Trang chủNewsThời sự"Giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân...

“Giữ lửa và truyền lửa” bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc


Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.



Tại buổi gặp mặt, báo cáo về những việc làm thiết thực trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các già làng, trưởng bản, nghệ nhân bày tỏ vui mừng vì Đảng, Nhà nước quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân thẳng thắn phản ánh những khó khăn trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có chính sách, tạo điều kiện tốt hơn, khen thưởng, động viên kịp thời những người, tổ chức tâm huyết, có công trong gìn giữ, trao truyền, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Thủ tướng phát biểu tại cuộc gặp mặt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu tại cuộc gặp mặt – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nguồn lực và sức mạnh mềm để phát triển đất nước



Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời chào thân ái, lời chúc sức khỏe, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu trong cả nước.

Thủ tướng bày tỏ rất vui mừng, xúc động được đón tiếp, gặp gỡ các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số-những người có nhiều thành tích đóng góp trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta, đúng vào Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) và nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, của đất nước, cả nước đang tưng bừng, hào hùng hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).

Thủ tướng nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc không chỉ là tài sản riêng của mỗi con người, vùng đất, quê hương, địa phương mà là tài sản chung của cả quốc gia, dân tộc, của toàn dân. Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng, là nguồn lực và sức mạnh mềm để phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. Mỗi dân tộc anh em đều gìn giữ kho tàng văn hóa quý báu, có bề dầy lịch sử và đậm đà bản sắc.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.



Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Văn hoá là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hoá còn thì Dân tộc còn, văn hóa mất thì Dân tộc mất”.

Thủ tướng khẳng định những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Các sản phẩm văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội; nhiều giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc anh em được kế thừa, bảo tồn, tôn tạo, phát huy cao nhất có thể; trong đó nhiều di sản có giá trị đặc biệt tiêu biểu đã được quốc tế công nhận và ghi danh

Hàng nghìn lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc được khuyến khích, tạo kiện thuận lợi và tổ chức rộng khắp hằng năm trên cả nước và được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng, hưởng thụ và cổ vũ để tiếp tục được phát huy.

Thủ tướng: "Giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc - Ảnh 1


Đại diện các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín phát biểu ý kiến tại cuộc gặp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín phát biểu ý kiến tại cuộc gặp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đời sống, môi trường văn hóa cơ sở phát triển lành mạnh, văn minh; nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được biểu dương, lan toả vào đời sống xã hội, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong giai đoạn mới, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.



Các sản phẩm văn hóa, lễ hội, di sản và môi trường văn hóa phát triển nhanh, bền vững đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng và phát triển 25 năm qua (từ năm 1999), dần trở thành “ngôi nhà chung”, nơi bảo tồn, phát huy, lan toả các giá trị văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em, mang đến cơ hội cho du khách trong và ngoài nước trải nghiệm các giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Năm nay, các hoạt động nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức với các hình thức phong phú, đổi mới, hiệu quả như giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc; triển lãm các sản phẩm văn hóa… 

128 “ngọn lửa” tiêu biểu của khối đại đoàn kết và cống hiến

Theo Thủ tướng, đạt được những thành tựu đó là nhờ sự lãnh đạo sát sao của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-nhà lãnh đạo luôn quan tâm tới phát triển văn hóa, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, trong đó có vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch-cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa; sự đồng lòng, hưởng ứng tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

“Đặc biệt là vai trò “giữ lửa” của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín-những điển hình tiêu biểu, gương mẫu, cốt cán, đã tham gia tích cực, đóng góp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, vận động đồng bào các dân tộc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, những phong tục, tập quán tốt đẹp, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, tích cực đóng góp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, Thủ tướng phát biểu.

Trong đó, 128 đại biểu dự cuộc mặt là 128 “ngọn lửa” tiêu biểu của khối đại đoàn kết dân tộc-những tấm gương điển hình dù ở độ tuổi, cương vị nào, ngành nghề nào, dù ở đâu cũng đều tỏa sáng tinh thần yêu nước, trách nhiệm, nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo; tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển văn hóa, phát triển đất nước.

Thủ tướng nhắc tới những già làng, trưởng bản, người có uy tín như: Ông Hoàng Chí Cốt (dân tộc Mông tỉnh Cao Bằng), ông Nguyễn Văn Viễn (dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình), ông Đàng Chí Quyết (dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận) – những người luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực vận động đồng bào, giáo dục con cháu trong dòng họ và cộng đồng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình, làng bản văn hóa.

Những già làng, người có uy tín của các dân tộc thiểu số rất ít người như ông Lò Văn Liên (dân tộc Cống tỉnh Điện Biên), ông Sìn Văn Doi (dân tộc Mảng tỉnh Lai Châu), ông Hồ Văn Sơn (dân tộc Chứt tỉnh Hà Tĩnh)-những người am hiểu về văn hoá dân tộc, luôn phát huy vai trò nòng cốt trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bà con, là cầu nối chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của bà con đến các cấp chính quyền.

