Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên sẽ không còn phải tự trả kinh phí để nâng...

Giáo viên sẽ không còn phải tự trả kinh phí để nâng chuẩn trình độ?


Đại diện Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, lộ trình đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo Nghị định 71 đã thực hiện được gần 4 năm, giúp tăng đáng kể tỷ lệ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cả nước.

Giáo viên sẽ không còn phải tự trả kinh phí để nâng chuẩn trình độ?- Ảnh 1.

Giáo viên sẽ được cấp kinh phí để đào tạo nâng chuẩn trình độ theo quy định mới

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, còn một số khó khăn liên quan đến phương thức đào tạo, việc mở lớp đào tạo và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với giáo viên mầm non ngoài công lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn được đào tạo.

Do đó, nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 3 chính sách nhằm khắc phục vướng mắc trong quá trình triển khai thực tiễn.

Giáo viên tự bỏ tiền nâng chuẩn sẽ được truy lĩnh?

Một trong những nội dung được quan tâm là kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên

Dự thảo nêu: kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (công lập, dân lập, tư thục) do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách T.Ư hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này.

Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán và thanh toán kinh phí thực hiện cho cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng thực hiện theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Đơn giá thực hiện giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng được xác định bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.

Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn theo quy định sẽ được thanh toán kinh phí đào tạo bằng mức thu học phí theo hóa đơn của cơ sở đào tạo sau khi được cấp bằng tốt nghiệp. Việc thanh toán kinh phí đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả các chế độ cho giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn.

Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng cho biết, dự thảo thảo bổ sung quy định thanh toán học phí đào tạo cho những giáo viên (thuộc đối tượng được đào tạo theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP) đã tự đi học và được cấp bằng kể từ ngày 1.7.2020. Như vậy, giáo viên tự bỏ tiền đi học nâng chuẩn sẽ được truy lĩnh nếu quy định trên được ban hành.

Giáo viên được chọn cơ sở đào tạo nâng chuẩn

Dự thảo cũng bỏ phương thức đấu thầu, giữ lại phương thức giao nhiệm vụ và đặt hàng cơ sở đào tạo theo kế hoạch được phê duyệt. Bổ sung quy định giáo viên được chủ động lựa chọn, đăng ký học nâng trình độ chuẩn trực tiếp với cơ sở đào tạo công lập khi ngành hoặc chuyên ngành mà giáo viên đăng ký đào tạo không đủ điều kiện để địa phương mở lớp theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.

Việc đào tạo nâng trình độ chuẩn phải được sự đồng ý bằng văn bản của hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở giáo dục nơi giáo viên đang công tác và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của cơ sở giáo dục.

Bổ sung quy định trong thời gian thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo, những giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp được hưởng chính sách theo quy định tại điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, dự thảo nghị định còn sửa đổi, bổ sung một số quy định khác có liên quan và để bảo đảm thực hiện đồng bộ với những nội dung sửa đổi nêu trên.

Vì sao nhiều giáo viên phải nâng chuẩn?

Tính đến hết năm học 2023 – 2024, tỷ lệ đạt chuẩn được đào tạo theo luật Giáo dục 2019 của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non là 89,3%, cấp tiểu học là 89,9%, THCS 93,8%, THPT 99,9%. So với năm học 2022 – 2023, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cấp mầm non tăng thêm 1,9%, cấp tiểu học tăng thêm 5,5%, cấp THCS tăng thêm 2,9%.

Luật Giáo dục năm 2005 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm; giáo viên THCS có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…

Tuy nhiên, luật Giáo dục 2019, trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo được nâng lên đáng kể với quy định: “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Trường hợp môn học còn thiếu thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”. Đối với giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo này sẽ được tham gia lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.




Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-vien-se-khong-con-phai-tu-tra-kinh-phi-de-nang-chuan-trinh-do-185240806163411062.htm

Cùng chủ đề

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Đề xuất những việc không được làm với nhà giáo

Cho rằng hiện chỉ có quy định những việc nhà giáo không được làm mà thiếu những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, dự thảo luật Nhà giáo sẽ bổ sung những quy định nhằm bảo vệ nhà...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và Ngữ văn là 2 môn bắt buộc. Môn thứ 3 do các địa phương lựa chọn trong những môn còn lại có đánh giá bằng điểm số nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi...

Vì sao Bộ GDĐT đề xuất không công khai sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD-ĐT đề xuất các quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo. Theo đó, ngoài quy định rõ hơn những việc nhà giáo không được làm, dự thảo Luật Nhà giáo quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo, bao gồm: không thực hiện đầy đủ chế độ, chính...

Tái diễn tuyển sinh ‘chui’ lớp 10 ở Hà Nội

Nhiều ngày qua, 174 phụ huynh có con học lớp 10 trường THPT Tô Hiến Thành đứng ngồi không yên vì lo không tìm được trường để chuyển học cho con.Phát ốm vì con học “chui”Chị Nguyễn Thị H (ở quận Hà Đông) cho biết, con trúng tuyển vào trường bằng phương thức xét tuyển học bạ. Trước khi nộp hồ sơ, chị đã đến tận cơ sở của trường ở Văn Quán, quận Hà Đông để tìm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mưa sao băng cực đại, siêu trăng cuối cùng 2024 chờ người Việt

Mưa sao băng, siêu trăng… xuất hiện trong tháng 11 này được nhiều người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng như các chuyên gia đã dự báo về những hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được trên bầu trời Việt Nam tháng 11 này. Có gì thú vị? Mưa sao băng Taurids chờ người Việt Nam ngắm vào tháng 11 này ẢNH: LƯU HOÀI NAM 1. Trăng mới (ngày 1.11) Mặt trăng nằm ở cùng một...

Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật

Quân đội Trung Quốc đã mô phỏng cuộc tấn công Thượng Hải để xem máy bay chiến đấu từ Nhật Bản có thể đến gần đến mức nào, theo South China Morning Post hôm nay 3.11. ...

Chuyên gia tiết lộ chế độ ăn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường

Chế độ ăn theo phong cách Địa Trung Hải được chỉ ra là có thể giúp giảm nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý tim mạch, chuyển hóa như đau tim và đột quỵ. ...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Cùng chuyên mục

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Hơn 2.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên, người lao động

Ngày 3/11, trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức ngày hội Thực tập và việc làm TPHCM - UEH Career Fair. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên hàng năm. Không chỉ tổ chức...

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. ...

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người...

Mới nhất

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"

Trong quý 3 vừa qua, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong tuần này, Google đã vượt qua các đối thủ về tăng trưởng;...

Gần 64 tỷ đồng đầu tư xây dựng bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai

TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn...

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Hội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi...

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng...

Mới nhất