Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhEU bối rối, Moscow bình chân "nghênh chiến", báo Ukraine thấy bằng...

EU bối rối, Moscow bình chân “nghênh chiến”, báo Ukraine thấy bằng chứng thuyết phục


Liên minh châu Âu đã khởi động các cuộc đàm phán kín về gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga, liên quan chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine.

Nếu được thông qua, đây sẽ là gói trừng phạt thứ 12 của EU nhằm vào Moscow, có thể bao gồm lệnh cấm kim cương của Nga, hạn chế hơn nữa khả năng của Moscow trong việc lách các lệnh trừng phạt và trừng phạt các công ty ở các nước thứ ba đang “đứng sau hỗ trợ” Moscow thực hiện điều đó.

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: EU bối rối, Moscow bình chân, Ukraine
Cuộc điều tra của Kyiv Independent tiết lộ, nhà sản xuất kim cương hàng đầu của Nga – Alrosa vẫn tiếp tục bán hàng sang phương Tây thông qua trung gian ở các nước bên thứ ba. (Nguồn: Kyivindependent)

EU đã áp đặt gói trừng phạt thứ 11 vào tháng 6/2023, nhằm chống lại hành vi lách lệnh trừng phạt, chủ yếu đối với các sản phẩm có công dụng kép và trong hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga.

Hiện tại, với gói trừng phạt mới nhất này, Brussels được cho là đang tìm cách mở rộng danh sách hạn chế “hàng hóa có công dụng kép” – loại sản phẩm có thể ứng dụng trong quân sự, mà Moscow đã mua được thông qua các quốc gia thứ ba.

Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo trước đó rằng, nếu các kênh ngoại giao không đủ để ngăn chặn các nước bên thứ ba tái xuất khẩu các sản phẩm bị trừng phạt, khối châu Âu cũng có thể cấm xuất khẩu sang các quốc gia đó.

Theo nhà báo Rikard Jozwiak của Radio Free Europe, các cuộc thảo luận giữa EC và các đại sứ EU về gói trừng phạt mới đối nhằm vào Nga đã bắt đầu, các nhà lãnh đạo châu Âu hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm nay.

Tuy nhiên, vẫn như mọi khi, các cuộc đàm phán của EU về gói trừng phạt chống Nga vẫn luôn gặp vấn đề giữa chính các thành viên của khối.

Trong khi, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic thậm chí còn muốn tiến xa hơn nữa trong các lệnh trừng phạt chống Nga, kêu gọi các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các dịch vụ liên quan đến khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành công nghiệp hạt nhân… Một số thành viên cũng nỗ lực tìm giải pháp sử dụng lãi từ khối tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đang bị phong tỏa tại châu Âu, một cách hợp pháp để hỗ trợ Ukraine tái thiết.

Nhưng hiện một số thành viên khác, như Hungary lại có các động thái đi ngược hoàn toàn. Budapest thẳng thắn nêu ý kiến, EU cần phải thảo luận về tác động của các biện pháp trừng phạt đối với Nga, rằng Các lệnh trừng phạt làm tổn thương ai nhiều hơn? Chúng có phù hợp không, có dẫn đến kết quả như mong muốn không? EU có đạt được mục tiêu của mình không, cụ thể là khiến Nga suy sụp về mặt kinh tế và đã đến gần hơn với hòa bình hay chưa?”.

Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó lưu ý rằng, những vấn đề trên cho đến nay không được tranh luận ở EU. Ông cũng thông báo, Budapest không có ý định tìm kiếm nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân mới cho nhà máy điện hạt nhân của họ và hài lòng với sự hợp tác với các công ty của Nga.

Ngoài ra, còn một thực tế khác, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, doanh số bán kim cương của Nga vẫn tiếp tục lấp đầy kho bạc của Điện Kremlin trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn bế tắc, chưa nhìn thấy hồi kết.

Cuộc điều tra mới đây của Kyiv Independent tiết lộ, nhà sản xuất kim cương hàng đầu của Nga – Alrosa vẫn tiếp tục bán hàng sang phương Tây thông qua trung gian ở các nước bên thứ ba. Thậm chí, Alrosa thậm chí còn đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng vào năm 2023. “Một phần lợi nhuận có thể được chi để hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Nga”, tờ Kyiv Independent đề cập.

Theo đó, Kyiv Independent bình luận, nhờ các biện pháp trừng phạt yếu kém của Mỹ và sự “vắng mặt” của bất kỳ quốc gia nào trong EU, nhà sản xuất kim cương Alrosa có một phần thuộc sở hữu nhà nước Nga, vẫn tiếp tục thu được lợi nhuận từ việc bán kim cương. Công ty có thể đang sử dụng một phần lợi nhuận của mình để tài trợ trực tiếp cho quân đội Nga. Alrosa chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine, các thương hiệu xa xỉ của phương Tây như Tiffany (Mỹ) và Cartier (Pháp) đều đã tuyên bố ngừng mua kim cương Nga. Hiện trước thông tin Kyiv Independent tìm thấy bằng chứng ngược lại, rằng họ đang đi ngược nỗ lực của chính quyền nhằm thu hẹp các lỗ hổng trừng phạt Nga, Tiffany phủ nhận cáo buộc, trong khi Cartier chưa trả lời yêu cầu về nghi vấn trên.

