Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcGia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên bức xúc vì bài hát “Chú...

Gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên bức xúc vì bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” bị biến tấu, làm mất ý nghĩa gốc


Gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên mong sớm làm sáng tỏ mọi việc

Chia sẻ với Dân Việt, nhà báo Phạm Hồng Tuyến – con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết, gia đình chị cảm thấy rất khó chịu khi chứng kiến hàng loạt bài hát của cha ông mình bị biến tấu sang một phong cách khác, làm mất đi ý nghĩa của bài hát gốc.

Gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên bức xúc vì bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” bị biến tấu, làm mất ý nghĩa gốc- Ảnh 1.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên cùng con gái Phạm Hồng Tuyến. Ảnh: FBNV

“Hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam ngày càng tinh vi. Trước đây, thường việc vi phạm bản quyền là sử dụng phần lời, phần giai điệu hoặc sử dụng phần bản ghi mà không xin phép tác giả ca khúc. Nhưng giờ đây nhiều chương trình, nhiều ca sĩ trẻ còn sẵn sàng biến tấu một bài hát sang một phong cách khác, làm mất đi ý nghĩa của bài hát gốc.

Điển hình là ca khúc “Chú voi con ở Bản Đôn” của bố tôi – nhạc sĩ Phạm Tuyên đã bị điều chỉnh từ giọng trưởng sang giọng thứ mà chưa hề được sự chấp thuận của tác giả. Mỗi tác phẩm âm nhạc là một “đứa con tinh thần” của tác giả, ai cũng muốn các bạn trẻ thoả sức sáng tạo, làm mới lại những tác phẩm để bài hát được lan toả rộng hơn, nhưng việc làm mới đó vẫn phải xin phép và chỉ khi được sự đồng ý của tác giả thì bản nhạc biến tấu đó (còn gọi là phái sinh) mới được phát hành trên các nền tảng”, chị Phạm Hồng Tuyến chia sẻ.

Chị Phạm Hồng Tuyến bày tỏ thêm rằng, nhạc sĩ Phạm Tuyên không phải là người khó tính nhưng ông cần được tôn trọng với tư cách là một nhạc sĩ lớn, “cha đẻ” của tác phẩm.

“Tôi vẫn nhớ, chương trình Táo Quân – Gặp nhau cuối năm 2009 chế ra “Lụt từ ngã tư đường phố” trên nền bài hát gốc “Từ một ngã tư đường phố” để phục vụ cho chương trình thì nhóm sản xuất đã tới xin phép bố tôi và ông vui vẻ đồng ý ngay. Nhạc sĩ Phạm Tuyên rất ủng hộ sự sáng tạo làm mới tác phẩm của ông, nhưng như vậy không có nghĩa là tuỳ tiện sử dụng, biến đổi bài hát mà không hề xin phép tác giả.

Gân đây, tôi liên tiếp nhận được tin nhắn của bạn bè gửi các link bài hát phái sinh này. Không rõ ai là “tác giả” bản nhạc chế lại này. Tôi đoán, có thể một bạn trẻ hoặc một nhóm sinh viên nào đó trong cơn say mê sáng tạo thì đã chuyển bài hát sang điệu thức khác với phần đệm guitar bập bùng. Rồi thì bài hát nhanh chóng lan toả trên các nền tảng mạng xã hội cũng nhờ bài hát gốc quá nổi tiếng.

Sau thì cả bố tôi và gia đình đều cảm thấy khó chịu vì không có ai xin phép tác giả để ra bài hát biến thể (phái sinh) này. Và thậm chí nhiều người khi hát bài này vẫn nghĩ là của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đến cả ca sĩ chuyên nghiệp khi được đề nghị biểu diễn bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” cũng hát bản phái sinh như một sự mặc nhiên. Bài hát đã bị biến thể tuỳ tiện và vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Rất mong tác giả đích thực của việc phái sinh bài “Chú voi con ở Bản Đôn” sớm liên hệ với gia đình để mọi việc được sáng tỏ”, chị Phạm Hồng Tuyến bày tỏ.

Tác phẩm phái sinh cũng cần phải tôn trọng tác giả “cha đẻ”

Trao đổi với Dân Việt, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cho rằng, chuyện biến thể bài hát gốc, thành tác phẩm phái sinh trong làng nhạc (cả thế giới và Việt Nam) không phải mới lạ và đã tồn tại từ nhiều thế kỷ. Trong âm nhạc cổ điển, có một cách sáng tác trên cơ sở dựa vào một chủ đề trong một tác phẩm đã có từ trước để sáng tạo ra một tác phẩm mới và được gọi là biến tấu hoặc là cách gọi nào đó. 

Tuy nhiên, người ta sẽ thể hiện việc tôn trọng quyền tác giả bằng cách ghi rõ biến tấu này dựa theo chủ đề nào, tác phẩm nào của tác giả nào. Thậm chí, với những nhà soạn nhạc là tác giả của tác phẩm gốc, nhạc sĩ muốn sáng tác phái sinh còn đến gặp hoặc trao đổi trực tiếp để xin ý kiến trước khi làm việc này. Và giới âm nhạc cổ điển coi biến tấu là một thể loại âm nhạc.

Gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên bức xúc vì bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” bị biến tấu, làm mất ý nghĩa gốc- Ảnh 2.

Bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” được đưa vào dạy trong trường học. Ảnh: TL

Ở Việt Nam, nhạc sĩ Trọng Bằng cũng từng có tác phẩm biến tấu “Vang mãi bản tình ca” lấy cảm hứng từ tác phẩm gốc “Tình ca” của nhạc sĩ Hoàng Việt với mục đích tưởng nhớ tác giả của một tác phẩm bất hủ. Một số tác phẩm giao hưởng – thính phòng cũng dựa trên chủ đề một ca khúc quen thuộc, chẳng hạn chủ đề ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của nhạc sĩ Văn Cao được khai thác để sáng tác thành một tác phẩm khí nhạc viết cho dàn nhạc giao hưởng. 

Có điều, khi biến tấu hay phát triển dựa trên tác phẩm gốc như thế, các tác giả cũng sẽ ghi rất rõ hoặc đã có sự đồng ý của tác giả gốc.“với âm nhạc đại chúng hiện nay hiện tượng sử dụng tác phẩm quen thuộc nhưng theo cách không đúng nguyên vẹn tác phẩm gốc là một hiện tượng đang hiện hữu. Nhiều nhạc sĩ và giới chuyên môn âm nhạc cho rằng, việc biến tấu một tác phẩm âm nhạc mà chưa xin phép tác giả hoặc trao đổi về mặt quyền lợi khi phát hành tác phẩm trên các nền tảng là rất khó chấp nhận. Bởi họ đã làm khác đi tác phẩm gốc mà nhạc sĩ đã dày công sáng tạo ra và sử dụng chúng có mục đích cá nhân.

“Tôi cho rằng, việc phái sinh tác phẩm âm nhạc cũng có thể coi là một cách những người trẻ sáng tạo nghệ thuật nhưng việc làm này cần cân nhắc cẩn thận và ứng xử văn minh trong vấn đề chia sẻ quyền lợi. Nếu một tác phẩm mới sử dụng một nét nhạc, đoạn nhạc, câu nhạc có ca từ ăn sâu vào trong lòng khán giả để phái sinh sang một tác phẩm khác mà chưa có sự đồng ý của tác giả (người đẻ ra tác phẩm gốc) hoặc chủ sở hữu bản quyền tác phẩm là thiếu sự tôn trọng cần thiết”, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long nhấn mạnh.

Theo VP Luật sư NPLaw, khoản 8 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ ghi rõ, tác phẩm phái sinh được quy định là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.

Tác phẩm phái sinh chính là hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có từ trước. Chính vì vậy việc sử dụng tác phẩm đó vẫn phải đảm bảo tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm gốc đó.

Tác phẩm phái sinh phải có sự sáng tạo mà không được sao chép từ những tác phẩm gốc. Sự sáng tạo ở đây có thể hiểu là thay đổi một phần trong nội dung sự khác biệt về mặt hình thức thể hiện so với tác phẩm gốc.

Tác phẩm phái sinh đó cũng cần phải mang dấu ấn của tác phẩm gốc để việc nhận biết tác phẩm phái sinh, công chúng có thể liên tưởng đến tác phẩm gốc thông qua nội dung vốn có của tác phẩm.





Nguồn: https://danviet.vn/gia-dinh-nhac-si-pham-tuyen-buc-xuc-vi-bai-hat-chu-voi-con-o-ban-don-bi-bien-tau-mat-y-nghia-goc-20240409160707664.htm

Cùng chủ đề

Phái sinh gây bức xúc, lấy tên Ngẫu hứng Chú voi con ở Bản Đôn ổn không?

Thời đó chưa phổ biến mạng xã hội, YouTube hay TikTok như bây giờ. Hát chủ yếu cho vui trong một nhóm nhỏ bạn bè và cũng không có việc ghi hình rồi đăng lên mạng như hiện nay. Vì thế độ phổ cập của những bản nhạc chế đó không rộng rãi."Song câu chuyện trở nên phức tạp hơn và ảnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bão số 4 chưa vào nhưng gió mạnh dần, cây bật gốc, đường biên giới ngập sâu

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024, theo cơ quan chức năng, cơn bão có khả năng đổ bộ vào Quảng Bình.Clip: Mưa to, gió lớn...

Bão số 4 sắp đổ bộ vào đất liền, 17 tỉnh thành “cân nhắc cho học sinh nghỉ học”

Theo bản tin của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 9h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 90km về phía Đông; cách Quảng...

NÓNG: Bão số 4 đang sầm sập tiến vào Quảng Bình

Tin mới nhất về cơn bão số 4: Cách Quảng Bình - Quảng Trị 190kmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 7 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh...

