Trang chủNewsThế giớiĐức tìm kiếm gì ở khu vực được xem là ‘sân sau’...

Đức tìm kiếm gì ở khu vực được xem là ‘sân sau’ của Nga?

Ông Olaf Scholz đang đẩy mạnh hoạt động tiếp cận Trung Á, tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị khi ông trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực này sau nhiều thập kỷ.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nguyên thủ 5 nước Trung Á tại Hội nghị thượng đỉnh C5+1 vào tháng 9/2023 tại Berlin. (Nguồn: Akorda)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nguyên thủ 5 nước Trung Á tại Hội nghị thượng đỉnh C5+1 vào tháng 9/2023 tại Berlin. (Nguồn: Akorda)

Thủ tướng Olaf Scholz dự kiến hạ cánh tại Uzbekistan vào hôm nay, 15/9 và sau đó một ngày, đến Kazakhstan. Như vậy, ông trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm Uzbekistan sau 22 năm và Kazakhstan sau 14 năm.

Trong chuyến đi kéo dài ba ngày (15-17/9), ông Olaf Scholz ​​sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh C5+1 với các nhà lãnh đạo Kazakhstan, Uzbekistan, Kirgizia, Tajikistan và Turkmenistan. Đây là lần thứ hai diễn ra cuộc họp giữa hai bên theo mô hình này, sau khi trình làng vào năm ngoái tại Berlin.

Mối quan tâm mới đối với khu vực này phù hợp với ưu tiên của Thủ tướng Olaf Scholz trong việc tìm kiếm liên kết chặt chẽ hơn với các quốc gia nhỏ hơn, một phần do sự phụ thuộc quá mức của Đức vào các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Nga đã gây ra nhiều vấn đề. Bản thân nhà lãnh đạo Đức nhiều lần tuyên bố rằng ông đang chuẩn bị cho một thế giới “sẽ trở nên đa cực”.

Các cuộc thảo luận ở Kazakhstan có khả năng tập trung vào nguồn cung cấp dầu khí cho Đức, cũng như các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trên thực tế, các nước Trung Á trở thành trọng tâm mới trong hoạt động ngoại giao của ông Olaf Scholz, bên cạnh các nền kinh tế mới nổi đáng chú ý hơn như Brazil, Ấn Độ và một số quốc gia châu Phi.

Theo một nguồn tin chính phủ Đức, vào tháng 9/2023, Trung Á đã trở thành khu vực đầu tiên mà Berlin tham gia vào quan hệ đối tác khu vực, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, năng lượng, khí hậu và môi trường.

Berlin đặc biệt quan tâm các lĩnh vực năng lượng và kinh tế. Nguồn tin trên cho hay, với Kazakhstan, “điều này có nghĩa là một cơ hội để thay thế dầu của Nga. Tất nhiên, rõ ràng là trữ lượng khí đốt trong khu vực cũng sẽ được giải quyết”.

Còn về Uzbekistan, nước này đã “phát triển tích cực về mặt kinh tế”. Berlin dự kiến ký một thỏa thuận di cư với Tashkent, hướng tới tuyển dụng lao động có tay nghề cao tại Đức.

Một lĩnh vực quan trọng khác là địa chính trị. 5 nước Trung Á có vị trí địa lý và lịch sử gần gũi với Nga, cho đến nay vẫn từ chối công khai đứng về phe nào trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tuy nhiên, đối với Đức, kinh nghiệm trong việc ứng xử với Nga là tối quan trọng, vì sự nghiệp của nhiều nhà lãnh đạo hiện đang giữ các vị trí chủ chốt tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có liên quan đến Moscow.

“Điều rất thú vị đối với Thủ tướng là lắng nghe các đối tác của mình trong các cuộc trò chuyện bí mật về cách họ đánh giá tình hình và cách họ đánh giá các diễn biến ở Nga”, nguồn tin cho biết.

Cũng theo nguồn tin, các lệnh trừng phạt sẽ được giải quyết “một cách phù hợp”, nhưng mục đích sẽ không phải là “lời nói suông” từ các nhà lãnh đạo.

Liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, Thủ tướng Olaf Scholz đang đối mặt sự phản đối ngày càng gia tăng trong nước về sự ủng hộ của chính phủ dành cho Kiev, trong đó có việc cung cấp tài chính và vũ khí. Một số thành viên trong đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền thậm chí kêu gọi ông tập trung nhiều hơn vào “giải pháp ngoại giao” với Nga.

