Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng,...

Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi


Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi

Ngày 14/10, Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi năm 2024.

Trong buổi tiêm đầu tiên, công tác tiếp đón, khám, tư vấn, tiêm chủng, theo dõi sau tiêm được các điểm tiêm thực hiện nghiêm túc, bố trí hợp lý, an toàn, quy trình một chiều.





Ngày 14/10, Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi năm 2024.

Nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng cho chiến dịch, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã.

Ngay trong ngày đầu tiên diễn ra chiến dịch, 8 quận, huyện triển khai tiêm chủng gồm: Long Biên, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thường Tín, Đông Anh, Hoài Đức, Sơn Tây, Thạch Thất. Các địa phương còn lại sẽ triển khai tiêm chủng trong các ngày tiếp theo.  

Theo Sở Y tế Hà Nội, qua rà soát thống kê, toàn TP dự kiến có khoảng 70.000 đối tượng thuộc diện tiêm chủng là trẻ từ 1-5 tuổi đang sống trên địa bàn Hà Nội và các nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi trên địa bàn chưa được tiêm đủ mũi theo quy định.

Trong ngày đầu Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng dịch sởi, tại các điểm tiêm chủng, đông đảo trẻ trong độ tuổi được phụ huynh hưởng ứng, đưa tới tiêm đầy đủ.

Trước đó, UBND TP.Hà Nội ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn năm 2024.

Theo đó, đối tượng được tiêm vắc-xin trong kế hoạch này là trẻ từ 1 đến 5 tuổi đang sống trên địa bàn Hà Nội và các nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi trên địa bàn thành phố chưa được tiêm đủ mũi theo quy định.

Kế hoạch ngoại trừ đối tượng đã được tiêm vắc-xin có chứa thành phần sởi hoặc tiêm vắc-xin sởi – rubella (MR) hay vắc-xin có chứa thành phần sởi và rubella trong vòng 1 tháng trước khi triển khai tiêm và đối tượng đã tiêm đủ mũi vắc-xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Thời gian triển khai tiêm trong quý III-IV năm 2024, sau khi Bộ Y tế cung ứng vắc-xin tại tất cả 579 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố.

Địa điểm tổ chức tiêm là tại trạm y tế; trường mầm non, mẫu giáo và các điểm tiêm chủng lưu động khác tùy thuộc tình hình thực tế tại địa phương.

Mục tiêu đặt ra là trên 95% trẻ 1-5 tuổi đang sống ở Hà Nội chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vắc-xin phòng bệnh sởi – rubella (MR).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao. WHO cũng khuyến cáo tại các tỉnh, thành có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi, cần triển khai tiêm chủng chiến dịch. Các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch.

Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có chùm ca bệnh không để dịch lan rộng.

Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh sởi, bệnh khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm càng nhanh càng tốt.

Bộ Y tế đánh giá có 18 tỉnh, thành nằm trong nhóm nguy cơ bùng phát dịch như: TP.HCM, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk… Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã ghi nhận hơn 500 ca mắc sởi, trong đó 3 trường hợp tử vong.

Trước tình hình ấy, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch sởi năm 2024. Chiến dịch này sẽ tiêm vắc-xin sởi cho trẻ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ; nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh có điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Ưu tiên tiêm trước cho nhóm từ 1-5 tuổi. Nhóm tuổi cụ thể tiêm chủng do các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương, điều kiện cung ứng vắc-xin, nguồn lực của địa phương và trao đổi thống nhất với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực.

Các địa phương sẽ chủ động điều tra lập danh sách tiêm là trẻ thuộc nhóm đối tượng từ 1-10 tuổi bao gồm cả trẻ vãng lai đang có mặt tại địa phương, mỗi trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vắc-xin sởi – rubella (MR).

Ngoại trừ trẻ đã được tiêm vắc-xin có chứa thành phần sởi hoặc MR hoặc vắc-xin có chứa thành phần sởi và/hoặc rubella trong vòng một tháng trước khi triển khai tiêm (có bằng chứng được tiêm thể hiện trên phiếu, sổ tiêm chủng, phần mềm quản lý tiêm chủng); trẻ đã tiêm đủ mũi vắc-xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Mục tiêu của chiến dịch này là làm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.

Mục tiêu cụ thể là 95% trẻ thuộc nhóm chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vắc-xin sởi – rubella.

Thời gian tiêm là quý 3 – 4 năm 2024, triển khai sớm ngay sau khi vắc-xin được cung ứng.

Phạm vi triển khai trong giai đoạn 1 là 135 quận, huyện tại 18 tỉnh thành gồm Hà Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Gia Lai, TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang.

