Trang chủChính trịNgoại giaoEU lần đầu làm điều này với Trung Quốc và động thái...

EU lần đầu làm điều này với Trung Quốc và động thái của Bắc Kinh?


Trong gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga theo kế hoạch sẽ có hiệu lực vào ngày 24/2 – tròn hai năm Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU lần đầu tiên đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen như một phần trong nỗ lực làm suy yếu quân đội Nga.

Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga: EU lần đầu làm điều này với Trung Quốc và động thái của Bắc Kinh
Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Moscow, EU lần đầu tiên đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen như một phần trong nỗ lực làm suy yếu quân đội Nga. (Nguồn: apa.az)

Như vậy, ba doanh nghiệp của Trung Quốc đại lục và một doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc) sẽ chính thức bị ghi danh trong danh sách trừng phạt của EU, sau khi Hungary không thể sử dụng lý do về sự hiện diện của các công ty Trung Quốc để chặn gói trừng phạt mới này.

Theo đó, các doanh nghiệp Trung Quốc trên sẽ bị cấm giao dịch và tham gia kinh doanh với các đối tác thuộc 27 quốc gia thành viên EU. Họ bị cáo buộc giúp người mua Nga tiếp cận hàng hóa có mục đích sử dụng kép quân sự và dân sự được sản xuất ở châu Âu, nhưng bị EU cấm xuất khẩu sang Nga. Các cá nhân và công ty này cũng đối mặt nguy cơ bị đóng băng tài sản.

Ba doanh nghiệp của Trung Quốc đại lục là Công ty TNHH Công nghệ Ausay Quảng Châu, Công ty TNHH Thương mại Biguang Thâm Quyến, Công ty TNHH Điện tử Yilufa và Công ty RG Solutions Limited. của Hongkong đã có tên trong danh sách gồm 193 thực thể nằm trong vòng trừng phạt mới nhất của EU đánh vào Nga, bao gồm các doanh nghiệp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Triều Tiên và Ấn Độ, nâng tổng số thực thể bị đưa vào danh sách đen lên gần 2.000.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, Thụy Điển (SIPRI) Dan Smith, nhận định, các biện pháp trừng phạt do EU đánh lên các công ty Trung Quốc, do cáo buộc có quan hệ với quân đội Nga dường như ít tác động đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

“Cho đến nay, theo bằng chứng hiện tại, các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc sẽ có ít hoặc không có tác dụng gì đối với Nga. Tôi coi đây là một cách thể hiện thái độ thù địch ở một mức độ nào đó đối với Trung Quốc, nhưng không có tác dụng”, Người đứng đầu tổ chức nghiên cứu Thụy Điển chỉ rõ.

Đối với Trung Quốc, gói trừng phạt này đánh dấu sự kết thúc của một nỗ lực lâu dài nhằm ngăn chặn các công ty của họ bị đưa vào danh sách đen vì cuộc xung đột Nga-Ukraine.

EU trước đây đã cố gắng trừng phạt một số công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng phản ứng khiến một số quốc gia thành viên EU dè dặt. Mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc cuối cùng đã thúc đẩy các nhà ngoại giao ở Brussels đưa ra biện pháp quyết đoán hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm ngoái, sau nhiều động thái thuyết phục châu Âu, các công ty Trung Quốc được ra khỏi danh sách đen, đại sứ Bắc Kinh tại EU Fu Cong cho biết “chúng tôi rất vui vì các doanh nghiệp Trung Quốc đã được loại khỏi danh sách đó và điều đó cho thấy rằng đối thoại có thể có hiệu quả”.

Giám đốc SIPRI chia sẻ thẳng thắn rằng, “một phần trong tôi không thực sự hiểu rõ tại sao EU lại làm điều này (tung gói trừng phạt thứ 13)”.

