Trang chủNewsThời sựHà Nội có "chìa khóa vàng" phát triển đường sắt đô thị

Hà Nội có “chìa khóa vàng” phát triển đường sắt đô thị


Giải pháp then chốt rút ngắn thời gian thực hiện các dự án đường sắt đô thị

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), gồm 7 chương với 54 điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô cũng như chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Đặc biệt, tại Luật này, Quốc hội kiến tạo nhiều chính sách có tính đột phá giúp Hà Nội phát triển không gian cũng như là hạ tầng giao thông.

Hà Nội có

Ông Lê Trung Hiếu, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội.

Cụ thể, Luật đã cho phép đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội được ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững.

Trong khu vực TOD, thành phố được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với một số khoản thu để tái đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Chia sẻ về Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Lê Trung Hiếu, Phó giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội – thành viên Tổ soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho biết, việc thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) có thể xem như Quốc hội, Chính phủ đã trao cho Hà Nội một chiếc “chìa khóa vàng”.

“Chiếc “chìa khóa vàng” ấy sẽ mở cánh cửa vượt thoát khỏi những khó khăn, vướng mắc đã kéo dài hàng thập kỷ, kìm bước sự phát triển về hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị”, ông Hiếu nhìn nhận.

Ông Hiếu cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy đường sắt đô thị, TOD phát triển.

Những tồn tại, bất cập thực tế đã được các chuyên gia chỉ rõ như: Thiếu quy định về thu hồi giá trị đất đai trong khi làm đường sắt đô thị; thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chung; bị ràng buộc bởi quá nhiều thủ tục hành chính gây khó khăn cho các dự án đường sắt đô thị.

Tất cả những vấn đề đó sẽ được giải quyết về cơ bản căn cứ trên những quy định của Luật Thủ đô mới, khi Hà Nội được trao quyền tự quyết trong việc đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị.

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) là giải pháp quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khỏe cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Theo ông Hiếu, tại khoản 1 Điều 37, thẩm quyền về đầu tư tại Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa ra khái niệm: “Dự án trọng điểm của Thủ đô là dự án có quy mô lớn, có vai trò tạo động lực, sức lan tỏa, kết nối để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, Vùng Thủ đô và cả nước. HĐND TP Hà Nội quy định Danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô”.

Như vậy, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã trở thành căn cứ pháp lý vững chắc cho phép HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm, có ý nghĩa cấp bách với Thủ đô. Đây sẽ là giải pháp then chốt để rút ngắn thời gian thực hiện cho các công trình trọng điểm, nhất là đường sắt đô thị.

Hà Nội chủ động hoàn toàn trong giải phóng mặt bằng

Bên cạnh đó, Luật Thủ đô cho phép HĐND TP Hà Nội quy định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công và quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án: Đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng.

Hà Nội có

Luật Thủ đô (sửa đổi), được kỳ vọng sẽ tạo đột phá phát triển đường sắt đô thị.

Dự án sử dụng ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài giao thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước kết hợp với nguồn vốn ngoài ngân sách; dự án đầu tư công liên tỉnh nằm trong vùng Thủ đô.

Phó giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Lê Trung Hiếu cũng cho biết, tại khoản 1 Điều 38, Luật Thủ đô (sửa đổi) được xem như liều thuốc tăng lực rất mạnh với nội dung: “Tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập”.

Đồng thời, khoản 2 Điều 38 cũng nêu rõ, căn cứ chủ trương đầu tư dự án tổng thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của thành phố quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 

Quyết định đầu tư là căn cứ để bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm, đồng thời là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thành phố ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất.

“Như vậy nút thắt giải phóng mặt bằng vốn gây chậm tiến độ hàng loạt dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội đã được tháo gỡ. TP Hà Nội có thể chủ động hoàn toàn trong giải phóng mặt bằng cũng như thời điểm thực hiện dự án”, ông Hiếu nói.

Cần hỗ trợ để hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị trong Thủ đô

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với những nội dung của Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này.

Ông cho biết, hầu hết ở các quốc gia đều có luật dành riêng cho Thủ đô, vì đây là trái tim của đất nước nên cần có những cơ chế hết sức đặc thù. 

Hà Nội có

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Quan trọng hơn, Thủ đô là trung tâm hành chính, chính trị, là bộ mặt quốc gia, do vậy những cơ chế, chính sách phải được phân cấp mạnh mẽ cho lãnh đạo Thủ đô để có quyết sách sớm, điều chỉnh ngay những bất hợp lý mà không phải chờ thủ tục xin ý kiến Chính phủ.

Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định, việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại Thành phố được ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững và được thực hiện các quy định sau:

HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD theo phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn; quyết định việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập;

UBND TP Hà Nội quyết định đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD, quyết định đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thành phần, quyết định đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

Nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định các dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện tương tự như dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

UBND TP Hà Nội được quyết định lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến đường sắt đô thị của thành phố.

Ông Ngân nhìn nhận các nội dung của Luật Thủ đô được thông qua rất toàn diện và bày tỏ sự quan tâm đến phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy, quản lý đô thị và mở rộng không gian phát triển Thủ đô.

Theo ông Ngân, những phân cấp đó sẽ giúp Hà Nội giảm tắc nghẽn về giao thông, hạ tầng, bệnh viện, trường học… giúp mở rộng không gian phát triển, giảm được mật độ dân số ở khu vực trung tâm.

