Trang chủNewsNhân quyền – Xây dựng bộ luật đất đai có sức sống và...

[E-magazine] – Xây dựng bộ luật đất đai có sức sống và tầm nhìn


qua-trinh-sua-luat(1).png

Việc sửa Luật Đất đai 2013 được chính thức khởi động cách đây 3 năm, vào tháng 8/2020, khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời giao Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì xây dựng Dự án Luật.

Mốc thời gian quyết định cho việc hình thành các quan điểm, chủ trương chính của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là vào ngày 16/6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Nghị quyết kỳ vọng đổi mới, hoàn thiện thể chế về quản lý sử dụng đất đai, khai thông, tạo sức bật từ nguồn lực đất đai.

Những điểm mới của Nghị quyết 18-NQ/TW nếu được thể chế hóa trong Luật sẽ làm thay đổi căn bản một số chính sách đất đai hiện hành. Đó là bỏ khung giá đất, hy vọng sẽ xóa bỏ tình trạng giá ảo, giá thật; giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá, đấu thầu; thiết lập thị trường quyền sử dụng đất; mở rộng đối tượng và hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp; quản lý chặt hơn đất đa mục đích…

Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Nghị quyết 18-NQ/TW

Sau khi có ngọn đuốc Nghị quyết 18-NQ/TW soi sáng về quan điểm, việc sửa Luật Đất đai bước vào chặng đường nghiên cứu, phân tích, xác định cho được những quy định vừa đúng chủ trương, vừa khả thi trong thực tế. Và để có được những điều khoản chất lượng ấy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tổ chức một đợt lấy ý kiến nhân dân.

Có lẽ sau đợt lấy ý kiến nhân dân xây dựng Hiến pháp 2013, đợt lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai đầu năm 2023 diễn ra sâu rộng nhất trong những năm trở lại đây. Chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi, từ 3/1/2023 đến 15/3/2023, cơ quan chủ trì soạn thảo – Bộ TN&MT đã nhận được hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý, thể hiện quan tâm đặc biệt của nhân dân với đạo luật hết sức quan trọng này.

lay-y-kien-nhan-dan.jpg
Nhìn lại những con số về đợt lấy ý kiến nhân dân, có thể thấy, pháp luật đất đai là mối quan tâm thường trực trong cuộc sống mỗi người dân.

Trong số hơn 12,1 triệu lượt ý kiến thì 89% đến từ các tổ chức chính trị – xã hội, trong đó Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận được hơn 8,36 triệu lượt ý kiến (chiếm 69%); Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhận được hơn 2,3 triệu lượt ý kiến (chiếm 19,4%). Ý kiến từ các UBND các tỉnh thành là hơn 1,3 triệu lượt (chiếm 10,8%)…

Như vậy, nhân dân từ khắp các địa phương, các tổ chức, các ngành nghề, giới trí thức, doanh nhân hay người nông dân đều được hỏi ý kiến và có quyền thể hiện chính kiến của mình.

Trong đợt lấy ý kiến này, chúng ta không chỉ thu được những góp ý để xây dựng dự thảo luật mà từ đây, người dân được “nói lời gan ruột” của họ về mảnh đất mà họ đang sinh sống, từ đây “đất” cũng có tiếng nói với người sử dụng mình.

Nhận rõ đây là một bộ luật phức tạp và có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội đất nước, đến từng người dân, Quốc hội đã quyết định thảo luận thêm một kỳ họp so với các dự án Luật khác. Nghĩa là thay vì xem xét và thông qua trong 2 kỳ họp thì riêng đối với Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội sẽ thảo luận trong 3 kỳ họp (kỳ thứ 4, 5, 6) và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2023). Thêm nữa, trong cả 3 kỳ họp, thời gian thảo luận tại hội trường đều diễn ra nguyên một ngày, nghĩa là gấp đôi so với thời gian thảo luận các dự án Luật khác.

qua-trinh-sua-luat.png

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, chưa có một dự án Luật nào lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của những người đứng đầu đất nước như Luật Đất đai (sửa đổi).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri hồi tháng 5/2022 nhấn mạnh, Luật Đất đai sửa đổi thế nào để phát huy thế mạnh của đất đai là rất khó. Do đó, đòi hỏi vừa phải có nghiên cứu, tổng kết mang tầm chiến lược nhưng cũng phải thiết thực, hàng ngày; vừa lý luận, vừa thực tiễn, phải đảm bảo đời sống của người dân và phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

lanh-dao-sua-luat-dat-dai.jpg
Việc sửa Luật Đất đai nhận được sự quan tâm đặc biệt của các lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, Bộ TN&MT

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không dưới 5 lần chủ trì các hội nghị, hội thảo, tọa đàm thảo luận về dự thảo Luật Đất đai và nhiều lần góp ý vào từng quy định trong dự thảo Luật.

