Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiảm "gặp gỡ" qua công nghệ để gắn kết gia đình

Giảm “gặp gỡ” qua công nghệ để gắn kết gia đình

Hình ảnh chiếc điện thoại trên bàn ăn ở nhiều gia đình Việt Nam trở nên quen thuộc. Tự bao giờ, cha mẹ và con cái trở nên kiệm lời với nhau, chủ yếu liên hệ qua Zalo, Messenger, Viber…

Gia đình
Sự len lỏi của các thiết bị công nghệ trong bữa ăn của nhiều gia đình trở nên quen thuộc. (Ảnh minh họa: Internet)

Có thể nói, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm diện mạo của cuộc sống. Với sự hỗ trợ của công nghệ, việc kết nối, liên lạc giữa các thành viên trong gia đình đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do “gặp gỡ” qua công nghệ nhiều nên việc tương tác thực tế giữa đời thực trở nên ít hơn. Đây được xem là “rào cản” vô hình giữa các thành viên trong gia đình hiện đại.

Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò và vị trí của gia đình. Đây được xem là nhân tố quan trọng trong toàn bộ chính sách xây dựng, phát triển đất nước. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại, nhiều giá trị gia đình đang có nguy cơ bị mai một.

Gần đây, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt là sự ứng xử lệch chuẩn của con cái đối với ông bà, cha mẹ khiến nhiều người lo ngại. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, cha mẹ thường dành thời gian quá nhiều cho công việc cá nhân mà chưa chú ý quan tâm, chăm sóc con cái. Nhiều đứa trẻ cô đơn, lạc lõng ngay trong chính căn nhà của mình. Theo nhiều đánh giá, đó cũng là những lực cản vô cùng nguy hại trong việc xây dựng và lan tỏa các hệ giá trị và chuẩn mực tốt đẹp của Việt Nam.

Bối cảnh chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, sự xung đột giữa giá trị cũ – mới, truyền thống – hiện đại cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc hình thành hệ giá trị gia đình với những tiêu chí ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh hiện nay gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhiều chuyên gia cho rằng, ở nhiều nơi, giá trị gia đình bị đảo lộn, dẫn đến sự khủng hoảng chức năng gia đình, dẫn đến “đứt gãy” về mặt giá trị, đạo đức và văn hóa truyền thống.

Xã hội hiện đại, dưới sự tác động của những mặt trái cơ chế thị trường, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình cũng đang bị ảnh hưởng. Không ít gia đình đề cao chức năng kinh tế, chưa chú trọng xây đắp quan hệ tình cảm, xem nhẹ việc giáo dục ý thức trách nhiệm, lối sống lành mạnh cho các thành viên. Do đó, độ kết nối giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo hơn.

Nếu như gia đình Việt Nam truyền thống, bữa cơm đầm ấm mỗi ngày thể hiện tính cộng đồng, sự gắn kết giữa các thành viên; thì trong nhiều năm gần đây, kiểu mẫu gia đình truyền thống đã có sự “chuyển mình” với những đặc điểm mới. Sự bận rộn, chuyện học hành của con cái tác động đến lối sống, khiến bữa cơm thiếu vắng các thành viên. Hình ảnh gia đình vui vẻ xung quanh mâm cơm trở nên hiếm hoi hơn.

Trong thời đại công nghệ số, sự ỷ lại vào công nghệ, khiến con người trở nên ít giao tiếp với nhau. Hình ảnh những chiếc điện thoại trên bàn ăn trở nên quen thuộc ở nhiều gia đình Việt Nam. Tự bao giờ, cha mẹ và con cái trở nên kiệm lời với nhau, chủ yếu liên hệ qua Zalo, Messenger, Viber…

Vì thế, sống cùng nhà, cha mẹ và con cái tuy gần mặt nhưng lại cách lòng, liên hệ với nhau chủ yếu qua những tin nhắn, hay qua các công cụ thông minh. Mọi người ít giao tiếp trực tiếp với nhau, ít chia sẻ với nhau, cũng ít hiểu nhau hơn, những xung đột cũng nảy sinh từ đây.

Như vậy, việc phủ sóng, “xâm lấn” của công nghệ vào đời sống khiến thói quen sinh hoạt dần thay đổi. Trẻ em do được tiếp xúc sớm với các thiết bị thông minh trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, những nề nếp, thói quen như lời chào, lời cảm ơn, xin lỗi của trẻ cũng thưa thớt dần. Do đó, chủ động bảo vệ gia đình khỏi những tác động của công nghệ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thực tế, gia đình là nơi đầu tiên đảm nhận vai trò giáo dục. Ông bà, cha mẹ chính là người thầy của trẻ. Đối với các bậc cha mẹ – hãy xem việc nuôi dạy con cái là niềm vui lớn nhất cũng là trách nhiệm trong cuộc sống. Việc thiếu trách nhiệm trong giáo dục trẻ được xem là nguyên nhân cơ bản nhất khiến trẻ có lối sống lệch lạc, tác động đến việc hình thành nhân cách trong tương lai. Từ đó, sự kết nối giảm dần, mỗi người “mạnh ai nấy làm”, gia đình dễ nảy sinh nhiều vấn đề.