“Cần có hỗ trợ để hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị trong Thủ đô, mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm”, ông Ngân nói.

Theo ông Trần Hoàng Ngân, TP Hà Nội có kế hoạch mở rộng năm không gian phát triển đô thị, ngoài đô thị trung tâm còn có bốn đô thị vệ tinh nên cần phải có kết nối hạ tầng.

“Muốn kết nối hạ tầng thì phải có nguồn lực, phải có phân cấp mới làm nhanh được. Luật Thủ đô sửa đổi đã đẩy mạnh phân cấp để giải quyết những vấn đề đang đặt ra của thành phố”, ông Ngân nhấn mạnh.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-co-chia-khoa-vang-phat-trien-duong-sat-do-thi-192240630174135979.htm

Cùng chủ đề

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến nay, nhà thầu SCC đã lắp đặt thành công 2 đoạn nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại vị...

Hoàn thành lắp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại metro số 1

Tối 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, ngày...

9 cầu bộ hành kết nối nhà ga metro số 1 về đích trong tháng 10/2024

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến nay, nhà thầu SCC đã lắp đặt thành công 2 đoạn nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại vị...

HĐND thành phố Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô

Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 11/KH-HĐND về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024. Quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Thủ đô Đẩy nhanh và có hiệu quả việc triển khai thi hành Luật Thủ đô Mục...

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũLũ vừa rút, đoàn y bác...

Không hy sinh môi trường khi làm dự án cảng Cần Giờ

Phân kỳ hợp lýTheo đó,Phó thủ tướng lưu ý việc đầu tư xây dựng...

Hoàn thành lắp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại metro số 1

Tối 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, ngày...

Đường đến sân bay Long Thành chưa nâng cấp được vì chờ đấu giá đất

Tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch nâng cấp nhiều đường nội tỉnh gồm...

Hủy gần 80 chuyến tàu do bão lũ, đường sắt thiệt hại 28 tỷ đồng

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, do ảnh hưởng bão số 3...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão lũ,...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Cùng chuyên mục

Xây cầu Phong Châu, liệu sập cầu có phải chỉ do bão Yagi

Cầu Phong Châu bị sập, đương nhiên phải xây mới để bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân. Một chiếc cầu bắc qua sông hỗ trợ sinh hoạt, buôn bán, kinh doanh dịch vụ của hàng vạn người dân.Nhiều ý kiến không ủng hộ sửa lại cầu cũ đã bị sập, mà xây mới hoàn toàn, bảo đảm các yếu tố hiện đại, mỹ thuật, chất lượng và an toàn.Nhưng chuyện nào ra chuyện đó, xây...

Dự báo thời tiết 17/9/2024: Bão số 4 hình thành trên Biển Đông, mưa to khắp 3 miền

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 19h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc, 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h. Dự báo đến 19h hôm nay 17/9, áp thấp nhiệt...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Vì sao siêu bão xuất hiện ngày một nhiều?

Siêu bão Yagi chỉ là một phần của loạt hiện tượng thời tiết cực đoan mà thế giới phải đối mặt trong vài năm qua dưới tác động của biến đổi khí hậu. Gió giật mạnh từ siêu bão Beryl gây khó khăn cho các sĩ quan cảnh sát khi giải quyết vụ một xe đầu kéo bị lật tại Freeport, Texas - Ảnh: REUTERS Theo Đài Euro News, dù có sức tàn phá dữ dội, siêu bão Yagi mới chỉ là cơn...

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

NDO - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội...

Mới nhất

Quảng cáo tỉ USD cho bầu cử tổng thống Mỹ liệu có tác dụng?

Ngân sách dành cho quảng cáo trong bầu cử Mỹ đang trên đà tăng vọt, dù vẫn chưa rõ hiệu quả của những chiến dịch này trong việc tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ. Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ thuê biển billboard ở Philadelphia (bang Pennsylvania) với nội dung chỉ trích ứng viên tổng...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội...

Thượng Hải (Trung Quốc) hứng bão mạnh nhất trong 75 năm

Sáng 16-9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1, với sức gió tối đa đạt 151km/giờ ở gần mắt bão, Bebinca đã tấn công thành phố gần 25 triệu dân vào khoảng 7 giờ 30 sáng (giờ địa phương). Đây được xem là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào...

Tột cùng nỗi đau anh công nhân mất 5 người thân vì sạt lở, đám tang làm bên chuồng trâu

Vợ chồng Sùng A Giàng và em gái (Phìn Chải 2, xã A Lù, Bát Xát, Lào Cai) đang ở nhờ chuồng trâu hàng xóm chịu tang 5 người thân đã mất vì sạt lở. Sùng A Giàng đang ở tạm chuồng trâu nhà hàng xóm để chịu tang 5 người thân trong gia đình - Ảnh: VŨ TUẤN Đám tang...

Vì sao siêu bão xuất hiện ngày một nhiều?

Siêu bão Yagi chỉ là một phần của loạt hiện tượng thời tiết cực đoan mà thế giới phải đối mặt trong vài năm qua dưới tác động của biến đổi khí hậu. Gió giật mạnh từ siêu bão Beryl gây khó khăn cho các sĩ quan cảnh sát khi giải quyết vụ một xe đầu kéo bị lật tại...

Mới nhất