Kết quả cuối cùng của quá trình xây dựng, thông qua Luật Đất đai là ví dụ sinh động nhất để đánh giá năng lực xây dựng pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức, cơ quan hữu quan, đánh giá năng lực thể chế hóa chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước; đánh giá năng lực kiến tạo phát triển; năng lực tháo gỡ vướng mắc khó khăn trước đây và không phát sinh khó khăn, vướng mắc mới; năng lực thể hiện tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật; cũng là ví dụ sinh động nhất thể hiện chúng ta thực hiện tốt chủ trương của Trung ương, Đảng trong việc chống tiêu cực, cài cắm lợi ích trong công tác xây dựng pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Người đứng đầu Quốc hội khóa XV khẳng định việc xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ trọng tâm của công tác pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tại nhiều diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chia sẻ những tâm tư về quản lý đất đai và những kỳ vọng đổi mới về chính pháp luật nhằm đưa đất đai thực sự trở thành nguồn lực cho phát triển đất nước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bám sát quá trình sửa đổi Luật Đất đai từ khi ông còn là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ông luôn yêu cầu phải lắng nghe, khái quát từ thực tiễn để phản ánh chính xác tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của người dân ở mỗi vùng, miền với đặc trưng văn hóa, điều kiện kinh tế, tự nhiên khác nhau.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh nhận nhiệm vụ tư lệnh ngành TN&MT từ tháng 5/2023, liên tục từ đó đến nay, ông luôn sát cánh với Ban soạn thảo, Tổ biên tập và chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một cách chất lượng nhất.

Trên tư cách đại biểu Quốc hội ở tỉnh vùng cao Hà Giang, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đặc biệt quan tâm đến chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh các vấn đề quản lý đất đai nóng bỏng như thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư, định giá đất…

Từ sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, cơ quan chủ trì thẩm tra – Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan chủ trì tiếp thu, giải trình hoàn thiện Dự án Luật. Chỉ riêng trong tháng 8/2023, các cơ quan của Quốc hội đã tổ chức 7 buổi làm việc, hội thảo, thảo luận chuyên sâu về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách diễn ra ngày 30/8 thu được nhiều ý kiến đa chiều. Trong hai phiên họp liên tiếp (phiên 25 và 26), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thảo luận các nội dung khác nhau của dự thảo Luật. Từng điều khoản, từng khái niệm, từng nội dung được đào xới kỹ lưỡng, soi chiếu với thực tế để tìm ra phương án khả thi, phù hợp nhất.

Đến thời điểm này, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị một cách công phu, đang chờ các ý kiến đóng góp của những đại biểu dân cử vào phiên thảo luận ngày mai 3/11. Hy vọng, các vấn đề lớn về chính sách, pháp luật đất đai sẽ dần sáng rõ.

9.png
diem-moi.png

Sau hai kỳ Quốc hội thảo luận và lấy ý kiến nhân dân trên toàn quốc cùng sự tham gia, góp ý của nhiều chuyên gia, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện.

Đến nay có thể điểm qua 9 điểm mới của dự thảo Luật trình ra Quốc hội kỳ họp thứ 6 này.

Thứ nhất, đảm bảo sự thống nhất chung trong hệ thống pháp luật giữa Luật Đất đai với các Luật có liên quan. Dự thảo mới nhất quy định những nội dung có liên quan của pháp luật khác thì đưa vào điều khoản chuyển tiếp để xử lý. Bên cạnh đó, xây dựng nguyên tắc đối với các quy định liên quan đến đất đai của các luật khác thì sẽ dẫn chiếu.

Sửa đổi Luật Đất đai phải thống nhất định hướng quan điểm của Nghị quyết 18/NQ- TW , đồng thời phải giải quyết được những vấn đề định hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của quốc gia; đảm bảo đất nước tiếp tục phát triển, nâng cao đời sống của Nhân dân; giải quyết được những vấn đề bức xúc, bất cập, tồn đọng trong lĩnh vực đất đai.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh

Thứ hai, vấn đề giải quyết đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, dự thảo luật lần này bổ sung nhiều nội dung, như: nghiêm cấm việc giao dịch đất ở, đất sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê theo chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định chỉ tiêu các loại đất, dự án bố trí đất nhằm đảm bảo chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; quy định thêm một trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, xác định sẽ thu hồi một phần đất nông lâm trường sử dụng kém hiệu quả để giải quyết đất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, Dự thảo còn có quy định về chính sách ưu đãi để giải quyết đất ở cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang, giáo viên, nhân viên y tế công tác tại khu vực biên giới, hải đảo.