Trước sự len lỏi của công nghệ số, các bậc cha mẹ cần có nhận thức đúng đắn về lợi ích, cơ hội cũng như nguy cơ, tác hại mà công nghệ mang lại. Từ đó, gia đình nên đặt ra những quy tắc chung để các thành viên , xây dựng nề nếp, quy định thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ.

Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên chủ động thay đổi bản thân, thực hành làm gương. Dành thời gian quan tâm, giáo dục nhiều hơn đến con cái, tránh lạm dụng thiết bị công nghệ thông minh để theo dõi, trao đổi với con. Đồng thời, nên tạo ra các không gian hoạt động chung của gia đình.

Phụ huynh nên chủ động hướng dẫn các con cách sử dụng mạng an toàn, lành mạnh, thông minh, chia sẻ với con em về những cạm bẫy, nguy hại trên Internet; có kỹ năng và biết tự phòng tránh những rủi ro. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc tăng cường trò chuyện, kết nối giữa các thành viên để thấu hiểu nhau.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục, sự hình thành nhân cách con người từ giáo dục gia đình là những dấu ấn kiến thức đầu tiên không dễ phai mờ đối với con người. Những bài học cơ bản mà mỗi người tiếp thu được trong gia đình sẽ giống như những vết mực đầu tiên trên trang giấy trắng, tạo thành những nguyên tắc sống cho một nhân cách trong suốt cuộc đời họ.

Hơn thế, để nâng cao vai trò của giáo dục gia đình, chúng ta cần có sự nghiên cứu kế thừa sâu sắc các giá trị giáo dục gia đình truyền thống, kết hợp những xu hướng giáo dục hiện đại, xây dựng những quy chuẩn mới cho giáo dục gia đình.

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28/6 hằng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sau 23 năm thực hiện, Ngày Gia đình Việt Nam đã trở thành ngày truyền thống hướng tới mục tiêu tôn vinh những giá trị tốt đẹp của dân tộc, khẳng định vai trò, vị trí của mái ấm gia đình đối với sự ổn định và phát triển chung của đất nước.





Nguồn: https://baoquocte.vn/giam-gap-go-qua-cong-nghe-de-gan-ket-gia-dinh-276680.html

Cùng chủ đề

Cùng chăm cây hạnh phúc gia đình

Sự ân cần chăm sóc, hỏi han nhau cũng là cách để vợ và chồng cùng nhau vun đắp, xây dựng gia đình hạnh phúc. Còn trẻ, cái tôi của mỗi người khá lớn nên rất dễ giận hờn. Với mình, mọi việc đều sẽ được hóa giải khi tình yêu thương dành cho nhau đủ lớn. Điều này giúp chúng ta...

Hôm nay, thí sinh bước vào ngày cuối thi tốt nghiệp THPT 2024

Sáng 28/6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước bước vào ngày thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Chuyển dịch năng lượng: Không thể trông chờ hết vào khu vực tư nhân

DNVN - Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đã và đang là động lực quan trọng cho tiến trình chuyển dịch năng lượng. Tuy vậy, lĩnh vực này không thể trông chờ hết vào khu vực tư nhân, thay vào đó Chính phủ phải có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đổi mới...

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm người dân làng cổ Đường Lâm nhân Ngày Gia đình

Mong tiếp tục đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng phát triển và thịnh vượngChủ tịch nước cho rằng với những di sản quý báu hàng trăm năm mà các thế hệ cha ông để lại, trong đó những đặc trưng của làng cổ miền Bắc như cổng làng, mái đình, những ngôi nhà cổ…, thế hệ ngày nay cần thể...

Đáp án tham khảo môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2024

Dưới đây là đáp án tham khảo chi tiết môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2024...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng dẫn copy layer trong Photoshop với vài thao tác đơn giản

Copy layer trong Photoshop là một kỹ năng cơ bản nhưng vô cùng hữu ích, giúp đơn giản hóa quá trình chỉnh sửa ảnh. Nhờ khả năng sao chép và quản lý linh hoạt, bạn có thể dễ dàng di chuyển và chỉnh sửa các thành phần trong ảnh mà làm không ảnh hưởng đến bản gốc.

Trẻ em Gaza đối mặt với nạn đói cùng cực

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’ Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang... ‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực. Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an Các nhà...