Ông phân tích, hiện tại, nền kinh tế Nga giống như một nền “kinh tế vũ khí” và thương mại giữa Nga-Trung Quốc không khác gì giữa phương Tây-Moscow. Chỉ cần một đối tác giao dịch với Nga, tức là thực sự đang đóng góp cho nền kinh tế Nga. Và trên thực tế, bất chấp các lệnh trừng phạt, vẫn có rất nhiều hoạt động thương mại giữa các thực thể phương Tây với Nga diễn ra.

Theo số liệu hải quan của chính phủ Trung Quốc, thương mại Nga-Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục hơn 204 tỉ USD vào năm 2023 – vượt qua mục tiêu 200 tỉ USD mà hai nước đặt ra.

Nhưng ông Dan Smith nói thêm, “hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã chuyển giao hệ thống vũ khí hoàn chỉnh cho Nga”. Và rằng, theo chuyên gia nghiên cứu về hòa bình, nếu EU và các nước khác có thể nhận ra, các biện pháp trừng phạt là một công cụ chính sách kém hiệu quả, thì họ nên bắt đầu tìm các cách thức ngoại giao, hợp tác. Các mối quan hệ thực dụng có thể giúp đạt được mục tiêu của họ.

“Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu giới lãnh đạo Trung Quốc có còn sẵn sàng thảo luận và bị thuyết phục nữa hay không”, chuyên gia Dan Smith nói.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm nói thêm rằng, với EU hay Ukraine, nếu Trung Quốc muốn làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình thì họ cần phải thể hiện rõ “sự lạnh lùng đối với Nga và không thích quyết định của Moscow về lãnh thổ Ukraine”.

Bắc Kinh và Moscow đã xích lại gần nhau hơn kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng Trung Quốc luôn phủ nhận việc cung cấp hỗ trợ quân sự. Tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, Vương Nghị, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich rõ ràng rằng, mối quan hệ giữa hai nước “không liên minh, không đối đầu và [không] nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào”.

Trong khi đó, về phía nội bộ EU, một nhà ngoại giao nẵm rõ thông tin về các cuộc thảo luận cho biết, Hungary từng là một đối tác thân cận của Bắc Kinh, đã quyết định không phủ quyết gói này sau nhiều lần lấy cớ trì hoãn và “yêu cầu có thêm thời gian”. “Nhưng những ngày qua, chúng tôi đã nhận được những dấu hiệu từ Budapest rằng họ sẽ không phản đối gói trừng phạt nữa”, nhà ngoại giao này cho biết thêm.

Vì thế mà gói trừng phạt thứ 13 tiếp tục nhằm kiềm chế Nga về mọi mặt đã được nhóm 27 đại sứ của các nước thành viên EU nhanh chóng phê duyệt mà không cần thảo luận thêm, ngoại trừ một tuyên bố từ Hungary.

Trên thực tế, như South China Morning Post đưa tin, dù Hungary không chặn gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga, nhưng các quan chức nước này đã nói rõ rằng họ không đồng tình. “Không có lý do gì để phủ quyết nó”, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói sau cuộc gặp với các đối tác cấp bộ trưởng mới đây, nhưng ông nói thêm rằng “EU đang đưa ra quyết định sai lầm”.

“Các đại sứ EU đã thống nhất về nguyên tắc gói trừng phạt mới nhất liên quan hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine. Đây là một trong những gói trừng phạt quy mô nhất được EU thông qua”, Bỉ, nước hiện là chủ tịch EU, thông báo trên mạng xã hội X ngày 21/2.

Các luật sư hiện sẽ chuẩn bị văn bản để thông qua lần cuối trước ngày 24/2.

“Tôi hoan nghênh thỏa thuận về gói trừng phạt thứ 13 của chúng tôi chống lại Nga. Chúng ta phải tiếp tục làm suy yếu cỗ máy quân sự của ông Putin”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói.