Thứ ba, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Dự thảo rà soát, quy định chi tiết nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp cũng được sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, lồng ghép nội dung của kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh trong bước phân kỳ quy hoạch sử dụng đất cùng cấp để cắt giảm thủ tục lập, trình và phê duyệt, đảm bảo có hiệu lực đồng thời. Dự thảo khống chế thời gian bắt buộc triển khai thực hiện dự án khi đã được xác định trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để đảm bảo quyền sử dụng đất của người sử dụng đất tại khu vực đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất.

nhom-anh-qh.jpg
Quốc hội dành nhiều thời gian để thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Thứ tư, về tài chính đất đai, giá đất, Dự thảo lần này tiếp tục có quy định cụ thể, rõ ràng, mạch lạc hơn về việc bỏ khung giá đất, quy định bảng giá đất được ban hành từ 1/1/2026 và được sửa đổi bổ sung điều chỉnh hàng năm phù hợp với nguyên tắc thị trường, rà soát các chính sách về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đảm bảo công khai minh bạch; hoàn thiện chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn, đối tượng…

Trong đó, mở rộng các trường hợp được áp dụng bảng giá để xác định giá đất và giảm các trường hợp phải xác định giá đất cụ thể. Trong xác định giá đất cụ thể, có quy định những tiêu chí, chỉ tiêu và giao cho UBND cấp tỉnh quy định rõ ràng hơn. Điều đó giúp người làm công tác định giá dễ thực hiện, tránh đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thi hành công vụ.

Thứ năm, về thu hồi đất, so với dự thảo lần trước, dự thảo lần này đã tiếp tục quy định thật cụ thể các trường hợp thật cần thiết thu đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp. Dự thảo bổ sung quy định “quét” cho phép sửa đổi, bổ sung về các trường hợp thu hồi đất của Luật Đất đai theo trình tự, thủ tục rút gọn để giải quyết các trường hợp bức thiết nảy sinh trong thực tế mà chưa được quy định trong Luật sau khi Luật Đất đai được ban hành mà vẫn đảm bảo nguyên tắc của Hiến pháp.

thu-hoi-dat.jpg
Dự thảo tiếp tục quy định thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án

Thứ sáu, về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, Dự thảo tiếp tục thực hiện thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người đang có quyền sử dụng.

Dự thảo phân định rõ trường hợp áp dụng đấu giá, đấu thầu, quy định cụ thể tiêu chí, điều kiện thực hiện đấu giá, đấu thầu. Theo đó, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất đã được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của Nhà nước giúp việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện minh bạch, tăng thu cho ngân sách nhà nước phục vụ lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đối với các dự án mang tính điểm nhấn, lan tỏa, tạo động lực, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được chính quyền và đảng bộ địa phương xác định tính trọng điểm, lan toả của dự án đối với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong từng giai đoạn.

du-thao-luat-2-11.jpg

Thứ bảy về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các chính sách về giá đất và chính sách chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được chỉnh lý, hoàn thiện tương đối đồng bộ đảm bảo phù hợp thị trường và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất.

Dự thảo rà soát, hoàn thiện trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan ở từng bước công việc. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi.

Thứ tám về chế độ sử dụng đất kết hợp đa mục đích, một trong những yêu cầu của việc sử dụng kết hợp đa mục đích quy định là không làm thay đổi mục đích sử dụng đất chính. Đối với một số loại đất khi sử dụng kết hợp thì phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất có mặt nước kết hợp thương mại, dịch vụ …).

Thứ chín về cải cách hành chính, Dự thảo Luật đã sửa đổi các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cung cấp thông tin đất đai … theo hướng cải cách giảm bớt thủ tục hành hành chính, giảm thời gian, nguồn nhân lực, thủ tục giấy tờ liên quan, phân rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Các quy định trong dự thảo Luật sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện việc minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo tiền đề để hiện đại hóa việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước.

mong-doi-thong-qua.png

Chính sách pháp luật đất đai thời kỳ nào cũng được người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà quản lý… quan tâm đặc biệt, bởi đất là không gian sinh tồn, là tư liệu sản xuất của mỗi người dân, mỗi gia đình và là nguồn lực phát triển to lớn của đất nước. Trong kỳ sửa đổi Luật Đất đai lần này, sự quan tâm, kỳ vọng lại càng lớn. Hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào sửa Luật cho thấy, người dân rất mong mỏi pháp luật đất đai sẽ được sửa đổi một cách toàn diện.

Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến được thông qua vào cuối tháng 11 tới đây sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, góp phần minh bạch, cụ thể hóa các quy định, nhất là các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, tài chính đất đai, giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư …

Đây là những yếu tố quan trọng để bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân; khơi thông nguồn lực đất đai để phát triển đất nước, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện quyền và bảo vệ lợi ích của mình khi Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống.

Tôi hy vọng trong kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội sẽ thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhưng phải có những giải pháp tháo gỡ các vướng mắc thực tiễn. Luật Đất đai được sửa đổi một cách đồng bộ với các pháp luật có liên quan sẽ trở thành giải pháp quan trọng để có thể khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc

Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cũng cho biết, cử tri và Nhân dân phấn khởi khi được tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ bám sát Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thảo luận kỹ lưỡng những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của cử tri và Nhân dân, nhất là những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân khi nhà nước thu hồi đất.

Ghi nhận trên khắp cả nước, từ lãnh đạo các địa phương, các ngành đến giới doanh nghiệp và người dân đều mong chờ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua.

Ông Trần Hữu Thế – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, Luật Đất đai 2013 còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Trong đó, vấn đề được nhắc tới nhiều nhất là Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan tồn tại nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất. Hệ quả dẫn tới không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện đối với các địa phương nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng. Phú Yên kiến nghị cần có cơ chế sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật đất đai, pháp luật khác có liên quan, thủ tục hành chính đồng bộ, xử lý một số phát sinh, bất cập trong thực tiễn.

Ông Nguyễn Duy Thành – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phẩn Quản lý nhà Toàn Cầu (Global Home) cho rằng, Luật Đất đai mới sớm được Quốc hội thông qua sẽ giải quyết những vấn đề tồn đọng để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện dự án và đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ”, “sổ hồng” cho các dự án bất động sản đang bị “neo” khá lâu mà chưa được cấp cho người dân.

dtts.jpg
Dự thảo Luật có nhiều quy định nhằm đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số

Anh Tẩn Diêu Quang (dân tộc Dao), bản Chi Sáng, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu), cho biết: Cử tri và nhân dân mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua để Luật Đất đai sớm được ban hành đi vào cuộc sống. Những vấn đề lớn lao tôi không dám bàn luận ở đây, nhưng riêng về đất đai, chính sách đất đai sẽ ảnh hưởng đến nhà nhà, người người trong xã hội, có cả những người là đồng bào dân tộc thiểu số như chúng tôi.

Người dân cả nước đang hết sức mong đợi đạo luật được thông qua. Tất nhiên, đó phải là một đạo luật với những quy định đã chín, đã rõ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng tối đa ở thời điểm hiện nay.

view-landmark-asian-sky-reflection_1417-266.jpg



Nguồn

Cùng chủ đề

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 74 ca mắc; Cầu Giấy, Thanh Oai đều ghi nhận 43 ca; Nam Từ Liêm (41); Đống Đa (36); Ba Đình (33); Thanh Xuân (27); Thường Tín, Hai Bà Trưng (26); Hoàng Mai, Đan Phượng (22); Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì (20). Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Quan Hoa (Cầu Giấy)...

Ông Bùi Văn Cường thôi làm Tổng Thư ký Quốc hội, đại biểu Quốc hội

Kinhtedothi - Chiều tối 25/10, Văn phòng Quốc hội phát đi thông cáo báo chí cho biết, Quốc hội họp riêng xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Theo thông cáo báo chí, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết số 157/2024/QH15 ngày 25/10/2024 về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông...

bảo đảm thống nhất với Luật Đất đai, Luật Xây dựng

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa    Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ...

Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai

Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Xử lý hiệu quả tội phạm mua bán người Báo cáo tóm tắt giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban...

làm rõ phương án ứng phó nguy cơ lộ lọt thông tin

Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Công an trình bày Tờ trình về Dự án Luật Dữ liệu. Thắt chặt quản lý dữ liệu cá nhân Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, nhiều nước trên thế giới đã có quy định về dữ liệu, vận hành, khai thác, sử dụng dữ liệu (dữ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam

Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế. Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới, Thủ tướng cho biết. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Đấu tranh từ sớm, từ xa giảm tác hại của ma túy

(TN&MT) - Sáng 8/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp. ...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 13 đến 16/11, Bộ Công Thương chủ trì giao cho Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đối tác trong...

Đà tăng có còn tiếp diễn hay không?

Dự báo giá tiêu ngày 9/11: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 9/11. Theo dự báo, giá tiêu ngày 9/11 có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ tiêu vào mùa lễ hội...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Mới nhất