Lộ diện 8 thủ khoa đầu vào Trường Đại học Ngoại thương 2024

Trường Đại học Ngoại thương mới đây đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 cho hơn 3.000 tân sinh viên Khóa 63, tân sinh viên các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, sinh viên vừa làm vừa học,...

Bài đọc nhiều

Hát với tất cả trái tim vì đồng bào miền Bắc

- Bạn đọc có thể đến đóng góp tại trụ sở báo Tuổi Trẻ: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận; 12 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.Ngoài ra, bạn đọc có thể đóng góp tại các văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội (72A Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội); Đà Nẵng...

Vì sao Mỹ Tâm vắng mặt trong đêm nhạc lớn nhất sự nghiệp của Đức Trí?

Khi đó Phương Thanh hoạt động trong nhóm tam ca Sao Đêm với phong cách sôi động, "gào thét". Nhưng Đức Trí đã cho cô hát ca khúc Chiếc áo bà ba, có câu hò.Ngay từ thời đó, Phương Thanh đã rất nghe lời Đức Trí và đến nay vẫn vậy, nhờ đó cô được anh sáng tác và sản xuất cho...

‘Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ’

Nhạc sĩ Đức Trí và ê-kíp có buổi công bố thông tin về Live concert Đức Trí 2024 - Có đôi lần tại TPHCM. Bên cạnh 8 ca sĩ khách mời đã thông tin rộng rãi gồm Hồ Quỳnh Hương, Hồ Ngọc Hà, Lê Hiếu, Lân Nhã, Thùy Chi, Văn Mai Hương, Trung Quân và Anh Tú, ê-kíp vừa công bố thêm ca sĩ Phương Thanh và một khách mời được giữ bí mật đến phút chót.  Về Hồ Ngọc Hà,...

Cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Lê Hàm – tác giả “Người mẹ Làng Sen” – qua đời ở tuổi 90

Nhà thơ, nhà báo Phạm Thùy Vinh - phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nghệ An, tổng biên tập Tạp chí Sông Lam - xác nhận với phóng viên Dân trí, nhạc sĩ Lê Hàm qua đời tối 18/9, tại TP Vinh, Nghệ An, hưởng thọ 90 tuổi.Nhà thơ Phạm Thùy Vinh luôn dành hết tấm lòng quý mến, trân trọng nhạc sĩ Lê Hàm nên khi nghe tin ông mất, chị vô cùng tiếc...

‘Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ’

Nhạc sĩ Đức Trí và ê-kíp có buổi công bố thông tin về Live concert Đức Trí 2024 - Có đôi lần tại TPHCM. Bên cạnh 8 ca sĩ khách mời đã thông tin rộng rãi gồm Hồ Quỳnh Hương, Hồ Ngọc Hà, Lê Hiếu, Lân Nhã, Thùy Chi, Văn Mai Hương, Trung Quân và Anh Tú, ê-kíp vừa công bố thêm ca sĩ Phương Thanh và một khách mời được giữ bí mật đến phút chót.  Về Hồ Ngọc Hà,...

Vì sao Mỹ Tâm vắng mặt trong đêm nhạc lớn nhất sự nghiệp của Đức Trí?

Khi đó Phương Thanh hoạt động trong nhóm tam ca Sao Đêm với phong cách sôi động, "gào thét". Nhưng Đức Trí đã cho cô hát ca khúc Chiếc áo bà ba, có câu hò.Ngay từ thời đó, Phương Thanh đã rất nghe lời Đức Trí và đến nay vẫn vậy, nhờ đó cô được anh sáng tác và sản xuất cho...

Mới nhất

Hơn 100 cựu quan chức Cộng hòa ủng hộ bà Harris làm tổng thống

(Dân trí) - Hơn 100 cựu quan chức đảng Cộng hòa ủng hộ bà Kamala Harris làm tổng thống và cho rằng ông Donald Trump "không đủ điều kiện" để trở lại Nhà Trắng. Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris (Ảnh: Reuters). "Chúng tôi tin rằng tổng thống Mỹ phải là một nhà lãnh đạo có nguyên...

Các hãng bay phấp phỏng trong mùa thấp điểm

Theo quy luật chung, bắt đầu từ tháng 9 hàng năm, các hãng hàng không Việt Nam bước vào mùa thấp điểm kéo dài đến gần cuối tháng 12, với sản lượng vận chuyển hành khách giảm mạnh. Mùa thấp điểm đến sớm Theo Cục...

Áp thuế “nhỏ” giúp doanh nghiệp mau “lớn”

Mặc dù có thể làm giảm thu ngân sách 12.600 tỷ đồng mỗi năm, song Chính phủ vẫn đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giữ vị trí quan trọng trong phát...

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Như Thương vụ đã thông tin trong kỳ trước, với thủ đoạn giả mạo doanh nghiệp, đối  tượng lừa đảo lừa doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền để mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu và lừa doanh nghiệp Pakistan xuất khẩu nguyên liệu chất lượng thấp sang Việt Nam dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm...

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa...

Mới nhất