý kiến ủng hộ việc bãi bỏ vì sẽ giúp hội đồng xét xử độc lập, khách quan hơn; nhưng cũng có ĐB lo ngại nếu bãi bỏ sẽ khó khăn cho người yếu thế.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết tiếp thu ý kiến của các ĐB từ kỳ họp trước, dự thảo quy định tòa án sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các bên thu thập chứng cứ; còn đối tượng hỗ trợ như thế nào sau này sẽ có hướng dẫn. Nhắc lại ý kiến của một ĐB khi cho rằng “80% vụ án không có luật sư tham gia, tòa phải có trách nhiệm đi thu thập chứng cứ cho người dân”, ông Bình nói không nước nào quy định như chúng ta cả.

Theo Chánh án tòa tối cao, người đi kiện phải có chứng cứ để đảm bảo mình thắng thì mới đi kiện, chứ không phải chỉ mang đơn đến tòa. Tòa án phục vụ nhân dân, nhưng là đảm bảo công lý, phán xử cho đúng, tuân thủ đúng pháp luật, chứ không phải việc đi thu thập chứng cứ. “Nguyên đơn là nhân dân, bị đơn cũng là nhân dân. Một vụ án nguyên đơn đi kiện, mang đơn đến tòa, tòa phục vụ nhân dân nguyên đơn bằng cách vào các cơ quan thu thập chứng cứ, sau đó lại đi phục vụ nhân dân bị đơn thu thập chứng cứ, nó sinh ra một vụ án kỳ cục là 2 bên kiện nhau, còn tòa án đi thu thập chứng cứ và xử theo tài liệu của mình, đây là loại án không có một nước nào làm”, ông Bình nói.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/ha-noi-duoc-dac-thu-den-muc-nao-185240528222450404.htm

Cùng chủ đề

[Ảnh] Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết vừa được Quốc hội thông...

NDO - Chiều 25/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị do Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức, được kết nối trực tuyến toàn quốc tới trụ sở...

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Các luật được...

Quốc hội hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn các cơ quan trước 15/3/2025

Thông tin trên được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đề cập tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 17/12.Báo cáo kết quả công tác năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, năm 2024, với sự nỗ...

Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Qua chất vấn, Quốc hội nhận thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và bất cập cần khắc phục trong công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 173/2024/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Quốc hội thống nhất đánh giá sau...

Quốc hội Dự kiến sẽ xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

NDO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dự kiến xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp, 7 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 7 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu. Sáng 11/12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 40, dưới sự chủ trì của Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ chỉ ra lượng caffeine trong từng loại cà phê, lưu ý cách dùng tốt nhất

Cà phê có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên, tùy theo từng loại và cách uống mà mang lại những tác động khác nhau. Việc hiểu rõ các loại cà phê và liều lượng pha chế hợp lý sẽ có lợi cho sức...

Tập thể dục mỗi ngày, lợi ích thế nào?

'Tập thể dục quan trọng vì giúp chúng ta duy trì sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, các bài tập cardio giúp cải thiện tim mạch cực kỳ hiệu quả.'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem...

4 tác hại do ít uống nước khi trời trở lạnh

Uống đủ nước là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Vào những ngày trời trở lạnh, nhiều người vô tình uống ít nước hơn vì hiếm khi cảm thấy khát. Điều này làm ảnh...

Bài đọc nhiều

Gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng “ế” vì tâm lý e ngại thanh tra

Theo Đoàn giám sát của Quốc hội, việc hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỉ đồng đạt kết quả rất thấp, không đi vào thực tế cuộc sống, chủ yếu do tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra (đặc biệt là doanh nghiệp). Kết quả thực hiện gói hỗ trợ lãi suất đạt kết quả rất thấp Sáng 25.5, tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc...

Thông cáo số 7 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Bảy, ngày 25/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quang cảnh ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (Ảnh: DUY LINH) Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ...

Tổng kiểm toán nói gì về tiêu cực đấu thầu của tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn?

Theo Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, một số vụ án lớn liên quan đến sai phạm trong đấu thầu như tại Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn, song đây không phải là doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng kiểm toán nhà nước. Sáng 5.6, tại kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, ngay sau phần chất vấn Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn lần đầu tiên...

Bộ trưởng Tài chính: Hơn 432 nghìn tỷ chuyển nguồn cho cải cách tiền lương

TPO - Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương rất cao.   "Còn nể nang, thiếu kiên quyết" Sáng 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về "Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022". Tại phiên họp, đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) viện dẫn số liệu...

Thông cáo báo chí số 20, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Hai, ngày 17/6/2024, Quốc hội bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, cũng là ngày làm việc thứ mười tám của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, nội dung 1: Quốc hội họp riêng để xem xét, biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Ngành điện sắp có hành lang pháp lý thông thoáng hơn

Đầy đủ hơn, thông thoáng hơn, Luật Điện lực mới được coi là bước đột phá trong tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển ngành điện đáp ứng đòi hỏi tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đầy đủ hơn, thông thoáng hơn, Luật...

Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu là nghĩ tới Việt Nam

Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp phải tập trung xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc đến cà phê, hạt tiêu, hạt điều là nghĩ tới Việt Nam. ...

Dễ dàng mua thuốc với An Khang Paylater

An Khang đã triển khai chính sách mua thuốc trả chậm, áp dụng cho hóa đơn từ 50.000 đồng, mở ra cơ hội chăm sóc sức khỏe cho người dân. ...

Công an TP.HCM tiếp tục khởi tố 16 người, thu giữ thêm 21kg xyanua trái phép

Đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 7 vụ án, 43 bị can để điều tra về các tội 'tàng trữ, mua bán trái phép chất độc', thu giữ tổng cộng gần 9,7 tấn xyanua, 315kg axit sulfuric, 105kg axit cholhidric... ...

Mới nhất