Trang chủNewsNhân quyềnGiồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực


Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung – Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) – làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Hòa Lợi (Giồng Riềng). Đây là các địa phương được hưởng lợi từ Dự án “Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sự bình đẳng và dễ tổn thương của nhóm yếu thế ở các cộng đồng khu vực duyên hải, vùng núi miền Nam, miền Trung và miền Bắc” giai đoạn 2022-2024.

Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe Ban quản lý dự án chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hợp tác giữa địa phương và Tổ chức Habitat trong quá trình thực hiện dự án.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực
Toàn cảnh buổi làm việc.

Theo đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Giồng Riềng, dự án được triển khai trong thời gian 3 năm, bắt đầu từ tháng 4/2022 với các hoạt động như: thẩm định hộ dân, giải ngân, tập huấn, hỗ trợ xây dựng công trình cộng đồng, sửa chữa nhà vệ sinh trường học, truyền thông cộng đồng… tại 3 xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú và Hòa Lợi, với tổng giá trị viện trợ trên 3 tỷ đồng. Dự án đã hỗ trợ 87 hộ gia đình về nhà ở, nhà vệ sinh (trong đó có 25 hộ nghèo, 62 hộ cận nghèo khó khăn); hỗ trợ xây dựng công trình cộng đồng; hỗ trợ sửa chữa nhà vệ sinh trường học…

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực
Đại diện các đơn vị trao đổi các thông tin về dự án.

Tại buổi làm việc, ông Võ Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng khẳng định, dự án “Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sự bình đẳng và dễ tổn thương của nhóm yếu thế ở các cộng đồng khu vực duyên hải, vùng núi miền Nam, miền Trung và miền Bắc” giai đoạn 2022- 2024 đã mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần không nhỏ vào công tác an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đại diện lãnh đạo UBND các xã được hưởng lợi trực tiếp từ dự án cũng cho rằng dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao, góp phần cùng địa phương xóa dần nhà ở tạm bợ, nhà xiêu vẹo, nhà tiêu trên sông. Thông qua dự án, người dân có dụng cụ chứa nước sạch, nâng cấp nhà vệ sinh cho trường học, hỗ trợ kịp thời cho nhiều phụ nữ nghèo, cận nghèo vay vốn… Lãnh đạo UBND các xã kiến nghị ban quản lý dự án nên xét thêm tiêu chí gia hạn nguồn vốn vay, có chính sách tái nợ, xóa nợ cho những hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nâng thêm nguồn vốn, tạo nguồn vốn xoay vòng.

Từ lợi ích, ý nghĩa trên, UBND huyện Giồng Riềng kiến nghị Đoàn công tác, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang và các đơn vị có liên quan hỗ trợ làm việc với tổ chức Habitat để nhân rộng mô hình; lan tỏa chương trình đến các xã còn lại, giúp nhiều người dân có thêm cơ hội được thụ hưởng từ dự án.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực
Bà Đỗ Thị Kim Dung phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Kim Dung, Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân đề nghị, Ban quản lý dự án, đặc biệt là các xã hưởng lợi trực tiếp từ dự án tiếp tục quan tâm, có đề xuất, kiến nghị về việc vận động, triển khai các chương trình dự án PCPNN phù hợp với đặc thù của địa phương. Quá trình triển khai, thực hiện dự án cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến đông đảo người dân trên địa bàn về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của dự án, giúp người dân hiểu đúng những lợi ích mà dự án mang lại.

Bà Đỗ Thị Kim Dung cũng lưu ý các địa phương cần chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam trong việc vận động, triển khai thực hiện và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ. Thông qua các lớp tập huấn, địa phương nên chia sẻ kinh nghiệm đến các đơn vị và đối tác; khi đề xuất dự án cần có mục tiêu dự án dài hạn, đảm bảo tính lâu dài…





Nguồn: https://thoidai.com.vn/giong-rieng-kien-giang-du-an-giam-thieu-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-mang-lai-y-nghia-thiet-thuc-206929.html

Cùng chủ đề

Siêu du thuyền đưa hơn 2.000 khách quốc tế đến Phú Quốc

(NLĐO)- Trong hơn 2.000 khách quốc tế vừa cập cảng ở Phú Quốc bằng tàu du lịch, có 60% là khách châu Âu, còn lại là khách Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc). ...

Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ

Trong ngày 17/12, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng tổng cộng 120 căn nhà Đại đoàn kết từ nguồn tài trợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sáng 17/12, Ban Thường...

Kiên Giang linh hoạt đóng cống ven biển ứng phó hạn mặn trong mùa khô 2024-2025

Hạn mặn mùa khô 2024-2025 dự báo có xu thế tăng nhanh và xâm nhập sâu vào nội đồng. Kiên Giang chủ động vận hành linh hoạt đóng hệ thống cống ven biển trữ ngọt, ứng phó hạn mặn, bảo vệ năng suất mùa vụ địa phương. ...

Kiên Giang: Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho giáo viên, học sinh tại thành phố Phú Quốc

Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 vừa tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tại TP Phú Quốc (Kiên Giang). Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12), ngày 15/12, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Phú...

Tạm ngừng tàu, phà đi Phú Quốc và Nam Du do thời tiết xấu

Ngày 15/12, theo Cảng vụ Hàng hải tỉnh Kiên Giang, tất cả tàu, phà cao tốc đi các tuyến Rạch Giá - Phú Quốc, Rạch Giá - Nam Du, Hà Tiên - Phú Quốc và chiều ngược lại phải tạm ngưng hoạt động do thời tiết xấu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Lào là một trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì lễ đón Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm chính thức Việt Nam và tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Sau lễ đón chính thức,...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Thanh Hóa – Hủa Phăn: tiếp tục hợp tác để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

Ngày 17/12, tại Thanh Hóa đã diễn ra Giao ban công tác biên giới hai tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2024. Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc Việt Nam...

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Cùng chuyên mục

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mới nhất

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... ...

HLV Kim Sang-sik: ‘Hòa Philippines phút cuối là kì tích’

"Tôi nghĩ giành 1 điểm theo cách này cũng là kì tích và xứng đáng với nỗ lực của cả đội", HLV Kim Sang-sik trả lời trong buổi họp báo sau trận đấu.Đội tuyển Việt Nam chỉ cần hòa Philippines trên sân Rizal Memorial (Manila) tối 18/12 để chắc chắn vào bán kết AFF Cup (ASEAN Cup) 2024....

Vì sao tuyển Việt Nam chưa chắc qua vòng bảng AFF Cup 2024?

Đội tuyển Việt Nam hòa Philippines 1-1.Trận hòa đầy may mắn với Philippines tối 18/12 khiến đội tuyển Việt Nam không đạt được mục tiêu sớm giành quyền vào bán kết AFF Cup 2024. Trường hợp thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik không vượt qua được vòng bảng vẫn có thể xảy ra.Đội tuyển Việt Nam tạm...

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. ...

Mới nhất