Trang chủNewsChính trịĐừng để vừa tăng lương, lại phải “gánh” thuế

Đừng để vừa tăng lương, lại phải “gánh” thuế


anh-cv.jpg
Người lao động lo bị đóng thuế thu nhập cá nhân sau khi được tăng lương. Trong ảnh, công nhân tại Công ty CP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (Cụm Công nghiệp Nam Đồng, tỉnh Hải Dương). Ảnh: Quang Vinh.

Người dân“thiệt đơn thiệt kép”

Ngày 29/7, Tổng cục Thống kê công bố số liệu cho thấy: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%. Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,73%. Lý do theo Tổng cục Thống kê là bởi “trong tháng qua, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới”.

Như vậy, có thể thấy chỉ 1 tháng sau khi lương cơ sở tăng 30% thì CPI đã “nhích” theo lương. Điều đó càng đặt ra những vấn đề về việc cần nhanh chóng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân khi Luật đã quá lạc hậu, gây thiệt thòi cho người dân.

Thực tế, ngay trước khi thời điểm chuẩn bị tăng lương cơ sở từ 1/7, bà Nguyễn Thị Thuỷ – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đã cảnh báo: Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu, việc phải chờ tới 2026 mới sửa luật sẽ gây thiệt thòi cho người dân. Theo đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu/tháng. Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu mỗi tháng thực sự không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là các thành phố lớn, gây thiệt hại cho người nộp thuế.

ĐB Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương) cũng phản ánh rằng, mức tăng, giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân hiện nay không còn phù hợp với các chỉ số lạm phát tăng và tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, theo ĐB Trần Hoàng Ngân (Đoàn TPHCM), hiện doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó cần có giải pháp đột phá hơn, nhất là giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, vì số lượng doanh nghiệp hiện nay rút khỏi thị trường rất lớn.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nêu quan điểm, việc chậm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ khiến người dân “thiệt nhiều thứ”. Bởi lương cơ sở tăng 30% từ 1/7 thì thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng theo và họ trở thành người phải đóng thuế trong khi thu nhập của họ chỉ trông vào… mỗi lương. “Nhiều thứ đã lỗi thời. Như vậy là không ổn, cần sửa càng sớm càng tốt” – ông Thịnh nói, và dẫn chứng: Để như vậy thiệt hại của người dân lớn quá, và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vì thuế phải công bằng, trung lập, có tác động điều tiết thu nhập. Bây giờ 11 triệu đồng sống ở Hà Nội, TPHCM còn không đủ sống trong khi phải chịu thuế. Như vậy không hợp lý.

Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, theo ông Thịnh “quy định trên 20% mới đề xuất sửa là lạc hậu”. Vì lạm phát mỗi năm đều khác nhau, 5% của năm nay khác với 5% của năm sau vì lạm phát tính trên tổng giá cả của nền kinh tế. Ví dụ tổng giá trị của nền kinh tế năm nay 40 tỷ USD, năm sau 41 tỷ USD thì 2 mẫu số đã khác nhau.

“Lạm phát bào mòn thu nhập của người dân. Mục tiêu của thuế là đánh vào người có thu nhập trên mức trung bình, thu nhập cao. Chứ GDP tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì mức sống và chi tiêu tăng lên. Như vậy thì thuế cũng phải nâng lên theo mức chi tiêu chung. Nghĩa là phải tính theo mức sống. Đánh thuế để người chịu thuế thấy hợp lý, hợp lệ, chấp nhận đóng thuế chứ không phải để họ tính toán, tránh trốn tránh” – ông Thịnh cho hay.

anh-chinh.jpg
Bất cập lớn nhất của thuế thu nhập cá nhân hiện nay là quy định mức giảm trừ gia cảnh khiến nhiều người dân đã “thắt lưng buộc bụng” nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: Ngọc Thành.

Cần sửa “càng sớm càng tốt”

Đưa ra phân tích, bà Nguyễn Thị Thuỷ cho rằng, lương tăng nhưng mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời sẽ gây âu lo cho người lao động. Bởi lương tăng, thu nhập tính thuế sẽ tăng. Việc không điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương. Do đó, kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm nay để thông qua tại kỳ họp tháng 5/2025.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thu thuế thu nhập cá nhân bắt đầu được triển khai từ năm 2009. Đến năm 2020, Quốc hội có Nghị quyết 954 quy định mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Theo quy định hiện nay người nộp thuế có một người phụ thuộc có thu nhập khoảng 17 triệu trở lên thì mới phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nếu có 2 người phụ thuộc thì phải có thu nhập khoảng trên 22 triệu mới phải nộp thuế.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin: Hiện nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào Kỳ họp tháng 10/2025, thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2026. Nếu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định làm ngay trong năm nay để thông qua vào tháng 5/2026, thì Bộ Tài chính sẽ chấp hành, xin ý kiến đại biểu Quốc hội, nhân dân để đưa ra các quy định phù hợp.

