Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngEVN đề nghị được giao đầu tư thêm dự án nguồn điện...

EVN đề nghị được giao đầu tư thêm dự án nguồn điện mới

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Ngoài ra, EVN đề nghị được giao đầu tư thêm một số nguồn điện mới.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Ngoài ra, EVN đề nghị được giao đầu tư thêm một số nguồn điện mới.




Dự án không nhiều

Trong số các dự án đang thi công của EVN sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới, thì Dự án Thủy điện Ialy mở rộng (360 MW) sẽ về đích sớm nhất.

Cụ thể, vào tháng 11/2024, dự án này sẽ phát điện Tổ máy 1 và tháng 12/2024 sẽ phát điện Tổ máy 2.

Tại Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng (480 MW), công việc thi công cũng đang bám sát tiến độ để phát điện 2 tổ máy vào năm 2025. Với Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I (1.200 MW), hiện tại, tiến độ tổng thể đạt khoảng 72%, EVN phấn đấu hòa lưới Tổ máy 1 vào tháng 8/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hoàn thành phát điện thương mại cả 2 tổ máy trong năm 2026.

Không chỉ ít dự án đang đầu tư, ở khối dự án chuẩn bị đầu tư cũng không có nhiều.

Hiện tai, EVN khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, thu xếp vốn để phấn đấu khởi công Dự án Thủy điện Trị An mở rộng (200 MW), Thủy điện tích năng Bác Ái (1.200 MW) vào cuối năm 2024.

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch II (1.500 MW) đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và đang triển khai công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi, với mục tiêu khởi công năm 2026, hoàn thành năm 2029 – 2030. EVN và PVN đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu cấp khí LNG cho dự án này.

Đối với các dự án nhiệt điện khí Dung Quất I và III sử dụng nguồn khí Cá Voi Xanh, EVN đã hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị dự án, nhưng tới nay vẫn chưa xác định được tiến độ nguồn khí.

Với Dự án Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 2 và 3, EVN đã hoàn thành các hạng mục xây dựng và lắp đặt tấm pin, dự kiến đóng điện vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, hai dự án này chưa được cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII. EVN đang bám sát giải trình Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền về tình hình khắc phục các tồn tại, hạn chế theo Kết luận thanh tra để kiến nghị Bộ Công thương bổ sung, cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, EVN cũng đang phối hợp với các địa phương nghiên cứu và báo cáo cấp thẩm quyền để triển khai các dự án Thủy điện Tuyên Quang mở rộng (120 MW), Thủy điện Sê San 3 mở rộng (130 MW), Thủy điện Sê San 4 mở rộng (120 MW) và Thủy điện Sơn La mở rộng (400 MW).

Đồng thời, EVN đề xuất được làm Dự án Điện gió ngoài khơi khu vực Bắc bộ với quy mô khoảng 810 – 1.000 MW và Nhà máy Điện linh hoạt 300 MW tại Ninh Bình.




Thách thức vai trò chính đảm bảo cấp điện

EVN cho hay, hiện tại, Tập đoàn được giao nhiệm vụ giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nhân dân.

Tính đến nay, tỷ lệ sở hữu các nguồn điện của EVN và 3 tổng công ty phát điện thuộc EVN chiếm 38% (31.360 MW) trong tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống.

Theo Quy hoạch Điện VIII, với các nguồn điện EVN được giao làm chủ đầu tư (10 dự án/6.793 MW), đến năm 2030, tỷ lệ sở hữu các nguồn điện của EVN và các đơn vị thành viên chỉ còn chiếm khoảng 25,4% tổng công suất nguồn của hệ thống điện, trong đó EVN quản lý trực tiếp chiếm khoảng 13,4%.

Bởi vậy, chính EVN cũng rất lo lắng rằng, nếu không tiếp tục được Chính phủ giao triển khai thêm các nguồn điện mới, thì EVN rất khó có thể phát huy vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện.

Bên cạnh đó, tổng công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống đến nay đạt khoảng 80.900 MW, song do cơ cấu nguồn điện phân bố không đồng đều, nên khu vực miền Bắc hiện không tự cân đối cung – cầu nội miền. EVN và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3, nhưng năng lực truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc cũng chỉ tăng thêm khoảng 3.000 MW. Như vậy, chỉ có thể cơ bản đáp ứng được mức độ tăng trưởng phụ tải của miền Bắc trong 1 – 2 năm. Đó là chưa kể, khu vực miền Trung cũng phải có dư thừa điện để chuyển ra thì đường dây mới phát huy được hiệu quả.

