Trang chủKinh tếNông nghiệpGần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella được phát hiện trước khi nhập...

Gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella được phát hiện trước khi nhập vào Việt Nam


Theo thông tin từ Cục Thú y, từ khi Thông tư số 04/2024 của Bộ NNPTNT có hiệu lực từ ngày 16/5/2024, tính đến ngày 25/9/2024, tổng cộng có 55 lô (trên 1.319 tấn thịt động vật) dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 1% được phát hiện trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Việc kiểm dịch nhập khẩu đối với những lô âm tính thực hiện trong vòng 1-3 ngày; chỉ có khoảng 1% số lô sản phẩm động vật dương tính, cần nuôi cấy phân lập để khẳng định, cần 5-6 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Liên quan đến việc một số ý kiến cho rằng Thông tư số 04/2024 của Bộ NNPTNT gây khó cho việc nhập khẩu, Cục Thú y đã có các cuộc họp trao đổi với Tham tán nông nghiệp và cán bộ của các Đại sứ quán các nước Úc, New Zealand, Vương quốc Anh, Canada. Các nước này đều khẳng định không có vấn đề gì lớn.

Tuy nhiên, một số Tham tán Nông nghiệp các nước Mỹ, Úc, Brazil, Singapore, Pháp, Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Ác-gen-ti-na, Đan Mạch và Hà Lan… bày tỏ quan ngại về ban hành Thông tư số 04 gây khó cho việc nhập khẩu thịt của các nước và đề nghị trao đổi, làm rõ quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella được phát hiện trước khi nhập vào Việt Nam- Ảnh 1.

Từ ngày 16/5/2024 đến ngày 25/9/2024, tổng cộng có 55 lô (trên 1.319 tấn thịt) dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 1% được phát hiện trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh minh họa

Trước đề nghị này, ngày 27/6/2024, Văn phòng SPS Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với phía Mỹ tại trụ sở WTO đồng thời mời Cục trưởng Cục Thú y, Vụ Hợp tác quốc tế (dự họp trực tuyến) để trao đổi, giải đáp các thắc mắc phía Mỹ kiến nghị. Cục Thú y khẳng định việc ban hành Thông tư đã tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian vừa qua.

Cụ thể, từ ngày 16/5/2024 (thời điểm Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực) đến ngày 16/6/2024 (sau 01 tháng thực hiện), các nước xuất khẩu vào Việt Nam 59.461 tấn thịt và sản phẩm thịt, tương đương so với cùng kỳ năm 2023 (60.516 tấn thịt và sản phẩm thịt) và tương đương so với tháng 4/2024 (60.525 tấn thịt và sản phẩm thịt).

Như vậy đến nay, việc triển khai Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT không làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam.

Trong khi đó, quy định của EU về các chỉ tiêu Salmonella, E.coli là không được có Salmonella spp trong 25g thịt; E.coli tổng số không vượt quá 102 đến 5.102 tùy loại sản phẩm. Vương quốc Anh yêu cầu Việt Nam phải có Chương trình quốc gia giám sát Salmonella spp đối với các sản phẩm gà chế biến đang được đàm phán xuất khẩu sang nước này.

Hay Hàn Quốc cũng có yêu cầu tương tự về kiểm soát Salmonella spp.; Nhật Bản, Liên bang Nga và các nước Liên minh Á – Âu đã yêu cầu Việt Nam phải tổ chức kiểm soát Salmonella spp khi đàm phán, xuất khẩu thịt gà chế biến chín sang thị trường các nước này.

Trung Quốc yêu cầu phải tổ chức giám sát, xét nghiệm chỉ tiêu Salmonella spp khi xuất khẩu sữa sang thị trường nước này. Singapore quy định không có Serotype chủng gây bệnh của Salmonella (Enteritidis; Pullorum, …) trong 25g; không có Serotype chủng gây bệnh của E.coli nhóm O (như O157) trong 25g thịt bò.

Trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội đều có các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu để bảo vệ chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước.

Chẳng hạn, Tập đoàn CJ tại Việt Nam đã gửi Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 24/2024/CV-CJ ngày 25/01/2024 về việc kiến nghị một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi tại Việt Nam. 

