Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong ‘mạng nhện’ chính sách


Trong các ngày 19 và 20.10, tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT tổ chức một số cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý cho việc xây dựng dự thảo đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách  - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn (phải) chủ trì hội thảo tại Đà Nẵng về việc góp ý để hoàn thiện dự thảo đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, các trường ĐH và các chuyên gia cũng như Bộ GD-ĐT có trách nhiệm để xã hội nhận thấy nếu không thay đổi thì những khó khăn đang gặp phải là nguy cơ cho chiến lược phát triển của đất nước. Phát triển nguồn lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, rồi trở thành đất nước có thu nhập trung bình cao năm 2030…, tất cả các mục tiêu đó có nguy cơ không đạt được nếu GD ĐH không thay đổi. Cho nên nội dung đề án phải chỉ ra những “điểm nghẽn” thực sự mà nếu không thay đổi thì sẽ dẫn đến hậu quả. Khi phát hiện được rồi, việc còn lại là tìm giải pháp giải quyết đúng cái “điểm nghẽn” đó thì cũng không quá khó.

NHIỀU VƯỚNG MẮC TRONG PHÂN CHIA QUYỀN HẠN

Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các nội dung liên quan tới vấn đề hội đồng trường (HĐT), cần phải xác định vấn đề gốc khi tự chủ là quá trình phân quyền. Phải xác định việc phân quyền đó lấy ở đâu. Nếu phân quyền mà không xác định được quyền đó lấy ở đâu thì sẽ có chuyện tranh chấp quyền lực trong nội bộ của một tổ chức, từ đó dẫn đến xung đột, mà trên thực tế một số đơn vị đã vướng phải.

GS Thanh lưu ý quyền hạn của HĐT phải lấy từ sự ủy thác từ cơ quan quản lý, nhưng lại chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan quản lý. “Nếu chúng ta ủy thác mạnh hơn cho HĐT thì HĐT mới thực quyền. Thành viên HĐT phải là những người có thực quyền chứ không chỉ là đại diện theo kiểu mặt trận cho đầy đủ các thành phần như khi vận hành. Nó sẽ diễn ra sự tranh chấp quyền lực trong HĐT và ban giám hiệu”, GS Thanh nói.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 2.

Hiệu trưởng, lãnh đạo các trường ĐH trong phiên họp toàn thể Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH tại TP.HCM. Cần giải quyết những vướng mắc về quyền hạn giữa chủ tịch HĐT và hiệu trưởng.

ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

Vẫn theo GS Thanh, nguyên tắc quản lý phân quyền là quyền lực nhà nước các lĩnh vực khác nhau giao cho các bộ ngành khác nhau, quyền lực đó được chuyển vào các tổ chức đệm như HĐT. Hiện nay HĐT không được ủy thác các quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan mà đang sử dụng một số phần quyền lực của Đảng ủy và một số quyền lực của ban giám hiệu. “Cái bánh quyền lực (xin được tạm gọi như thế) trước đây vốn dĩ đã nhỏ vì phân quyền chưa đủ mạnh, giờ đây có sự tranh chấp về quyền liên quan tới quyền quyết định nên dẫn tới các câu chuyện khác về vấn đề quyền lợi”, GS Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên, PGS Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch HĐT ĐH Hà Nội, cho rằng chủ tịch HĐT và các thành viên cốt cán HĐT cần phải có quan điểm rõ ràng: HĐT vai trò quản trị, đừng đòi tham gia việc quản lý. “Nhiều lúc chỉ vì chủ tịch HĐT muốn tham gia vào công tác quản lý của trường, một số việc đáng lẽ giao cho hiệu trưởng, ví dụ bổ nhiệm một trưởng phòng hay trưởng khoa, HĐT giao cho hiệu trưởng bổ nhiệm theo nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ, thì sẽ giải quyết được những vướng mắc khó khăn trong mối quan hệ giữa HĐT và ban giám hiệu hiện nay”, ông Thạch nêu vấn đề.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 3.

Mục tiêu của đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030 là phải tạo ra nguồn lực cho các trường ĐH phát triển

PHẢI TẠO RA NGUỒN LỰC CHO CÁC TRƯỜNG ĐH PHÁT TRIỂN

Theo GS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch HĐT ĐH Thái Nguyên, trong 3 quyền tự chủ (tài chính, bộ máy, học thuật) thì đề án cần cố gắng làm rõ: tài chính và bộ máy là phương tiện để đạt đến cái cuối cùng là tự do sáng tạo, tự do học thuật, cống hiến của ĐH với đất nước. Từ đây giải tỏa cách suy nghĩ cho một số bộ ngành có liên quan tới việc quản lý tiền, để họ hiểu rằng nếu hai vấn đề tài chính và tổ chức – bộ máy thông thoáng được thì trường ĐH đủ sức tồn tại.