Trong khi đó, những nỗ lực mới nhất của Nhóm G7 nhằm hạn chế doanh số bán kim cương của Nga đã vấp phải một chiến dịch vận động hành lang dữ dội từ các công ty kim cương lớn nhất thế giới kể từ mùa Hè năm 2022.

Giới quan sát thì bình luận, các thương hiệu lớn như Tiffany và Cartier có thể “đánh lừa khách hàng”, có thể không, bởi chính tuyên bố không mua kim cương của Nga cũng là điều mà họ không thể đảm bảo và do đó khiến họ vô tình ủng hộ tài chính cho Nga. Lý do là “cuộc hành trình” của một viên kim cương rất dài, nguồn gốc của nó gần như không thể truy tìm được. Nó có thể đổi chủ hàng chục lần trước khi được an vị” trên một chiếc nhẫn hoặc vòng tay, của một vị khách hàng cuối cùng nào đó.

Về phía Nga, trước yêu cầu bình luận của báo giới về kế hoạch của EU – tham vấn các nước thành viên về gói trừng phạt chống Nga thứ 12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko khẳng định, “nếu phương Tây có bất kỳ biện pháp hạn chế bổ sung nào, phía Moscow cũng sẽ cân nhắc động thái nhằm vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt đó và có hành động đáp trả nếu cần thiết”.

Cho rằng, những gói trừng phạt chống Nga chỉ gây tổn hại cho chính EU, Nhà Ngoại giao Nga nói rằng, “EU đang không ngừng tìm kiếm các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga. Tuy nhiên, với kinh nghiệm trước đây về việc đối phó các biện pháp trừng phạt bị áp đặt, tôi nên lưu ý rằng, đã có tới 11 gói trừng phạt nhằm vào Moscow – cho thấy rõ ràng rằng, những biện pháp trừng phạt đó không thành công”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phía sau cái gật đầu bất đắc dĩ của Hungary là ‘giông tố ngầm’ trong nội bộ EU?

Lý do Hungary - thành viên Liên minh châu Âu (EU) thân Nga, đã không chặn gói trừng phạt thứ 13 của khối này nhằm vào Moscow như dự tính trước đó?

Bắc Kinh đã bị tụt lại phía sau, quan hệ với Washington và EU nguội lạnh dần?

Các nền kinh tế lớn ngày càng hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng nhiều nền kinh tế mới nổi và các nước xuất khẩu hàng hóa khác vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh.

Eurozone “né” suy thoái, kinh tế EU không tăng trưởng trong quý IV/2023

Số liệu do Eurostat - cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 30/1 cho thấy, kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tránh được cuộc suy thoái kỹ thuật trong nửa cuối năm 2023, song chững lại vào 3 tháng cuối năm.

Từ quốc gia tiên tiến “tụt dốc không phanh” xuống hạng trung bình, điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Italy?

Bài viết của tác giả Federico Fubini, đăng trên mạng Corriere della Sera (Italy), đề cập tình trạng trì trệ của nền kinh tế Italy trong 30 năm qua, đồng thời đánh giá triển vọng trong thời gian tới.

Kinh tế Eurozone không thể vượt quá mức tăng trưởng 0,6% trong năm nay

Các nhà máy ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) vừa trải qua năm ảm đạm, khi hoạt động chế tạo đã suy giảm tháng thứ 18 liên tiếp - ghi nhận trong tháng 12/2023.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Tài khoản bỏ không có thể bị thu những phí nào?

Không chỉ thẻ, ngay cả tài khoản thanh toán, khách cũng có thể bị tính phí quản lý và duy trì từ hàng chục đến hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng. Sở hữu một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng là thực trạng phổ biến với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, sau sự việc nhiều khách nợ phí ngân hàng tiền triệu dù tài khoản không sử dụng, một số người vỡ lẽ rằng không chỉ thẻ ngân...

Quay đầu hồi phục, nên mua hay bán?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm khi chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 9h00, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD đã gây áp lực mạnh lên vàng. Kim loại quý này cũng đối diện làn sóng chốt lời và không thể trụ ở ngưỡng kỷ lục.Ông Daniel Ghali...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Cùng chuyên mục

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam) bởi nhu cầu xăng dầu yếu hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Mới nhất

Những pha nhào lộn ‘đã mắt’ tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định

Ngày 23.3, trong khuôn khổ giải đua mô tô nước thế giới diễn ra tại Bình Định, các vận động viên quốc tế đã để lại những màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship) có hạng mục thi đấu, gồm: Runabout GP1 (dành cho những tay đua...
03:53:23

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín...

Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Chờ chính sách, 1 tuần SJC 'bay' 1 triệu đồng/lượng

Xem nhanh: • Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 • Giá vàng quốc tế hôm nay 24/3/2024 • Dự báo giá vàng Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 Chốt phiên 23/3, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,3 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 78 triệu...

Mới nhất