L'arrière-petit-fils de l'architecte qui a conçu l'Opéra de Hanoi raconte l'histoire du « réveil » du patrimoine architectural

A la veille de la nouvelle année 2025, M. Maurice Nguyen - l'arrière-petit-fils de l'architecte François Charles Lagisquet - l'un des architectes qui ont conçu l'Opéra de Hanoi est revenu à Hanoi et a exprimé sa joie d'assister à la cérémonie de lancement du livre. « Hanoi Architecture - Echange culturel franco-vietnamien”.

Báo Quân đội Nhân dânBáo Quân đội Nhân dân29/01/2025

Ông Maurice Nguyễn vui vẻ kể: “Lịch sử gia đình tôi là gì? Cách đây hơn 50 năm, ở Paris, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi tham quan Nhà hát Opéra Garnier - nhà hát siêu lớn của thành phố Paris, Pháp. Với đôi mắt của một đứa bé 10 tuổi, tôi rất ấn tượng với bề thế của tòa nhà này. Tối hôm đó khi về ăn cơm với ba mẹ, kể lại câu chuyện mình đi tham quan Nhà hát Opéra Garnier, thì mẹ nói với tôi: “Con à, quê ba mẹ ở Hà Nội cũng có một nhà hát lớn rất đẹp, nhà hát đó được xây bởi ông cố của con. Ông cố là người Pháp, sang Việt Nam cuối thế kỷ 19 làm kiến trúc sư cho thành phố Hà Nội và tham gia rất nhiều công trình của Hà Nội. Công trình lớn nhất và nổi tiếng nhất là Nhà hát Lớn Hà Nội”.

Ông Maurice Nguyễn - chắt của kiến trúc sư François Charles Lagisquet kể chuyện về di sản kiến trúc của gia đình trong lần trở lại Hà Nội.

Với câu chuyện kể của mẹ - một người phụ nữ Hà Nội, ông Maurice Nguyễn luôn nuôi dưỡng niềm khao khát lớn. Và cơ hội đến, năm 1992, lần đầu tiên Maurice Nguyễn bước chân đến thành phố Hà Nội, quê hương của ba mẹ ông. Từ lúc đó trong đầu ông luôn muốn đi tham quan công trình của ông cố mình từng tham gia xây dựng.

“Trước khi về Hà Nội, ba tôi cũng nhờ tôi: “Con cố gắng ghé trường xưa mà ba học ở Hà Nội, Trường Grand Lycée Albert Saraut””, ông Maurice Nguyễn kể.

Ông Maurice Nguyễn cũng khá hài hước khi tả lại hành trình khám phá Hà Nội của mình: “Sau khi check in khách sạn Thăng Long ở Hồ Tây, tôi mau mau thuê xích lô, hồi đó taxi chưa có nhiều, để tham quan 2 công trình liên quan đến gia đình mình. Sau khi đi tham quan được Nhà hát Lớn Hà Nội rất thuận lợi, lúc đó Hà Nội chưa có nhiều xe cộ như hiện nay, nhà hát cũng chưa tu sửa, sơn phết, cải tạo. Dù chưa đẹp như bây giờ nhưng không khí, đường sá xung quanh nhà hát rất đẹp, làm tôi cảm thấy rất lãng mạn trước công trình mà ông cố mình đã xây dựng.

Tôi tiếp tục nhờ bác xích lô chở đi tham quan Trường Grand Lycée Albert Saraut, nhưng bác không biết trường nằm ở đâu, phải hỏi 3-4 người đồng nghiệp, rốt cuộc mới có thể đưa tôi tới đó. Tới cổng chính của trường, tôi mới bước xuống cổng chụp ảnh, thì có 2 đồng chí công an tới nói: “Anh không được chụp ảnh ở đây, mời anh đi ra chỗ khác”. Mình cũng không biết tại sao, khi lên lại xích lô về khách sạn hỏi bác tài xế, thì mới biết đó không còn là trường, mà là Văn phòng Trung ương Đảng. Ba của tôi đã rất vui khi nhận được 2 bức ảnh mà tôi chụp được trước khi các đồng chí công an nhắc nhở”.

Nhà hát Lớn Hà Nội được xem là một trong những biểu tượng văn hóa của Thủ đô.

Ông Maurice Nguyễn nói, đã rất hãnh diện khi trong kho tàng di sản của gia đình có sự đóng góp của ông cố cho di sản kiến trúc Hà Nội. Mang tâm niệm kính phục với ông cố, ông đã dành thời gian trở lại Hà Nội, Việt Nam để cùng các đồng nghiệp thực hiện cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”, với mong muốn “đánh thức” di sản kiến trúc của Thủ đô.

Thủ đô Hà Nội không ngừng thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên nét quen thuộc, do đó ê kíp thực hiện cuốn sách đã có một cách tiếp cận tinh tế để “đọc” kiến trúc đặc biệt này. Ở cuốn sách, người đọc tiếp cận và tìm hiểu rõ hơn đền Văn Miếu, chùa Một Cột tiêu biểu cho nền văn hóa nghìn năm văn hiến của Hà Nội; Nhà hát Lớn Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò hay Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là dấu ấn của thời kỳ thuộc địa; cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, với lớp màu gỉ sét như hòa quyện cùng dòng sông, lại minh chứng cho những tiến bộ công nghệ cách đây hơn một thế kỷ…

Nhà hát Lớn Hà Nội từ lâu trở thành điểm đến, nơi tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quan trọng của đất nước.

Mỗi công trình, mỗi di tích trong cuốn sách không chỉ là một câu chuyện kiến trúc mà còn là một lát cắt lịch sử của Hà Nội.

“Bản thân chúng tôi rất xúc động đón nhận tác phẩm. Chúng tôi cho rằng quyển sách góp phần quan trọng cho việc cho thức tỉnh kiến trúc đô thị Hà Nội, một nơi đáng thức tỉnh nhất của Việt Nam và thức tỉnh một cách xứng đáng, hấp dẫn. Chúng ta có những ứng xử tốt với di sản, thì chính di sản đó phát huy vào sự phát triển đương đại, sẽ tạo nguồn động lực rất lớn cho phát triển kinh tế, mà như chúng ta ngày nay hay nói là nền kinh tế văn hóa. Người có từ cập nhật là phát triển nền công nghiệp văn hóa”, ông Maurice Nguyễn cho hay.

HÀ ANH



Comment (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

No videos available