Trang chủNewsNhân quyềnGóc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường


Để lan tỏa triết lý nhân sinh, vì con người, vì môi trường, chùa Long Hưng (Đông Anh, Hà Nội) đang triển khai Dự án “Vì tương lai xanh” từ tháng 7/2023. Dự án phát động phong trào đổi rác lấy sách. Trong đó, mọi người tham gia tự phân loại rác thải ở nhà và đem tới chùa để đổi lấy sách và những vật phẩm tái chế cần thiết.

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có buổi trao đổi với Đại đức Thích Vạn Lợi – chùa Long Hưng (Đông Anh, Hà Nội) về góc nhìn của Phật giáo đến việc bảo vệ môi trường hiện nay.

PV: Thưa Đại đức, hiện nay trái đất đang nóng lên cùng với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng tiêu cực đến con người, đến môi trường. Đại đức nhìn nhận vấn đề này như thế nào dưới góc nhìn Phật giáo?

Đại đức Thích Vạn Lợi: Từ xưa đến nay, Phật giáo luôn được coi là một tôn giáo chú trọng đến việc phát triển đời sống tinh thần của nhân dân nhưng nói Phật giáo có liên quan đến môi trường thì hầu như đông đảo mọi người đều chưa nhận biết được rõ ràng. Thực ra, Phật giáo liên quan rất nhiều đến môi trường, bởi về lý sâu xa, đạo Phật là đạo của từ bi hỷ xả, của trí tuệ, khi con người nhìn nhận mọi sự việc, mọi vấn đề trong cuộc sống theo tính từ tâm, bác ái thì chúng ta sẽ không muốn gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

anh-1(3).jpg
Đại đức Thích Vạn Lợi – Chùa Long Hưng (Đông Anh – Hà Nội) cho biết về quan điểm Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường

Những việc như chặt cây, đốt rừng, xẻ núi, tàn sát động vật đều gây tổn hại đến môi trường, gây ra những hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu,… ảnh hưởng đến chính sự sinh tồn và phát triển không chỉ của thiên nhiên, trái đất mà còn gắn liền với đời sống của mỗi chúng ta.

Khi chúng ta biết áp dụng đạo Phật để sống với tâm yêu thương rộng lớn đến muôn loài, sống với từ bi hỷ xả, yêu thương chính mình, yêu thương mọi người, yêu thương nhân loại, yêu thương môi trường sống, yêu thương trái đất,… thì tự tâm thức của chính chúng ta đã muốn bảo vệ, tạo dựng nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.

PV: Theo Đại đức, quan điểm của Phật giáo trong bảo vệ môi trường sẽ tác động như thế nào đến con người?

Đại đức Thích Vạn Lợi: Trong Phật giáo có một quan điểm là đầu thai kiếp sau, chuyển kiếp luân hồi. Nếu chúng ta đầu thai kiếp sau đến trái đất này mà trái đất hiện nay lại do chính bản thân chúng ta đã phá hủy tan nát đi từ những kiếp sống trước thì chúng ta làm sao sống cho trọn vẹn được trong kiếp sau hay những kiếp sống sau nữa? Ví dụ như, bây giờ nếu chúng ta sống không biết bảo vệ môi trường thì việc con người bị ảnh hưởng từ những hành động xấu mình “gieo” ở hiện tại sẽ đến không sớm thì muộn; Không những thế, những nhân giống xấu trong việc tàn phá, hủy hoại môi trường sống sẽ còn tích lũy đến cả đời con cháu chúng ta.

Do vậy, việc bảo vệ môi trường cần xuất phát từ trái tim chân thật, sự hiểu biết chân thật để bản thân mỗi chúng ta khi làm công việc bảo vệ môi trường hay những việc công đức tốt đẹp khác đều có thể giúp cho mọi người sống có ích hơn.

Đức Phật dạy rằng, không được chặt cây cao quá đầu mình. Nếu như cần thiết lắm phải chặt cây cao thì 3 ngày liên tiếp hàng ngày phải lạy với cái cây đó và “Tôi xin lỗi, bởi chỗ này buộc phải xây căn nhà,… xin lỗi cây” rồi 3 ngày sau mới được chặt cái cây này.

PV: Chùa Hưng Long đã áp dụng giáo lý của Phật pháp trong bảo vệ môi trường như thế nào, thưa Đại đức?

Đại đức Thích Vạn Lợi: Việc bảo vệ môi trường tại chùa Long Hưng cũng áp dụng giáo lý của đạo Phật. Ngoài việc phân loại rác tại nguồn, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp, trồng nhiều cây xanh thì chùa Long Hưng còn đang triển khai dự án “Vì tương lai xanh” để nâng cao nhận thức của phật tử về phân loại rác, thu gom, tái chế rác.

chua-long-hung-1.jpg
Góc giới thiệu Dự án Vì tương lai xanh ở chùa Long Hưng

Ngày 23-24/9 vừa qua, Dự án được phổ biến rộng rãi đến đông đảo Phật tử, quần chúng trong chương trình Pháp thoại tại chùa để lan tỏa ý nghĩa của dự án này.