Với các đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, Thủ tướng cho biết các cơ quan sẽ lắng nghe, tiếp thu và và sẽ có giải pháp kịp thời, hiệu quả - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Với các đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, Thủ tướng cho biết các cơ quan sẽ lắng nghe, tiếp thu và và sẽ có giải pháp kịp thời, hiệu quả – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Những nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú luôn nặng lòng với văn hoá truyền thống, văn hoá nguồn cội, như ông Lò Văn Lả (dân tộc Thái tỉnh Sơn La), ông Vi Văn Sang (dân tộc Khơ Mú tỉnh Yên Bái), bà Nguyễn Thị Quỳnh (dân tộc Kinh, tỉnh Bắc Ninh) – những người đã dành cả cuộc đời để sưu tầm, nghiên cứu, lưu giữ, biên soạn, thực hành di sản văn hóa dân tộc và luôn trăn trở, suy nghĩ tìm mọi cách trao truyền, hướng dẫn con cháu, các lớp thế hệ trẻ.



“Và còn rất nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu khác đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, sáng tác, luyện tập, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cho sự trường tồn và phát triển của đất nước”, Thủ tướng nêu rõ và thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả, đóng góp quan trọng mà những già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trên cả nước nói chung và các đại biểu có mặt tại buổi gặp mặt đã đạt được thời gian qua.

Thủ tướng cùng các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cùng các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn còn băn khoăn, trăn trở, lo lắng trước không ít khó khăn, thử thách đối với công tác bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc. Trào lưu đô thị hóa nông thôn cùng với quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn hóa đã làm không ít giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc có biểu hiện mai một.



Nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhất là của các dân tộc ít người chưa được bảo tồn và phát huy đúng mức. Nhiều di sản bị xâm hại, chưa có được những giải pháp toàn diện phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

Việc phát triển công nghiệp văn hóa; gắn kết, khai thác văn hóa gắn với phát triển du lịch, gia tăng giá trị kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân đã có bước phát triển mạnh nhưng còn chưa thực sự hiệu quả, thiếu cách làm mang tính đột phá.

Những biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa vẫn còn và diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ phận lớp trẻ có biểu hiện xa rời bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình hội nhập quốc tế cũng có mặt tác động không tốt đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa”

Thủ tướng nhấn mạnh: Văn hóa là những gì tinh túy, tinh hoa, cốt lõi nhất của dân tộc, của xã hội, của mỗi người. Văn hóa có tính dân tộc, khoa học và đại chúng. Văn hóa phải được thụ hưởng, tạo động lực, truyền cảm hứng bởi mọi người dân.

Đảng, Nhà nước ta xác định: Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là nguồn lực của sự phát triển, của sự nghiệp đổi mới. Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển. Xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội.

Thời gian tới, để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa” của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ trong phát triển văn hóa; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục văn hóa truyền thống, tích cực tích hợp chủ đề văn hóa truyền thống vào chương trình giáo dục cơ bản các cấp; đồng thời khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo trong lĩnh vực này.



Thứ hai, huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công-tư; khuyến khích sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp để phát triển văn hóa; phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.

Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa, khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo. Thúc đẩy tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội và sự kiện cộng đồng để tăng cường nhận thức và niềm tự hào về di sản.

Thứ ba tiếp tục hoàn thiện đầu tư xây dựng Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam với cơ chế quản lý phù hợp, xứng đáng là “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.

Thứ tư, nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách ưu đãi để khuyến khích già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín thực hiện hiệu quả chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

Thứ năm, thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển văn hóa; phát triển hạ tầng văn hóa, khẩn trương khắc phục các vùng lõm về điện và sóng tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh từ các nền văn hóa khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào Việt Nam.

Thủ tướng cho biết, ông cảm nhận sâu sắc được sự đam mê, niềm khát vọng cống hiến, ý chí, nỗ lực không mệt mỏi của các đại biểu trong sự nghiệp gìn giữ và phát triển nền văn hóa truyền thống, lâu đời, đậm đà bản sắc của dân tộc ta.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn; khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, không ngừng nêu gương sáng cho con cháu và cộng đồng, thực sự là những nhân tố tích cực trong việc bảo tồn, phát huy, trao truyền các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc.

Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác vận động đồng bào các dân tộc anh em cùng phát huy giá trị văn hóa giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo, cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, người dân thêm ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với truyền thống nghìn năm văn hiến và anh hùng của dân tộc ta.

Với các đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, Thủ tướng cho biết các cơ quan sẽ lắng nghe, tiếp thu và và sẽ có giải pháp kịp thời, hiệu quả.



Nguồn

Cùng chủ đề

Dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Việt Trung - Đức Anh  ...

Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường

Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Công Nguyên, (70 tuổi, dân tộc Mường) – Già làng bản Chiềng Lè, xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.PV: Thời gian tới,...

Ban chỉ đạo đề án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam hoạt động thế nào?

Bộ GTVT vừa trình Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự thảo...