Hơn 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Moscow vẫn duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ ở Trung Á, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, kinh tế và năng lượng. Việc Đức đang tìm kiếm thêm lợi ích chiến lược và địa chính trị ở khu vực mà Nga coi là “vùng đệm” của mình, âu cũng là một bước đi khéo léo.

Chưa kể, việc duy trì động lực tích cực với các quốc gia Trung Á không chỉ vì lợi ích của Đức mà cả Liên minh châu Âu (EU). Nếu không, Đức và EU có nguy cơ mất đi ảnh hưởng địa chính trị và địa kinh tế, đồng thời bỏ lỡ cơ hội tận dụng một địa bàn của trật tự thế giới đa cực mới để tăng cường hợp tác quốc tế.





Nguồn: https://baoquocte.vn/duc-tim-kiem-gi-o-khu-vuc-duoc-xem-la-san-sau-cua-nga-286396.html

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương được giao nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất làm điện hạt nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.Phát triển điện hạt nhân để bổ sung điện nềnTheo các đánh giá và dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới, trong trường hợp...

Chắt lọc những vấn đề đã ‘chín’ đưa vào dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

DNVN - Để hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Ban soạn thảo cùng Tập đoàn EVN và PVN rà soát lần cuối theo nguyên tắc những vấn đề đã “chín”, đã đủ cơ sở khoa học và được minh chứng thực tiễn, có tính ổn...

Petrolimex Lâm Đồng hướng về đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, sáng ngày 11.9.2024 Công ty Xăng dầu Lâm Đồng (Petrolimex Lâm Đồng) tham dự Lễ phát động và ủng hộ 500 triệu đồng giúp đỡ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.Trong những ngày qua, mưa bão kèm theo lũ lớn gây thiệt hại lớn về người và tài sản,...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 12.9.2024

Hà Nội, ngày 12.9.2024, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 12 tháng 9 năm 2024 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính; được công khai tại website petrolimex.com.vn và các Công ty xăng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số thứ tự 60 của kỳ bầu cử năm 2024 gắn với ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của tự...

“Hồi sinh” nhanh chóng sau siêu bão Yagi, Hạ Long trở lại với diện mạo tươi sáng và đổi mới

Yagi, siêu bão mạnh thứ hai trên toàn thế giới tính từ đầu năm 2024 đến nay và là cơn bão mạnh nhất từng đi vào biển Đông trong 30 năm qua, đã càn quét thành phố du lịch thủ phủ của Quảng Ninh. Ngay khi bão tan, TP. Hạ Long đã "xắn tay" dọn dẹp, nhanh chóng lấy lại nhịp tăng trưởng và hình ảnh du lịch của mình.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

Nhiều trường đại học quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa khai giảng

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh không tổ chức khai giảng, quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa trong lễ khai giảng...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Cùng chuyên mục

Iran muốn siết tình thân với Nga và Trung Quốc, “hiến kế” xóa bỏ hiểu lầm với châu Âu, nói gì về bầu cử...

Ngày 16/9, trả lời phỏng vấn trực tuyến kênh truyền hình nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này Abbas Araghchi đưa ra bình luận về các mối quan hệ của Tehran với Nga, Trung Quốc và châu Âu.

Ngoại trưởng đến thăm Nga, Quốc hội sắp họp về sửa đổi hiến pháp

Từ ngày 18-20/9, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son-hui sẽ tới thành phố St. Petersburg và tham dự Diễn đàn phụ nữ Á-Âu.

“Quái vật bão” Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25...

Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Mới nhất

Công binh và quân y Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ

Vào cuối tháng 9 này, Việt Nam sẽ tiếp tục cử 2 đơn vị là Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 6 và Đội công binh số 3 tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Dù đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng Bộ Quốc phòng vẫn mong muốn ngày lễ xuất quân của 2...

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão YagiChịu ảnh hưởng không nhỏ do bão số 3 (Yagi), nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ 70 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của bão, lũ...

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9Dù hồi phục khá mạnh so với hai phiên gần nhất, thanh khoản vẫn ở mức thấp. Giao dịch trên thị trường tiếp tục diễn ra ảm đạm và nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu khiến các chỉ số biến động chủ yếu trong sắc...

Ẩn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris

(Dân trí) - Trong khi sự bất định của ông Trump đã được dự báo trước, giới quan sát quốc tế chưa có nhiều thông tin để đánh giá về chính sách đối ngoại của bà Harris nếu ứng viên Dân chủ đắc cử tổng thống Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại...

Mới nhất