Trong các buổi Pháp thoại và các buổi giảng Pháp thường xuyên của chùa Long Hưng, Tổ đình Vĩnh Nghiêm, nhà chùa còn mời các vị Hòa thượng, Thượng tọa có kinh nghiệm thực chứng trong tu tập cũng như có sự hiểu biết rất sâu sắc về Phật giáo, về xã hội, về tâm lý, về giáo dục học và đạo đức học để giảng dạy, chia sẻ cho mọi người nên qua đó, hy vọng là mọi người được tiếp cận những năng lượng trong chính những điều hay lẽ phải….

Xin trân trọng cảm ơn thầy!

Kể từ ngày thành lập (tháng 7/2023) tới nay, dự án “Vì tương lai xanh” chùa Long Hưng đã thu gom được hơn 10.000 chai nhựa, và hơn 2 tấn giấy, bìa carton. Dự án còn cung cấp túi rác 3 màu cho người dân sử dụng và hướng dẫn người dân phân loại rác. Rác tái chế gồm chai nhựa, giấy bìa được làm sạch và đưa đến cơ sở tái chế. Đối với những rác thải nguy hại hoặc khó xử lý, Dự án sẽ hỗ trợ thu mua và đem đến những đơn vị, cơ sở xử lý rác thải công nghiệp.

Trong thời gian tới, Dự án sẽ xây dựng một ứng dụng trên điện thoại di động để liên kết từ nơi thu gom, phân loại, tập kết rác đến nơi xử lý rác.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành thép trước thách thức từ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon

Cơ chế này tạo ra những cơ hội khả quan, nhưng cũng có nhiều rào cản nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và môi trường. Nhiều sức ép Trong những năm qua, thị trường thép Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, năm 2024 và 2025 chứng kiến sự thay...

Phát huy vai trò của tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong tham luận, Thượng Chánh Phối Sư Huỳnh Thanh Phong nhấn mạnh, bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) là trách nhiệm chung của toàn dân, toàn xã hội, trong đó...

Công nhận trên 1.700 khu dân cư thân thiện với môi trường

Ngày 16/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM cho biết, sau 2 năm phối hợp với các đơn vị địa phương triển khai Kế hoạch xây dựng các Khu dân cư xanh, sạch, thân thiện với môi trường,...

Xây dựng thành công hơn 1.700 khu dân cư thân thiện môi trường

Báo cáo tại hội nghị chủ đề trên do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM tổ chức chiều 27/6, đại diện Mặt trận thành phố cho biết, giai đoạn 2022 - 2024 thành phố đã phối hợp...

Mít tinh hưởng ứng ‘Tháng hành động vì môi trường’ năm 2024

Theo đó, Ngày Môi trường Thế giới năm nay (5/6) được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”. Vì vậy, Ngày Môi trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công thương không đề xuất thí điểm quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới

(TN&MT) – Trả lời chất vấn về việc Bộ Công thương muốn thí điểm để quản lý tốt hơn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá thế hệ mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương và cá nhân Bộ trưởng không đề xuất tiếp tục thí điểm đề án này. Và cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương luôn từ chối cấp phép kinh doanh, cấp đăng ký thông báo cho...

Ông Nguyễn Đức Trung được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Chiều 11/11, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XIX, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với số phiếu đạt 100% đại biểu tham dự. ...

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm “nóng” Nghị trường, Bộ trưởng Y tế mong muốn có Nghị quyết cấm

(TN&MT) - Trả lời chất vấn đại biểu chiều 11/11, Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh về số người sử dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ. Đồng thời, người đứng đầu ngành Y tế đề xuất có Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung...

Sử dụng hình ảnh bác sĩ, y sĩ để quảng cáo là sai quy định

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, hiện nay việc quảng cáo liên quan đến thuốc, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm đã có đầy đủ các quy định của pháp luật. Việc sử dụng hình ảnh của các bác sĩ, y sĩ các cơ sở y tế để quảng cáo là không được phép, sai quy định. ...

Việc điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ rất hợp lý

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời gian qua rất tốt, hợp lý. Chính sách tiền tệ đã được điều hành chủ động, kịp thời, linh hoạt và hiệu quả; chính sách tài khóa được thực hiện mở rộng và hợp lý nên kết quả đạt được trong thời gian qua tốt, vượt thu ngân sách tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. ...

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

Phát triển kinh doanh sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong bối cảnh công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển, việc đưa các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) lên các sàn thương mại điện tử; triển khai kinh doanh, quảng bá sản phẩm OCOP trên các nền tảng trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã...

Đến du lịch Quảng Bình vào mùa mưa có những trải nghiệm hấp dẫn gì?

(NLĐO) – Mùa mưa có thể không phải là lựa chọn phổ biến cho du khách khi đến Quảng Bình du lịch, nhưng sẽ mang đến cảm...

Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi – Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12

Bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, Biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12 trong sáng nay, nhưng dự báo sẽ tan luôn trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của áp...

Nơi kết nối, thúc đẩy cung cầu sản phẩm OCOP

Nhiều tỉnh, thành phố đem các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng… giới thiệu, quảng bá tại Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP) vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ sản phẩm OCOP là hoạt động cụ thể hóa thỏa...

Hòa An chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hòa An triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là nông sản chủ lực, tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ;...

Mới nhất