Tập trung vào quốc phòng, Pháp-Đức “va chạm nhẹ”, nhân tố lãnh đạo mới có thổi “luồng gió mới”?

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã dành phần lớn thời gian để thảo luận về các vấn đề quốc phòng, đồng thời đề cử các vị trí lãnh đạo của khối cho nhiệm kỳ mới.

Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về 4 dự thảo nghị định liên quan đến đất đai

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, hiệp hội, đoàn thể, các chuyên gia.

Trực tiếp Tổng thống Joe Biden và đối thủ Donald Trump “đối đầu trực diện” trên truyền hình

Sáng 28/6 (giờ Việt Nam), đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa các ứng cử viên trong cuộc bầu cử năm 2024 tại trụ sở CNN ở Atlanta.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia chia sẻ cách giảm căng thẳng và cân bằng cảm xúc khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thi tốt nghiệp THPT luôn là một thời điểm bước ngoặt (cả về sự trưởng thành về sinh học và định hướng nghề nghiệp) mà các bạn trẻ phải dấn thân, tự giác và tự thân vận động.

“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã "vào" đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024.

Bất ngờ danh tính và lời khai người đăng

Sau thông tin "lộ" đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 gây xôn xao dư luận trước ngày thi, Bộ GDĐT đã trao đổi, đề nghị Bộ Công an hỗ trợ xác minh đối tượng đăng thông tin sai sự thật. Được biết, Cục An ninh mạng...

Sĩ tử rủ nhau đi chùa trước giờ thi tốt nghiệp THPT

Thanh toán và đọc bài viết nàychỉ với (5000đ) Thanh toán nhanh và đọc ngay bằng quét Zalo QRcode mà không cần đăng nhập Người được tặng: Thay...

Thí sinh tranh thủ ôn tập sát giờ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Cùng với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước, sáng 27/6, hơn 90.000 thí sinh trên địa bàn TPHCM đã chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, với môn thi đầu tiên, môn...

Cùng chuyên mục

Bài tổ hợp thi tốt nghiệp THPT giảm nhiều số thí sinh vi phạm kỷ luật

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã hoàn thành bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm các môn thi thành phần: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học xã hội gồm...

Thí sinh ngủ quên được xe của Công an đến đưa đi thi môn Toán

Chiều 27/6, Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Công an TP Đồng Xoài vừa hỗ trợ kịp thời một thí sinh ngủ quên đến điểm thi trước giờ làm bài. ...

Gần 39 nghìn thí sinh trong tỉnh Thanh Hóa sẵn sàng dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, tỉnh Thanh Hóa có 35.684 thí sinh thi xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, 1.693 thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp trung học phổ thông và 1.392 thí sinh xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm. Trước đó, các đơn vị trường học trong tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành chương trình các môn học, đánh giá, xếp loại, ghi học...

Đáp án môn tham khảo Giáo dục công dân thi tốt nghiệp THPT năm 2024 – 24 mã đề

Đề thi môn Giáo dục công dân tốt nghiệp THPT 2024Đề thi môn Giáo dục công dân tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật trên báo VietNamNet. Đáp án tham khảo môn Giáo dục công dân (Tuyensinh247 thực hiện) như sau: Tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm nay là hơn 1.071.000, tăng hơn 45.000 thí sinh so với năm ngoái. Trong đó, số thí sinh tự do là...

Mới nhất

Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch nhấn mạnh: Công tác giải ngân vốn từ nguồn ngân sách nhà nước đến nay còn hạn chế nếu không có giải pháp quyết liệt và sự vào cuộc của các cấp, ngành thì khó hoàn thành mục...

Đà Nẵng thúc đẩy hợp tác Hoa Kỳ trên các lĩnh vực bán dẫn, kinh tế số

Đà Nẵng thúc đẩy hợp tác Hoa Kỳ trên các lĩnh vực bán dẫn, kinh tế sốThành phố Đà Nẵng thành lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác Đà Nẵng - Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy hợp tác và thu hút đầu tư trên các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, công nghệ bán dẫn, kinh...

Cần thay đổi tư duy về cách thu thập, quản lý dữ liệu đất đai

Cần thay đổi tư duy về cách thu thập, quản lý dữ liệu đất đaiĐến năm 2025, cả nước sẽ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều địa phương loay hoay trong hoạt động số hóa dữ liệu. ...

Hòa Phát lọt top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Việt Nam có 70 doanh nghiệp góp mặt trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất xét trên tiêu chí doanh thu cho năm tài chính 2023 ở khu vực ASEAN. Tập đoàn Hòa Phát đứng thứ 76 trong danh sách, dẫn đầu trong 5 doanh nghiệp thép từ Việt Nam. ...

Mới nhất