Điểm tựa của đồng bào Dao ở Làng Câu

Giúp người dân thay đổi nhận thứcLà thôn vùng 135 của xã Tân Hợp, Làng Câu cách trung tâm xã hơn 7 km. Thôn có 142 hộ với trên 600 khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Những năm trước đây tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

đình chỉ quán bánh canh cá lóc

Theo đó, Cục ATTP nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc rượu xảy ra sau khi ăn và uống rượu tại quán bánh canh cá lóc Quảng Trị (địa chỉ: 882 hẻm 880 đường 30/4, phường 11, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), trong đó, có 6 người ăn. Đến thời điểm hiện tại, có 4 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu với các biểu hiện đau đầu, hoa...

Quảng Ngãi chi 146 tỷ đồng “tân trang” quảng trường và đường Phạm Văn Đồng

Sau một thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định, dự án nâng cấp, chỉnh trang trục đường Phạm Văn Đồng và quảng trường TP Quảng Ngãi đã chính thức khởi động.  Dự án nâng cấp, chỉnh trang trục đường Phạm Văn Đồng và quảng trường TP có tổng diện tích hơn 12 ha; kinh phí hơn 146 tỷ đồng gồm 2 phần là đầu tư, cải tạo quảng trường, hồ điều hòa và đầu tư, nâng...

Khai phá “mỏ vàng” du lịch Lạc Sơn

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km, với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, huyện Lạc Sơn được xem là trọng điểm du lịch Hòa Bình với nhiều dự án thu hút du khách đến tham quan, khám phá thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương. Tận dụng lợi thế tự nhiên và văn hóa địa phương, huyện Lạc Sơn đang nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, mang lại những giá...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Kinhtedothi - Sáng 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực...

Bài đọc nhiều

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Dự đoán kết quả AFF Cup 2024 – đội tuyển Việt Nam đấu Myanmar: Sẽ chiến thắng!

Đội tuyển Việt Nam được đặt niềm tin vào chiến thắng trước đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 diễn ra hôm nay. Niềm tin chiến thắng 20 giờ hôm nay trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tiếp đón đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 trong khi ở trận cùng giờ, đội tuyển Indonesia đối đầu Philippines. Nguyễn Xuân Son sẵn sàng "cháy" hết mình cùng đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ẢNH: VFF Cục...

HLV Myanmar tuyên bố cùng học trò thắng tuyển Việt Nam

HLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Đánh giá về trận đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), HLV Myo Hlaing Win của Myanmar cho biết: “Đây là trận cuối vòng bảng ASEAN Cup, rất quan trọng với cả hai đội. Chúng tôi cố gắng chiến thắng dù biết trận đấu này rất khó khăn...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Quốc phòng: Tự hào khi hơn 260.000 lượt người tham quan triển lãm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến cho biết rất tự hào khi hàng trăm nghìn người dân tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế và nhu cầu vẫn rất lớn. Chiều 22/12, Bộ Quốc phòng tổ chức tổng kết, khen thưởng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo triển lãm cho biết trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày...

Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết...

Ký ức Trường Sơn

Ngôi nhà mang tên "Ký ức Trường Sơn" ở Gio Linh (Quảng trị) là nơi lưu giữ những ký ức chiến tranh và nhắc nhở các thế hệ hôm nay về giá trị của hòa bình. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/tin-tuc/ky-uc-truong-son-thoi-su-19h-908746?time=1698725677&_clk_bc=4367627968b1734868133

Hội Nhà báo Việt Nam bàn giao nhà tình nghĩa tại tỉnh Tiền Giang

(CLO) Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội và báo Tuổi Trẻ phối hợp chính quyền địa phương tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. ...

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

(Chinhphu.vn) - Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.   Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng giáo dân Giáo xứ Lào Cai nhân dịp Giáng sinh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A...

Mới nhất

Cảnh hoang tàn tại trung tâm giáo dục 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

TPO - Được đầu tư với nguồn vốn 39 tỷ đồng, song kém hiệu quả vì thiếu học sinh, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bỏ hoang. TPO - Được đầu tư với nguồn vốn 39 tỷ đồng, song kém hiệu quả vì thiếu học sinh, Trung...

Ký ức Trường Sơn

Ngôi nhà mang tên "Ký ức Trường Sơn" ở Gio Linh (Quảng trị) là nơi lưu giữ những ký ức chiến tranh và nhắc nhở các thế hệ hôm nay về giá trị của hòa bình. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/tin-tuc/ky-uc-truong-son-thoi-su-19h-908746?time=1698725677&_clk_bc=4367627968b1734868133

Thai phụ chuyển dạ ‘điêu đứng’ vì chồng bấm nhầm nút trên ô tô

Tình huống trớ trêu xảy ra ở tỉnh Sơn Đông mới đây đã thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng. ...

Hội Nhà báo Việt Nam bàn giao nhà tình nghĩa tại tỉnh Tiền Giang

(CLO) Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội và báo Tuổi Trẻ phối hợp chính quyền địa phương tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa...

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

(Chinhphu.vn) - Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.   Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng giáo dân Giáo xứ Lào Cai nhân dịp Giáng...

Mới nhất

Ký ức Trường Sơn