Đồng tình với việc đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, hiện sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tài chính đưa vào lộ trình năm 2025. Do đó muốn đẩy nhanh tiến độ phải do Chính phủ, Bộ Tài chính chuẩn bị, nhưng quan trọng là Luật cần đảm bảo chất lượng. “Tinh thần là sửa đổi Luật càng sớm càng tốt, nhưng phải đảm bảo chất lượng của Luật và tuân theo trình tự, quy định mà Quốc hội yêu cầu” – ông Lực bày tỏ.

TS Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho rằng Luật Thuế thu nhập cá nhân nhằm phân phối lại nguồn thu nhập của mỗi người, và trách nhiệm đóng góp của mỗi người đối với xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách. Qua đó chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển, vì nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao thì mọi người phải đóng thuế.

“Lương tăng trong khi mức thời điểm chịu thuế không tăng thì nhiều người sẽ phải đóng thuế hơn. Động lực để tăng lương là nhằm cải thiện đời sống cho người dân, nếu tăng lương mà bị chịu thuế, làm giảm đời sống đi thì tăng lương không có ý nghĩa” – ông Kiêm nói, và cho rằng điều chỉnh mức thu nhập chịu thuế cũng phải tăng lên để đảm bảo sự công bằng. Đồng thời, tạo động lực để kích thích cho mọi người dân thực hiện nghĩa vụ của mình đóng góp cho đất nước, vừa góp sức mình để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó việc sửa Luật thu nhập cá nhân là chính đáng và cần làm càng sớm càng tốt, nếu để qua đi sẽ mất động lực, giảm sút niềm tin của người dân. Người làm chính sách và người dân phải hiểu đầy đủ, cùng chung tay đóng góp tạo cho nền kinh tế phát triển bền vững và có động lực ngay trong phát triển của nó.

Trong khi đó, trả lời về việc hiện nay mức lương và mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân đã lỗi thời song khi điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 Quốc hội vẫn chưa đưa nội dung này vào, bà Nguyễn Phương Thủy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, để đưa vào Chương trình điều chỉnh pháp luật của Quốc hội phải tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ. “Khi nào Bộ Tài chính chuẩn bị và tham mưu cho Chính phủ, đưa hồ sơ vào Chương trình xây dựng pháp luật thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và có thể đưa vào kỳ họp gần nhất có thể. Việc này đúng là rất cấp thiết nhưng phải tuân theo thủ tục theo quy định” – bà Thủy cho hay.

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu

box-1-nguyen-thi-thuy-bac-kan.jpg

Theo bà Nguyễn Thị Thuỷ – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu, việc phải chờ mới sửa luật sẽ gây thiệt thòi cho người dân. “Mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay chưa thực sự phản ánh đúng mức chi tiêu cơ bản của gia đình và cá nhân cũng như chưa phản ánh mức sống thực tế hiện nay. Nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới thông qua việc sửa đổi quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân như đề xuất sẽ có rất nhiều người dân đã “thắt lưng buộc bụng” nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân” – bà Thủy nhấn mạnh.

Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là mong muốn của rất đông cử tri

box-2-tran-van-lam-1-bac-giang.jpg

Ông Trần Văn Lâm – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội – cơ quan sẽ thẩm tra dự án Luật Thu nhập cá nhân cho rằng: Việc sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là mong muốn của rất đông cử tri và nhiều ĐBQH đã có ý kiến.

“Vấn đề này còn phụ thuộc vào công tác chuẩn bị của Chính phủ, Bộ Tài chính. Hiện rất nhiều Luật thuế đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi. Lộ trình đã đưa ra, muốn đẩy sớm việc sửa đổi Luật thì vấn đề nằm ở các điều kiện chuẩn bị sửa đổi có đáp ứng được hay không. Bởi phải tổng kết đánh giá kết quả thi hành Luật, khảo sát, tham vấn lấy ý kiến” – ông Lâm nói.

Theo ông Lâm, Luật Thuế thu nhập cá nhân có rất nhiều vấn đề. Nói về tính hợp lý của chính sách khi lương tăng, lạm phát lên, đồng tiền mất giá thì phải xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Vì tăng lương phải cải thiện thực sự đời sống của người lao động hưởng lương.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dung-de-vua-tang-luong-lai-phai-ganh-thue-10286789.html

Cùng chủ đề

Đối tượng tiếp tục được tăng lương hưu từ 1/7/2025

Theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH). Bên cạnh đó là điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng...