Do đó, theo lãnh đạo EVN, việc cung ứng điện trong các năm tới là hết sức khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt công suất đỉnh vào thời điểm cuối mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm) và có nguy cơ thiếu hụt điện năng nếu các nguồn điện được phê duyệt tại Quy hoạch Điện VIII không đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đã được phê duyệt.





Nguồn: https://baodautu.vn/evn-de-nghi-duoc-giao-dau-tu-them-du-an-nguon-dien-moi-d228083.html

Cùng chủ đề

Từ nay đến cuối năm 2024, có lo thiếu điện?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại Kỳ họp trước thuộc lĩnh vực Công Thương. Báo cáo này nhấn mạnh hàng loạt vấn đề phát triển ngành điện, trong đó có điện tái tạo (gió, mặt trời), chiến lược phát triển điện gió ngoài khơi và tình hình cung ứng điện từ...

Không để thiếu điện trong năm 2025

21/10/2024 06:40 Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN). (PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô. Vẫn tiềm ẩn rủi ro cấp điện vào mùa khô ở miền Bắc Tập đoàn Điện lực Việt...

Quảng Trị xin bổ sung đến 6.000MW điện gió trên bờ, ngoài khơi

Quảng Trị vừa có văn bản đề xuất bổ sung phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII gửi Bộ Công thương. Quảng Trị định hướng trở thành trung tâm năng lượng khu vực miền Trung đến năm 2030, theo chủ trương đã được Chính phủ ủng hộ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.Đến nay...

Nỗ lực bảo đảm cung ứng đủ điện cho nền kinh tế năm 2025 và những năm tiếp theo

NDO - Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình bảo đảm cung ứng điện từ nay đến cuối năm, năm 2025 và các năm tiếp theo.  Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long và Hồ Đức Phớc. Phát biểu ý kiến mở đầu cuộc họp,...

‘Tướng trận’ Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông rộng, cột cao, “anh” cũng trèo… Sông Đà 11 cái tên xuất hiện gần như khắp nơi trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). Nói là khắp nơi vì nhà thầu này đảm nhận thi công 24 gói thầu xây lắp và cung cấp cột thép trên một phạm vi công trường dài hơn 500 cây số. Việc nhiều, giá trị khối lượng thi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Dương sẽ đấu giá 10 khu đất công trong quý IV/2024

Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong quý IV/2024, tỉnh sẽ đấu giá 10 khu đất công với tổng diện tích hơn 8,3 ha. Đây là 10 trong số 38 khu đất, trụ sở công được tỉnh đưa ra đấu giá trong giai đoạn 2024 -2025. Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong quý IV/2024, tỉnh sẽ đấu giá 10 khu đất công với tổng diện tích hơn 8,3 ha. Đây là 10 trong số 38 khu đất, trụ sở công được...

Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/10/2024

AIA Việt Nam cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị ngày 23/10/2024. Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/10/2024AIA Việt Nam cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị ngày 23/10/2024. Giá đơn vị quỹ và Quỹ liên kết đơn vị được áp dụng cho dòng sản phẩm Bảo hiểm liên kết đơn...

Hoàng Anh Gia Lai lãi quý III hơn 350 tỷ đồng

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi sau thuế quý III xấp xỉ 351 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ và là mức lợi nhuận theo quý cao nhất từ đầu năm đến nay. Hoàng Anh Gia Lai báo lãi sau thuế quý III xấp xỉ 351 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ và là mức lợi nhuận theo quý cao nhất từ đầu năm đến nay. ...

Giữ đà, giữ nhịp, tăng tốc, bứt phá

Với quan điểm chỉ đạo, điều hành nền kinh tế năm 2025 là giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, “chỉ tiêu nào chưa đạt thì phải đạt, chỉ tiêu đạt rồi, thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả”, phấn đấu cao nhất hoàn thành các mục tiêu đề ra. Với quan điểm chỉ đạo, điều hành nền kinh tế năm 2025 là giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt...

Vân Đồn – Tâm điểm Bất động sản nghỉ dưỡng kết nối giao thương quốc tế

Nằm cạnh thị trường Trung Quốc rộng lớn, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hạ tầng giao thông hiện đại gồm sân bay, cao tốc, đường thủy, cảng biển, cùng các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh) đang hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một tâm điểm về bất động sản nghỉ dưỡng kết nối giao thương quốc tế. Vân Đồn - Tâm điểm Bất động sản...