Theo đó, đơn vị có kiến nghị Thủ tướng tiếp tục quan tâm sâu sát và chỉ đạo các cơ quan liên quan sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, nhằm giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam”. Đồng thời đề nghị ban hành “… hàng rào kỹ thuật trong tự vệ thương mại, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm và chăn nuôi không mong muốn nhập vào Việt Nam”.

Các hội, hiệp hội chăn nuôi trong nước cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ngành có liên quan về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, tương đồng với quy định đối với kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe động vật, người tiêu dùng. Các đại biểu Quốc hội cũng có những câu hỏi chất vấn nhằm tăng cường kiểm soát thịt nhập khẩu.

Bộ NNPTNT cho biết, trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 450.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 6,4% (riêng đối với các sản phẩm thịt đạt trên 320.000 tấn, tăng trên 40%) so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số đó, Ấn Độ là nước đứng thứ đầu về xuất khẩu sản phẩm thịt (thịt và phụ phẩm ăn được của trâu) vào Việt Nam với số lượng trên 102.000 tấn, chiếm 25,3% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp đến là Mỹ với trên 53.000 tấn, chiếm 13,5% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2023. Nga là nước đứng thứ 3, với trên 47.000 tấn, chiếm 11,7% và giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức là nước đứng thứ 4, với trên 30.000 tấn, chiếm 7,7% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đức xuất khẩu phụ phẩm ăn được vào Việt Nam đứng thứ 3 (sau Ba Lan và Nga) với trên 24.000 tấn, chiếm 17,12% và tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Hàn Quốc đứng thứ 5, với trên 30.000 tấn, chiếm 7,57% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng trên 1% so với cùng kỳ năm 2023.





Nguồn: https://danviet.vn/gan-1320-tan-thit-nhiem-salmonella-duoc-phat-hien-truoc-khi-nhap-vao-viet-nam-20241002133357739.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam chi hơn 1,2 tỷ USD nhập khẩu thịt, giá “siêu rẻ” so với thịt trong nước

Bộ NNPTNT cho hay, hết tháng 9 năm nay, nước ta đã chi 1,24 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng mạnh 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, nước ta nhập khẩu thịt lợn, thịt...

Phát hiện 1.319 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Ngày 2-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sau hơn 4 tháng siết chặt quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, bộ đã phát hiện 55 lô hàng nhiễm Salmonella trong tổng số 6.679 lô thịt nhập khẩu được lấy mẫu xét nghiệm Salmonella.Dù chỉ chiếm 1% tổng số lô hàng nhưng...

Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ khi Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn có hiệu lực (từ ngày 16/5/2024 đến ngày 25/9/2024) tổng cộng có 55 lô dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm...

Chi 1,24 tỷ USD nhập khẩu thịt, phát hiện hơn 1.300 tấn nhiễm khuẩn Salmonella

Bộ NN-PTNT cho hay, hết tháng 9 năm nay, nước ta đã chi 1,24 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng mạnh 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm mặt hàng này được nhập chủ yếu từ Ấn Độ, Mỹ, Nga, Đức và Hàn Quốc. Đáng lưu ý, tính từ ngày Thông tư số 04 có hiệu lực (16/5/2024) đến ngày 25/9, đã phát hiện 55 lô hàng nhập khẩu...

8 tháng, Việt Nam nhập siêu thịt và các sản phẩm thịt khoảng 970 triệu USD

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 1,08 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng mạnh 20,3%. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 105 triệu USD. Như vậy, nước ta...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cùng chuyên mục

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Mới nhất

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục...

Hãi hùng cảnh người dân liều ‘cắt’ đầu ô tô, lao qua dòng xe để xuống hầm chui Thanh Xuân

TPO - Để tiết kiệm thời gian khi đi xuống hầm chui Thanh Xuân từ đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều người dân bất chấp nguy hiểm, liều mình băng qua dòng xe đông đúc đang lưu thông với tốc độ cao.  09/11/2024 | 14:26 ...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV

Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức khai mạc.Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra...

Không ảnh hưởng đến doanh nghiệp

(NLĐO) - Bảng giá đất mới thực tế không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhất là khối sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp bất động sản… ...

Mới nhất