La primavera llega a la zona costera

Việt NamViệt Nam05/02/2025


(QBĐT) - Mùa xuân nơi vùng ven biển huyện Lệ Thủy, hơi ấm len lỏi vào từng gia đình, niềm vui hiện lên trong ánh mắt của những ngư dân hai xã biển Ngư Thủy và Ngư Thủy Bắc. Xuân Ất Tỵ 2025, các xã vùng biển đã vươn mình đi lên trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng khởi sắc và được nâng cao.

 

Xã Ngư Thủy Bắc sau bao nỗ lực đã ghi tên mình vào những vùng quê đáng sống trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng 30km đường bờ biển hoang sơ và thơ mộng, từ bao đời nay, người dân nơi đây chủ yếu bám biển để mưu sinh. Tuy nhiên, là vùng biển bãi ngang nên ngư dân chỉ đánh bắt gần bờ, “lộc biển” vì thế có sản lượng và giá trị không cao. Do đó, cùng với đánh bắt, người dân đã đẩy mạnh ngành nghề chế biến và nuôi trồng thủy hải sản, kết hợp xuất khẩu lao động để nâng cao thu nhập.

 

Trong một buổi chiều nắng sóng sánh như mật, chúng tôi đã có dịp đến thăm làng biển Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc. Toàn thôn Tân Hải có 195 hộ với 1.567 nhân khẩu. Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc Trần Tiến Mạnh chia sẻ: Tân Hải là thôn có thế mạnh về xuất khẩu lao động. Sau sự cố môi trường biển năm 2016, tranh thủ chính sách của Nhà nước giúp ngư dân chuyển đổi sinh kế, đào tạo và tìm kiếm việc làm, làn sóng xuất khẩu lao động rộ lên ở Tân Hải. Đến nay, toàn thôn có 155 người đi lao động ở Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... mỗi năm nguồn ngoại hối thu về hàng chục tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ở Tân Hải hiện nay đạt trên 69 triệu đồng/năm.

Ngư Thủy Bắc hôm nay.
Ngư Thủy Bắc hôm nay.

Ông Võ Văn Diện, Trưởng thôn Tân Hải cho hay: “Toàn thôn có trên 15 gia đình có 2-3 người con đi xuất khẩu lao động. Đi lao động nước ngoài cho thu nhập cao. Nhờ đó, nhiều gia đình đã giàu lên nhanh chóng”.

 

Đến Tân Hải hôm nay sẽ được chứng kiến một làng quê hoàn toàn khởi sắc bởi hệ thống nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Từ điểm đến đầu tiên thôn Tân Hải, trên những tuyến đường bê tông phẳng lì, chúng tôi đã lần lượt dạo quanh một vòng qua các làng quê. Sau những ngày mưa dằng dặc, nắng đã bắt đầu len lỏi ở những làng nhỏ ven biển huyện Lệ Thủy. Con đường lớn nối từ Quốc lộ 1 đến quảng trường biển xã Ngư Thủy Bắc với chiều dài 5,5km, thiết kế 4 làn xe vừa hoàn thành như một tấm thảm lớn đã rút ngắn khoảng cách từ trung tâm huyện đến xã. Cùng với đó, dự án đường ven biển đang được triển khai xây dựng là những cung đường kết nối liên vùng, mang tính “động lực” góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để các xã vùng biển phát triển.

 

Về xã Ngư Thủy trong một ngày đầu năm, chúng tôi đã thấy sự khởi sắc của địa phương khi người dân đã tận dụng nguồn nguyên liệu biển khơi để phát triển nghề chế biến thủy, hải sản. Năm 2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy hải sản của xã Ngư Thủy là 2.650 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để xã phát triển ngành nghề chế biến thủy, hải sản, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho người dân. 

 

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Cam Liên tại các xã Cam Thủy, Thanh Thủy và Ngư Thủy Bắc của Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình, với tổng vốn đầu tư trên 2.200 tỷ đồng. Nhiều dự án lớn đã và đang được đầu tư trên vùng đất này sẽ chắp cánh để vùng biển có điều kiện thuận lợi trong phát triển cơ sở hạ tầng. Những bãi biển Tân Hải, Bắc Hòa, Trung Thành,… đang níu chân du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, cát trắng, làn nước trong xanh, sạch đẹp. Ngư Thủy và Ngư Thủy Bắc đang trở mình đi lên trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương.

Ông Nguyễn Hữu Hiến, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy cho biết: “Trong năm, các tổ hợp tác, hợp tác xã và hộ gia đình trên địa bàn xã đã tích cực thu mua sản phẩm đưa vào chế biến. Đã đưa vào hấp sấy ước đạt 50 tấn cá khô thành phẩm, chế biến 70 tấn ruốc, 4.000 lít nước mắm. Toàn xã có 3 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP, bao gồm: Sản phẩm chả mực của HTX Chế biến thủy sản Ngư Trung, sản phẩm mực khô và sản phẩm cá lóc tẩm gia vị của HTX Sản xuất kinh doanh-Dịch vụ thủy sản Ngư Nam”.

Nghề chế biến thủy hải sản tạo điểm tựa vững chắc cho ngư dân nơi đây bám biển, vươn khơi, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại các làng ven biển. Chỉ tính riêng xã Ngư Thủy Bắc, toàn xã hiện có hơn 150 hộ nuôi cá lóc, trong đó hàng chục hộ có từ 5-6 hồ nuôi với diện tích từ 100-300m2/hồ. Hiện, sản lượng cá lóc của toàn xã đạt 3.800 tấn, thu về khoảng 190 tỷ đồng mỗi năm.

 

Điển hình như hộ ông Trần Kim Phi-“Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024”. Ông Phi là người “mở đường” cho nghề nuôi cá nước ngọt ven biển. Cơ sở chăn nuôi thủy sản của ông có tổng doanh thu hàng năm đạt 20 tỷ đồng, cho lãi hơn 3 tỷ đồng; giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động với thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng và 30-40 lao động mùa vụ.

 

Kinh tế phát triển, 2 xã vùng biển Lệ Thủy đã có điều kiện để từng bước xây dựng NTM. Đến cuối năm 2024, xã Ngư Thủy Bắc đã đạt 19/19 tiêu chí, xã Ngư Thủy đạt 14/19 tiêu chí NTM. Với việc phát triển toàn diện, chương trình xây dựng NTM đang tạo đà để các làng biển trở mình vươn lên, xây dựng những làng quê đáng sống. Tỷ lệ hộ nghèo ở xã Ngư Thủy Bắc đến nay còn 6,05%, thu nhập bình quân đầu người đạt 57,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở xã Ngư Thủy còn 3,66%, thu nhập bình quân đạt 67,5 triệu đồng/người/năm.

 

Chia tay 2 xã biển nhưng trong lòng chúng tôi lâng lâng cảm xúc, vui niềm vui ấm no của người dân vùng biển khi thấy thế mạnh của vùng bãi ngang ven biển đang dần được “đánh thức”.

An Phương



Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/202502/xuan-ve-vung-bien-bai-ngang-2224165/

Kommentar (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

No videos available