Hành động rất cụ thể là có thể cho các hiệu trưởng vay một khoản tiền “ra tấm ra món” vào đầu nhiệm kỳ, để họ có thể làm được việc trong nhiệm kỳ của mình. “Mở đầu nhiệm kỳ thì hiệu trưởng cùng với HĐT suy nghĩ để cùng nhau xem cần phải làm được gì. Hiện nay trường ĐH chỉ tích lũy được vài chục hay vài trăm tỉ đồng, được năm nào chi năm đó, cuối cùng hết mất. Nếu nhà nước cho hiệu trưởng vay tiền để hiệu trưởng có được một nguồn lực tài chính lớn thì rất tốt”, GS Quang đề xuất. Nhưng GS Quang cũng lưu ý: “Trong một hệ thống mạng nhện về chính sách thì con đường đi bằng việc soạn một đề án như thế này là ổn, nhưng sớm hay muộn cũng phải sửa luật GD ĐH”.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch HĐT ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, sở dĩ Chính phủ cho tự chủ là bởi các trường thiếu nguồn lực. Cho nên mục tiêu của đề án này là phải tạo ra nguồn lực cho các trường ĐH phát triển. “Nguồn lực thứ nhất là tiền. Tiền nhà nước không cấp. Để có nguồn lực tiền thì phải được tự quyết định học phí. Trường ĐH Công nghệ tự chủ rồi, nhà nước không cấp rồi, nhưng học phí không tăng, trong khi đó đào tạo tốt. Trường khác được thu 60 triệu, Trường ĐH Công nghệ chỉ được thu 20 triệu là bất công”, GS Đức bày tỏ.

TỰ CHỦ TRONG TÌNH TRẠNG ‘NÉM ĐÁ DÒ ĐƯỜNG’

PGS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho rằng một trong những vướng mắc lớn nhất là hệ thống chưa đồng bộ, chưa nhất quán. Các trường tham gia tự chủ hiện nay cứ như là “ném đá dò đường”. Chính sách thuế với các trường tự chủ đến giờ cũng không biết có gì hay không! Bên cạnh các lĩnh vực được tự chủ mạnh mẽ thì một số lĩnh vực, đặc biệt là về tự chủ học phí đang vướng. Trường ĐH vừa được tự chủ xong thì bị cắt ngân sách, nhưng học phí mấy năm vừa rồi không cho tăng. “Đã cắt ngân sách thì phải cho tự chủ về học phí”, PGS Vũ bức xúc.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 4.

Theo đại diện các trường ĐH, bên cạnh các lĩnh vực được tự chủ mạnh mẽ thì một số lĩnh vực, đặc biệt là về tự chủ học phí đang vướng

TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, nhất trí cao với ý kiến của PGS Vũ khi nói về chính sách thuế chưa rõ ràng. Vì chưa rõ ràng mà khi cơ quan thuế vào thanh kiểm tra ở đơn vị nào thì đơn vị đó chịu hậu quả tương đối nặng. Trong giai đoạn 2019 – 2022, do bị Covid-19, các trường đều rất khó khăn, đồng thời rất lo lắng vì chưa biết tương lai thế nào. Vì thế mà mỗi trường đều phải “thắt lưng buộc bụng” mỗi năm để lại một chút dành cho các năm sau, nhằm phòng chống rủi ro. Nhưng cái phần phòng chống rủi ro đó đã bị truy thu thuế.

“Một bất cập khác, khi thuế vào kiểm tra thì đã đề xuất thu thuế 2% với khoản học phí mà trường không thể hạch toán được theo kiểu lấy doanh thu trừ chi phí. Học phí chiếm 80 – 90% nguồn thu của các trường nói chung. Nếu giờ nhà nước thu thuế 2% thì thực chất nhà trường phải thu của người học. Trong khi đó, nhà nước không có chủ trương thu thuế của người học khi nộp cho các trường”, TS Hiệp cho biết. 

Điểm nghẽn về chính sách cơ chế tài chính

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, một trong những điểm nghẽn trong tự chủ ĐH hiện nay là chính sách cơ chế tài chính. Đây là quan điểm đầu tư và đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho phát triển thì nhà nước phải đầu tư, cũng như xã hội đầu tư thế nào để mang hiệu quả cao nhất, chứ không phải là cơ chế cào bằng.

Các trường không mong muốn việc để có mức tự chủ tài chính cao lại bị cắt kinh phí, bị hàng loạt thiệt thòi đi kèm theo như chính sách thuế, tiền sử dụng đất… Nó là sự bất công khi trường ĐH tự chủ, nhà nước không phải cấp chi thường xuyên nữa, nhưng lại phải trả rất nhiều thuế, không được ưu đãi nữa hoặc phải chịu nhiều cái thiệt thòi khác.