Bài đọc nhiều

Hải Dương thu hút nhiều dự án FDI vào khu công nghiệp

Dự án Nhà máy Deli Hải Dương, tổng mức đầu tư 270 triệu USD, mới khởi công đã nâng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hải Dương lên hơn 10,52 tỷ USD. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, trong 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh thu hút được gần 350,5 triệu USD vốn FDI, bằng 89,3% so với...

Giá kim loại đồng ngày 24/10: tăng giá

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) CMCU3 tăng 0,3% lên 9.588 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất trong một tuần trong phiên trước. Hợp đồng đồng tháng 12 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) SCFcv1 giảm 0,7% xuống 76.890 Nhân dân tệ (10.795,06 USD)/tấn. Đồng USD bám sát mức cao nhất trong hai tháng rưỡi, khiến kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh...

Ngành xi măng vẫn đối mặt với khó khăn

Hàng loạt sản phẩm xi măng rời tăng giá Sau khi giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 4,8%, cùng với các cuộc xung đột quân sự trên thế giới đang diễn ra căng thẳng khiến giá nguyên, nhiên liệu đầu vào như than, dầu... biến động lớn, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Các DN xi măng trong nước đã tìm giải pháp để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả...

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư. Đó là thông tin ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra tại “Hội thảo môi trường bền vững trong công nghệ thời trang”, diễn ra sáng ngày 24/10, do Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn...

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024. Tham dự lễ khai mạc có Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung cùng lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ. Về phía địa phương có bà Trần Kim Yến - Thường vụ Thành ủy,...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Theo ông Nguyễn Văn Trừ - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, kinh tế số đang dần trở thành hướng chủ đạo của phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày sâu rộng vào kinh tế thế giới. Chuyển đổi số, đối với doanh nghiệp là quá trình thay đổi về tư duy, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số để cải thiện hiệu quả...

Thị trường Halal không quá khó nhưng rất khắt khe về yếu tố văn hóa, tôn giáo và tâm linh

Đây là nội dung được ông Nguyễn Quang Hiếu - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH De Heus Việt Nam cung cấp tại Hội nghị Halal toàn quốc diễn ra vào ngày 22/10 tại Hà Nội.

Giữ đà, giữ nhịp, tăng tốc, bứt phá

Với quan điểm chỉ đạo, điều hành nền kinh tế năm 2025 là giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, “chỉ tiêu nào chưa đạt thì phải đạt, chỉ tiêu đạt rồi, thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả”, phấn đấu cao nhất hoàn thành các mục tiêu đề ra. Với quan điểm chỉ đạo, điều hành nền kinh tế năm 2025 là giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt...

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Dương Quốc Trịnh – Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - Bộ Công Thương cho hay, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, vấn đề sống...

Bộ Xây dựng đề xuất chính quyền phải có trách nhiệm phát triển đô thị

(CLO) Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị nhằm tạo điều kiện, tiền đề để từng bước phát triển các đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh. ...

Mới nhất

Cách dùng thuốc nhỏ mắt Eyemiru hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ

Thuốc nhỏ mắt Eyemiru khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách sử dụng hiệu quả. Bài viết sau sẽ là một số hướng dẫn chi tiết để bạn...

Thu hẹp khoảng cách công nghệ, Nân cao chuỗi giá trị”.

NDO - Sáng 25/10, tại Công viên phần mềm Quang Trung, Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Ngày Đổi mới sáng tạo mở với chủ đề “TechTraverse 2024 - Thu hẹp khoảng cách công nghệ, Nâng cao chuỗi giá trị” . Sự kiện do Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và...

Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Theo ông Nguyễn Văn Trừ - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, kinh tế số đang dần trở thành hướng chủ đạo của phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày sâu rộng vào kinh tế thế giới. Chuyển đổi số, đối với doanh nghiệp là...

Tránh xin đất làm hạ tầng nhưng không có quy hoạch

(Dân trí) - Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng cần chỉ rõ tiến độ thực hiện các quy hoạch, thực hiện các quy hoạch về hạ tầng trước, sau đó mới quy hoạch đô thị. Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy...

9 tháng 2024, ACB tăng trưởng tín dụng cao

Kết thúc Quý 3 năm 2024, ACB đạt kết quả kinh doanh với các chỉ số tài chính được duy trì tốt, khẳng định vị thế là một trong các NHTMCP hoạt động hiệu quả trên thị trường. ...

Mới nhất