Hơn 1 tháng tăng lương, giá cả hàng hóa ổn định

TPO - Sau hơn 1 tháng tăng lương cơ bản, nhìn chung giá cả các mặt hàng thiết yếu không bị đẩy lên quá nhiều, các siêu thị cơ bản giữ được mức ổn định, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Từ ngày 1/7, thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên...

Tăng lương cơ sở nhưng lạm phát tăng không đáng kể

Sáng 5-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2024 với chương trình thảo luận gồm nhiều nội dung quan trọng.   Chính phủ đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: VGP Mở đầu phiên họp, Chính phủ đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều sự kiện lớn của đất nước Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ...

Cần tách bạch để xem xét kiến nghị “nhân viên trường học thành nhà giáo”

Nhân viên trường học nhiều tâm tư Khi Dự thảo Luật Nhà giáo được thông tin rộng rãi đến các cơ sở giáo dục trên cả nước, một lần nữa nhân viên trường học (thư viện, thí nghiệm, công nghệ thông tin…) lại chạnh lòng khi thấy mình chưa được quan tâm thoả đáng; cụ thể là không xuất hiện trong Dự thảo Luật Nhà giáo. “Chúng tôi cũng là những người công tác trong trường học, công việc rất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc

“Ngày 08/5/2009 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về lãnh đạo Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam, theo đó Đại hội đại biểu các DTTS được tổ chức định...

Nghiên cứu sửa Luật Cán bộ, công chức, viên chức

Gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ, cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị Bộ Nội vụ tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức theo hướng quy...

Bảo tồn, trồng lại cây xanh quý hiếm sau bão số 3

Công văn yêu cầu các đơn vị được giao tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy để đảm bảo an toàn giao thông. Trước mắt phải thực...

Duy trì thường xuyên việc dạy và học tiếng dân tộc

Từ năm học 2024 - 2025, đến hết năm học 2029 - 2030, tỉnh Bắc Giang phấn đấu 100% các trường học vùng đồng bào DTTS và miền núi tổ chức được lớp học tiếng dân tộc và...

Chèo kayak vãn cảnh Vung Viêng

Nguồn: https://daidoanket.vn/cheo-kayak-van-canh-vung-vieng-10289623.html

Bài đọc nhiều

Thi đua xây dựng lực lượng Hậu cần Quân đội tinh, gọn, mạnh

Cùng dự, có các đại biểu là lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Về phía Tổng cục Hậu cần, có các đồng chí: Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Trung tướng Đỗ Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Hậu cần; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, chỉ huy,...

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Trao Quyết định số 1517-QĐ/TW, ngày 27/8/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định đồng...

Nghiên cứu sửa Luật Cán bộ, công chức, viên chức

Gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ, cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị Bộ Nội vụ tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức theo hướng quy...

Những thành quả và định hướng

Mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa Việt Nam và Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Với tinh thần "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", Việt Nam và Lào luôn ủng hộ và giúp đỡ nhau trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như...

Lễ đón chính thức Tổng thống Guinea-Bissau thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-8/9. Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Trao Quyết định số 1517-QĐ/TW, ngày 27/8/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định đồng...

Nghiên cứu sửa Luật Cán bộ, công chức, viên chức

Gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ, cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị Bộ Nội vụ tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức theo hướng quy...

Bảo tồn, trồng lại cây xanh quý hiếm sau bão số 3

Công văn yêu cầu các đơn vị được giao tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy để đảm bảo an toàn giao thông. Trước mắt phải thực...

Lễ đón chính thức Tổng thống Guinea-Bissau thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-8/9. Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló...

Thi đua xây dựng lực lượng Hậu cần Quân đội tinh, gọn, mạnh

Cùng dự, có các đại biểu là lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Về phía Tổng cục Hậu cần, có các đồng chí: Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Trung tướng Đỗ Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Hậu cần; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, chỉ huy,...

Mới nhất

Huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thu nhập hơn 73 triệu/người/năm

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ là niềm vui, vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thoại...

Quảng Ninh: Vỡ đập thuỷ lợi trên sông, nước tràn ồ ạt gây ngập 3 thôn

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn, làm phần đập đất vai trai của công trình thuỷ lợi Hà Thanh (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) vỡ khoảng 50m, gây ngập 3 thôn ở xã Đông Hải (huyện Tiên Yên).   Ngày 9/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và...

iPhone 16 ra mắt có ‘cứu’ được Apple ở thị trường Trung Quốc?

Apple dần mất chỗ đứng ở Trung Quốc Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, 6 tuần đầu tiên của năm 2024, doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm sốc 24% và xu hướng tiếp diễn trong những tháng tiếp theo. Trong quý I, thị phần doanh số iPhone tại đây giảm 19,1% và quý II giảm 5,7% so với cùng...

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực...

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 30-35 nền kinh tế lớn

Thủ tướng yêu cầu phải đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao. Ngày 9.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV...

Mới nhất