EC năm ngoái đã đưa ra một lựa chọn cho phép khối này nhắm mục tiêu trừng phạt vào cả quốc gia, thay vì các thực thể riêng lẻ, nếu có sự coi thường liên tục các biện pháp trừng phạt của khối này. Tuy nhiên, EU khó có thể đạt được sự nhất trí cần thiết để áp dụng một biện pháp như vậy, bởi sự thống nhất trong nội bộ EU về Ukraine đang rạn nứt, đặc biệt là về các biện pháp trừng phạt kinh tế.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Mỹ “đánh phủ đầu”, quyết không để công nghệ tiên tiến rơi vào tay Bắc Kinh

Mới đây, chính phủ Mỹ công bố bộ quy định cuối cùng nhằm kiểm soát hoạt động đầu tư của nước này vào các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và công nghệ khác tại Trung Quốc.

Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

Tờ China daily của Trung Quốc gọi BRICS là một tập thể đang trỗi dậy trong một thế giới đang thay đổi. Còn Giáo sư Christopher Isike của Đại học Pretoria, Nam Phi cho rằng, BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đề cao tính đa cực và trật tự, đảm bảo sự cân bằng quyền lực, trong một thế giới có phần "hỗn loạn".

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra từ 22-24/10 tại Kazan của Nga - nơi Tổng thống nước chủ nhà tiếp đón 36 nhà lãnh đạo thế giới, từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, và một trong những mục tiêu là giảm thiểu số lượng giao dịch bằng đồng USD trong giao dịch thương mại.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Mặc dù không đạt được giải pháp cuối cùng, Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Chủ tịch Quốc hội Peru nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Lương Cường tới thăm chính thức Peru; nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng đến thăm chính thức Peru; trân trọng tình cảm đoàn kết và sự ủng hộ của nhân dân Peru...

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Boluarte

Chiều ngày 13/11, tại Phủ Tổng thống, ngay sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm chính thức với Tổng thống Dina Boluarte. Trong bầu không khí thân tình và cởi mở, hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước gần đây, tập trung trao đổi về phương hướng và các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều...

Tuyên bố chung về thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường thăm chính thức Peru từ ngày 12 đến 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, bà Dina Ercilia Boluarte Zegarra. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Chủ tịch nước Việt Nam tới Peru, tạo dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm, Tổng thống Dina Boluarte và Chủ tịch nước Lương Cường đã bày tỏ...

Mới nhất

Có nên phẫu thuật cắt u mỡ?

U mỡ (lipoma) là các khối u lành tính, hình thành từ mô mỡ phát triển bất thường dưới da. U mỡ (lipoma) là các khối u lành tính, hình thành từ mô mỡ phát triển bất thường dưới da. Theo Cơ quan Y tế Quốc gia...

Thủ tướng: Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh ở Lạng Sơn, Cao Bằng

Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, nhà thầu huy động thêm máy móc, nhân lực, triển khai công việc với tốc độ nhanh hơn, tổ chức thi công với quyết tâm "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió". Sau 3 tháng triển khai, tỉnh Lạng Sơn đề nghị Thủ...

Hòa Phát tham gia triển lãm quốc tế ngành container tại Rotterdam – Hà Lan

Công ty Cổ phần Sản xuất Container Hòa Phát vừa tham dự triển lãm quốc tế vận tải đa phương thức – Intermodal Europe 2024 diễn ra từ ngày 12 – 14/11/2024 ở Rotterdam AHOY, Hà Lan. Đây là lần thứ 2 Hòa Phát tham gia triển lãm lớn nhất thế giới liên quan đến ngành sản xuất...

Long An cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Pháp

(ĐCSVN) - Trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế và mở rộng cơ hội đầu tư đến từ Pháp, từ ngày 11/11 đến ngày 14/11, đoàn công tác xúc tiến thương mại đầu tư tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm trưởng đoàn đã tham dự Tọa đàm hợp tác...

Dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nhưng không có phòng Dân tộc cấp huyện

Điều này dẫn tới việc các địa phương của tỉnh Bắc Kạn khó khăn trong triển khai các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đạt thấp, nhiều chỉ tiêu không đạt theo kế hoạch. ...

Mới nhất