Giai đoạn 2 sẽ bổ sung địa bàn triển khai căn cứ vào kết quả rà soát, thống kê của các tỉnh, thành phố và đề xuất của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực căn cứ vào tình hình dịch sởi tại thời điểm rà soát để bổ sung các tỉnh, quận, huyện, xã triển khai.

Các chuyên gia y tế cho rằng, sởi được coi là mối đe dọa toàn cầu bởi virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae có tính lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong cộng đồng hoặc thậm chí xuyên biên giới.

Sởi nguy hiểm bởi chúng không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn khiến người bệnh có nguy cơ viêm nhiễm hệ thống thần kinh, rối loạn hệ vận động, tổn thương đa cơ quan trong cơ thể, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài thậm chí là suốt đời cho người bệnh như viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, mù lòa…

Bên cạnh đó, sởi còn đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch, phá hủy trung bình khoảng 40 loại kháng thể có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.

Ở trẻ em, một nghiên cứu của nhà di truyền học Stephen Elledge tại Đại học Havard vào năm 2019 đã chỉ ra sởi loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể bảo vệ ở trẻ em.

Tức khi mắc bệnh sởi, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị phá hủy và thiết lập trở lại trạng thái ban đầu non nớt, chưa hoàn thiện như đứa trẻ vừa sinh ra.

Để giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn chặn dịch sởi quay trở lại, WHO nhấn mạnh tiêm chủng là biện pháp duy nhất để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng này. Các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải đạt được và duy trì tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc-xin sởi.

Trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng nề, hiệu quả vượt trội đến 98%.

Bên cạnh đó, mỗi người cần chủ động vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiệu mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh sởi (sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban khắp cơ thể), cần nhanh chóng đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời





Nguồn: https://baodautu.vn/ha-noi-chinh-thuc-trien-khai-chien-dich-tiem-chung-vac-xin-phong-chong-dich-soi-d227441.html

Cùng chủ đề

Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng

Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công "dân văn phòng"Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng Theo bác sỹ...

TP.HCM được tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi

Bộ Y tế chính thức phê duyệt việc triển khai vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM, nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại. Bộ Y tế cũng chỉ đạo...

Dịch sởi đang tăng cao

Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong...

Cần Thơ tổ chức tiêm vắc xin sởi bổ sung lần 2

Ngày 31-10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cho biết sẽ tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi bổ sung lần 2 cho trẻ em từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi. ...

Ca mắc sởi từ các tỉnh đến khám và điều trị tại TP.HCM tăng mạnh

Mặc dù số ca mắc sởi tại TP.HCM đã có dấu hiệu "hạ nhiệt" thế nhưng số các mắc sởi từ các tỉnh xung quanh đến khám và điều trị tại TP đang tăng mạnh. Ngày 29-10, Sở Y tế TP.HCM cho hay trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt

DNVN - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt. ...

Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Khởi động lại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, đã hoàn thành trên 90%

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 đã được triển khai xây dựng từ năm 2015. Trong quá trình thực hiện dự án, thi công, tổ chức thực hiện hợp đồng có nhiều vướng mắc liên quan. Đầu năm 2021 dự án đã tạm dừng thi công. Từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được những...

Người phụ nữ 39 tuổi bị đột quỵ sau 5 ngày đau đầu

GĐXH – Theo các bác sĩ, đau đầu kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất của huyết khối tĩnh mạch não, xảy ra ở gần 90% trường hợp. ...

Thủ tướng chỉ đạo bàn giao cơ sở hai của BV Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong vòng 6 tháng nữa, Bộ Y tế phải hoàn thiện, bàn giao cơ sở của hai bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức.  Sáng nay, 9/11, kết luật về vấn đề liên quan đến cơ sở hai của hai bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Thủ tướng yêu cầu trong vòng 6 tháng nữa, Bộ Y tế phải hoàn thiện, bàn giao cơ sở...

Cách nhún vai giảm đau cổ vai gáy

Nhún vai tác động vào cơ thang trên, nhằm tăng cường cơ vai, cải thiện tư thế đồng thời giảm căng thẳng, giảm đau cổ vai gáy, nhất là ở những người phải ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính. ...

Mới nhất

Đánh bom ở ga xe lửa Pakistan, ít nhất 24 người chết

(CLO) Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong vụ đánh bom tại một nhà ga xe lửa ở Quetta, tây nam Pakistan vào ngày...

Bắt trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu

Chiều 9/11, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động thông tin về việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phú Vinh (SN 1968, ngụ TP...

Ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu về Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(CLO) Chiều 9/11, tại Khu đô thị Eco Central Park TP Vinh, Báo Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu Cao trào Xô viết Nghệ...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo...

Mới nhất