Do đó, quan điểm của Bộ GD-ĐT là không phải tự chủ thì có thể dồn gánh nặng nguồn lực tài chính của ĐH cho học phí và không cần ngân sách nhà nước. Nguồn lực nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo. Bởi vì nhà nước có lợi ích (lợi ích công). Người học cũng phải đầu tư. Nhưng nhà nước cũng phải đầu tư để mang lại lợi ích công. Chính Nghị quyết 29 đã khẳng định nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong phát triển GD ĐH.



Source link

Cùng chủ đề

Hiệu trưởng xin không nhận quà 20-11 mà đổi thành tập, sữa cho học sinh

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ xin không nhận hoa, quà ngày 20-11, mà đổi thành tập, sữa… cho học sinh. "Tuy nhiên, kinh phí của nhà trường chỉ có thể dừng lại ở việc trao...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày 20/11, mong nhận quà khác

Một hiệu trưởng ở TPHCM viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TPHCM vừa có thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày 20/11. Ông Thái mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.  Trong thư gửi mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp, ông Thái...

Bộ trưởng GD-ĐT: ‘Hà Nội phải hướng đến nền giáo dục thanh lịch’

Theo Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, nền giáo dục thủ đô phải hướng tới nền giáo dục thanh lịch. Ở đó, trường học phải là nơi an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục chửi bậy, không ép buộc học thêm. Sáng nay (12/11), Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt...

Phó Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh tình trạng hội đồng trường ĐH hoạt động kém hiệu quả

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh đối với các cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, để xảy ra tình trạng hội đồng trường hoạt động kém hiệu quả. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Thành Long về việc xử lý thông tin báo chí nêu về hội...

Bộ TT&TT phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có cả Thái Lan và…

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan nữ hoàng Pháp bị hành hình

Nhà đấu giá Sotheby's vừa bán ra chiếc vòng cổ đính kim cương được cho là liên quan vụ bê bối góp phần dẫn đến sự sụp đổ của hoàng hậu Marie Antoinette trong thời Cách mạng Pháp. ...

Khi các đầu bếp sao Michelin ‘múa bếp’ ở Việt Nam

Các đầu bếp sao Michelin không còn xa lạ với giới mộ điệu ẩm thực Việt Nam, hãy...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Từ vụ phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất, đừng biến đám cưới thành dịp để khoe khoang

Việc cha mẹ tặng của hồi môn cho con gái dịp đám cưới được xem là nét văn hóa ý nghĩa. Tuy nhiên, tặng làm sao để mọi người đồng cảm, người cho và người nhận không bị phiền như vụ 600 công đất. ...

Công an vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm đánh bầm tím chân học sinh lớp 6

Một nam sinh lớp 6 ở Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân sau khi va chạm với bạn trong tiết thể dục. Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác...

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng cho Đảng, Nhà nước

(ĐCSVN) - Đồng chí Phan Xuân Thuỷ chúc mừng và biểu dương Học viện Chính trị Khu vực III trong thời gian qua luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh giao. Học viện đã không ngừng nỗ lực, đổi mới trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm...

Nhiều ý kiến trái chiều về việc hiệu trưởng một số trường thông báo không nhận hoa, quà dịp 20/11

Tại TP.HCM, Trường TH Phan Văn Trị (quận 1), Trường THCS Nguyễn Văn Luông (quận 6) là 2 đơn vị đã ra thông báo không nhận hoa quà cho BGH, giáo viên, nhân viên nhà trường nhân dịp 20/11. ...

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Mới nhất

Gen Z ‘thiếu chuyên nghiệp’, chưa sẵn sàng cho công việc, nhà tuyển dụng ngại

Tại Mỹ, có thể nói sinh viên gen Z vừa tốt nghiệp đã tràn ngập thị trường lao động. Những bạn trẻ này đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh cam go, đồng thời còn bị các nhà tuyển dụng hoài nghi. ...

Từ vụ phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất, đừng biến đám cưới thành dịp để khoe khoang

Việc cha mẹ tặng của hồi môn cho con gái dịp đám cưới được xem là nét văn hóa ý nghĩa. Tuy nhiên, tặng làm sao để mọi người đồng cảm, người cho và người nhận không bị phiền như vụ 600 công đất. ...

Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 12/11, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024). Thiếu tướng Trần Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Chính trị; Đại tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn; Đại tá Đỗ Văn Dạo, Phó Chánh...

Khi nào cần tiêm thuốc chữa thoái hóa khớp gối?

Đau đầu gối và thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài thuốc uống, thuốc bôi, phương pháp điều trị không phẫu thuật còn bao gồm tiêm...

Mới nhất