Atisô chứa lượng lớn catechin, một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn hình thành khối u và điều trị ung thư.
Tại Hội thảo “Ứng dụng của thảo dược trong điều trị y học lâm sàng” do Bệnh viện Tuệ Tĩnh và Công ty cổ phần Dược phẩm Lâm Đồng (Ladophar) tổ chức ngày 19/7, tiềm năng của các sản phẩm điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh từ cây Atisô được nhiều chuyên gia y tế nhắc đến.
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Ứng dụng của thảo dược trong điều trị y học lâm sàng”. |
Atisô có tên khoa học là Cynara scolumus, vốn là loại cây lá gai được người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại trồng ở khu vực Đại Trung Hải, phía Nam châu Âu.
Loại cây này được người Pháp mang đến Việt Nam đầu thế kỷ X trồng đầu tiên ở Sa Pa (Lào Cao) và sau đó trồng nhiều nhất ở Đà Lạt (Lâm Đồng).
Atisô có xuất xứ châu Âu này thích hợp với khí hậu mang tính ôn đới nên chỉ thực sự sinh trưởng tốt nhất ở những vùng núi cao thoáng mát như Đà Lạt.
Đà Lạt có trên 100 ha đất trồng Atisô. Một phần lớn diện tích này được Công ty cổ phần Dược phẩm Lâm Đồng (Ladophar) liên kết trồng và thu mua sản phẩm.
Ladophar đang phối hợp với huyện Lạc Dương trồng khoảng 500 ha loại cây này theo các dạng thức hợp tác chuyển giao cây giống, công nghệ trồng cũng như bao tiêu đầu ra.
Theo ông Lê Tiến Thịnh, Tổng giám đốc Ladophar, nỗ lực mở rộng diện tích trồng Atisô là chiến lược hợp lý của doanh nghiệp bởi nhu cầu nguyên liệu từ cây này ngày càng tăng. Atisô không chỉ dừng lại là nguyên liệu cho sản phẩm trà túi lọc đặc sản Việt Nam, mà còn được coi là nguồn dược liệu quý.
Các bộ phận của cây Atisô từ thân, rễ, hoa, lá đều có giá trị trong y học, đặc biệt là hoa và lá. Hoa và lá cây đều có chứa cynarin và silymarin, các chất này giúp kích thích điều tiết tuyến mật và hỗ trợ gan thanh lọc chất độc trong cơ thể.
Hơn nữa, Atisô chứa lượng lớn catechin, một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn hình thành khối u và điều trị ung thư.
Với tính chất như vậy, Atisô có tiềm năng mở ra nhiều cơ hội lớn hơn thuần túy sản xuất một loại trà đặc sản vẫn thường được người Đà Lạt sử dụng hàng ngày.
Thứ nhất, chiết xuất Atisô số lượng lớn có thể cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước một nguyên liệu quý cho sức khỏe.
Hiện nay, chỉ có cây Atisô ở Đà Lạt mới đủ hàm lượng cynarin tiêu chuẩn nên các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đang sang Đà Lạt thu mua sản phẩm này của các doanh nghiệp đủ năng lực chiết xuất trực tiếp trên nền công nghệ hiện đại.
Hiện nhiều hộ cá thể cũng khai thác và chế biến Atisô theo cách thủ công nhưng không tạo ra thành phẩm đủ chất lượng. Việc phát triển theo hướng coi đây là sản phẩm chủ đạo của tỉnh cần các công ty dược phẩm lớn như Ladophar sở hữu vùng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO về thực hành và chế biến.
Các nghiên cứu quốc tế đều cho thấy tác dụng bảo vệ gan đặc biệt của Atisô. Các hợp chất của cây giúp loại bỏ độc tố, ngăn chặn quá trình peroxid hóa lipid xảy ra trong màng tế bào của các mô gan, ngăn chặn đáng kể tổn thương oxy hóa màng tế bào gan, giảm mức độ gan nhiễm mỡ.
Ông Lê Tiến Thịnh (bên trái) trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh về tiềm năng của Atisô. |
Các chiết xuất từ Atisô có thể ngăn ngừa tác dụng độc hại trên gan và làm giảm men gan ở 84,29% bệnh nhân. Atisô còn được chứng minh hiệu quả trên nhiều bệnh lý phổ biến.
Nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy dịch chiết Atisô làm giảm đáng kể tỷ lệ đường huyết trong máu đến 42,84% sau 28 ngày điều trị. Nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy Atisô tăng sản xuất oxit nitric, góp phần làm giảm xơ vữa động mạch.
Cynarin trong Atisô có tác dụng kích thích sản xuất mật, giúp tiêu hóa chất béo và hấp thụ vitamin từ thức ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất lá Atisô rất tốt cho những người mắc hội chứng ruột kích thích, khó tiêu hoặc đau bụng.
Đặc biệt, nhiều chất chống ôxy hóa polyphenol khác được tìm thấy trong Atisô có thể góp phần ngăn ngừa và kiển soát ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và bệnh bạch cầu.
Với dược tính như vậy, hiện nay một số công ty dược lớn đã đang sử dụng chiết xuất từ Atisô để sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc.
Công ty Ladophar kết hợp Atisô với nhiều dược liệu khác như đẳng sâm, diệp hạ châu, ưng bất bạc, linh chi, dâm dương hoắc, hồng sâm, xuyên tâm liên, đinh lăng, bạch quả và nhiều loại vitamin nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất cho quá trình giải độc gan, bồi bổ sức khỏe.
Hướng đi này đặc biệt tốt cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ giảm các bệnh liên quan đến gan của người Việt, một trong những quốc gia sử dụng bia rượu nhiều nhất thế giới hiện nay.
Hướng phát triển tiếp theo mà công ty đang tiến hành là phát triển các vùng trồng atiso kết hợp du lịch như một đặc sản của Đà Lạt. Du khách có thể tới thăm quan vùng trồng, Atisô, trực tiếp trải nghiệm thu hái sản phẩm trà thảo dược đơn giản.
Du lịch Đà Lạt hiện nay đã phát triển mạnh theo hướng thăm quan các vườn hoa, vườn hồng, vườn rau trong khi vẫn còn cánh cửa mở rộng cho Atisô, một loại cây đặc trưng Đà Lạt và đã tạo ra đặc sản cho vùng.
Giá trị của Đà Lạt nằm ở nhiều khía cạnh lịch sử, thiên nhiên và văn hóa đặc sắc trong đó cây Atisô có vai trò không nhỏ trong nhiều thập kỷ qua. Phát triển vùng trồng và khai thác chế biến thành phẩm từ loại cây trồng đặc trưng này sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Đà Lạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trao đổi với phóng viên về tiềm năng của sản phẩm này trong chăm sóc sức khỏe và xu hướng của công ty trong thời gian tới, theo ông Thịnh, đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, để đi đường xa, việc phát triển sản phẩm xanh, sạch, thân thiện môi trường là xu hướng tất yếu.
Đặc biệt, để tiếp cận các thị trường quốc tế với yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, chúng tôi nhận thức cần phải sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao ngay từ những bước nuôi trồng ban đầu. Vì vậy, Dược Lâm Đồng đã và đang tích cực mở rộng vùng nguyên liệu chuẩn hữu cơ GACP, xanh, sạch và bảo vệ môi trường.
Để giải quyết bài toán đầu vào, Ladophar đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu sạch, định hướng phương thức chăm sóc mới theo hướng an toàn, bền vững cho bà con nông dân.
Doanh nghiệp cũng ký hợp đồng thu mua nguyên liệu với các hộ dân trên địa bàn, công ty cung cấp cho bà con nông dân giống, danh mục những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và hướng dẫn người dân cách sử dụng, tránh lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như thời gian cách ly với thuốc.
Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên của công ty thường xuyên kiểm tra thực địa các vườn nguyên liệu. Trước khi thu hoạch, chúng tôi sẽ lấy mẫu kiểm tra và chỉ thu hoạch nguyên liệu Atisô đạt tiêu chuẩn và trong vòng 24h đưa vào sản xuất để đảm bảo chất lượng và hàm lượng Cynarin tốt nhất. Nếu vùng nguyên liệu nào có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cao sẽ để lại tiếp tục cách ly.
Do đảm bảo được chất lượng của nguyên liệu đầu vào và tuân thủ nghiêm ngặt trong khâu sản xuất, Dược Lâm Đồng tự tin cam kết về chất lượng các sản phẩm và đã có 2 sản phẩm trong tổng số 42 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Nguồn: https://baodautu.vn/gia-tri-cua-cay-atiso-trong-cham-soc-suc-khoe-d220393.html