Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcĐưa thương hiệu công nghệ thông tin Việt ra thế giới: Cần...

Đưa thương hiệu công nghệ thông tin Việt ra thế giới: Cần chính sách pháp lý phù hợp



Cách đây khoảng 20 năm, những doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam đã tiên phong vươn ra thị trường quốc tế, thực hiện những bước tiến đầu tiên trong phong trào “Go-global”.

Chú thích ảnh

Đến nay, trong lĩnh vực giải pháp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, Việt Nam đã có những tên tuổi được nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới biết đến như: Viettel, FPT, CMC, VMO…

Giai đoạn hiện nay, để có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp Việt tiến ra nước ngoài gây dựng thương hiệu, cần xây dựng được những quy định pháp lý phù hợp, tháo bỏ rào cản để doanh nghiệp và sản phẩm công nghệ thông tin Make in Việt Nam “xuất ngoại” thành công.

Câu chuyện doanh nghiệp tiên phong

Từ khi được thành lập năm 1993, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Tập đoàn CMC) đã xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, để thích ứng với xu hướng phát triển của công nghệ, Tập đoàn CMC xác định tập trung cho 4 trụ cột quan trọng gồm: Hạ tầng số; Công nghệ và giải pháp; Kinh doanh quốc tế và Nghiên cứu giáo dục.

Ông Trần Tuấn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban Đối ngoại Chiến lược, Tập đoàn Công nghệ CMC chia sẻ, để có thể đầu tư ra nước ngoài, trước hết cần xây dựng được trụ cột vững chắc trong nước. Tại Việt Nam, mảng hạ tầng số đã được Tập đoàn CMC cung cấp nhiều nền tảng số như: Dịch vụ về trung tâm dữ liệu (data center), điện toán đám mây (cloud computing), an toàn thông tin (security)… Trong lĩnh vực công nghệ và giải pháp, CMC đã nghiên cứu và phát triển nhiều giải pháp chuyển đổi số, đồng hành với các cơ quan chính phủ và các địa phương, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Kinh nghiệm khi khai thác thị trường ngoài nước để phục vụ chiến lược “Go-global” của Tập đoàn CMC là tìm cách tiếp cận qua kênh hiệp hội doanh nghiệp của nước sở tại. Từ đó có được thông tin để xây dựng danh sách khách hàng chiến lược phù hợp với sản phẩm của mình. Trên cơ sở tìm hiểu thông tin, đánh giá, phân tích từng khách hàng, Tập đoàn CMC sẽ đưa ra các phương thức tiếp cận khác nhau để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

Để có thể có nguồn lực cạnh tranh ở ngoài nước, 10 năm trước, Tập đoàn CMC đã đẩy nhanh quá trình nghiện cứu các công nghệ lõi bằng việc xây dựng Viện Nghiên cứu Ứng dụng CMC. Năm 2024, sinh viên khóa đầu tiên của Trường Đại học CMC sẽ là nguồn nhân lực quan trọng để doanh nghiệp tiến sâu với vào thị trường công nghệ thông tin ở trong và ngoài nước.

Nhờ xây dựng các giải pháp về nhân sự, cùng với các mô hình toàn diện, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho các đối tác nước ngoài, để tập trung phát triển trụ cột kinh doanh quốc tế, năm 2017, Tập đoàn CMC đã mở văn phòng đầu tiên tại Nhật Bản. Đến nay, Tập đoàn CMC đã thành lập được văn phòng thứ 3 và đang tính toán để tiếp tục mở rộng sang các thị trường Hoa Kỳ, Đức, Vương quốc Anh…

Công ty Cổ phần Công nghệ VMO Holdings (VMO Holdings) đã hoạt động trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin được 12 năm. Là doanh nghiệp vừa và nhỏ những có những bước tiến thông minh, công ty đang có doanh thu đến từ thị trường nước ngoài.

Bà Nguyễn Khánh Diệp – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ VMO Holdings chia sẻ: Khi đầu tư ra nước ngoài, VMO Holdings đã gặp phải nhiều khó khăn. Bài học đắt giá nhất mà mọi doanh nghiệp cần chú ý là chọn thị trường thật đúng, chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực và nghiên cứu pháp lý, thể chế chính trị bởi mỗi quốc gia có thể chế chính trị pháp luật hoàn toàn khác nhau. Kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi trước là vô cùng quý báu nên cần tham khảo, tận dụng.

Khi Go-global, doanh nghiệp không chỉ mở rộng thị trường, tạo không gian phát triển mới, còn tạo ra môi trường để đào tạo nhân viên trong việc phát triển kiến thức, nâng cao chuyên môn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Bà Nguyễn Khánh Diệp cho biết, các doanh nghiệp công nghệ thông tin đi ra nước ngoài rất mong được nước sở tại nhận diện thương hiệu sản phẩm Việt. Về khía cạnh này, các doanh nghiệp của Việt Nam rất cần Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành để có thể tăng được nhận diện thương hiệu công nghệ thông tin (IT) Việt Nam trong khu vực và toàn cầu.

Đồng hành, hỗ trợ, gỡ khó

Những năm qua, nhờ sự đồng hành của các cơ quan chức năng của nhà nước, các Bộ: Thông tin truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư… nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã tự tin tiến ra thị trường toàn cầu trong nhiều mảng của lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn thiếu hành lang pháp lý làm “bàn đạp”, động lực cho doanh nghiệp Việt tiến ra thị trường nước ngoài. Thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp, được quốc tế công nhận, doanh nghiệp Việt sẽ không được bảo vệ theo pháp luật khi có tranh chấp xảy ra hoặc muốn phát triển sang thị trường thứ 2, thứ 3.

Ông Vũ Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ: Để mở rộng thị trường ngoài nước, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần chú ý đến vấn đề pháp lý của Việt Nam cũng như của nước sở tại và cả những vấn đề pháp lý mà Việt Nam đã tham gia trong các quan hệ song phương và đa phương có liên quan. Bên cạnh đó, do lĩnh vực công nghệ thông tin là mới với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện, Việt Nam chưa có luật, quy định rõ ràng, đầy đủ, nhưng quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là ủng hộ những chủ chương có lợi cho doanh nghiệp đi ra nước ngoài.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 10/2024, cả nước có hơn 51.000 doanh nghiệp công nghệ số, khoảng 1.540.000 lao động, trong đó có hơn 500.000 người có trình độ kỹ sư. Hiện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã xây dựng hệ sinh thái sản phẩm số Make in Việt Nam và cùng đồng hành với doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam để vươn ra toàn cầu. Để “mang chuông đi đấm nước người” thành công, ngoài xác định thị trường, xây dựng chiến lược, doanh nghiệp Việt cần chú trọng hơn để tăng cường nhận diện thương hiệu sản phẩm công nghệ thông tin Việt (IT) ở thị trường nước ngoài.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, những năm qua, Thông tin và Truyền thông đã thành lập tổ tư vấn để đồng hành và đối tác tin cậy cùng doanh nghiệp đi ra nước ngoài. Nhờ đó, vị thế của các doanh nghiệp Việt dần được tăng lên. Bộ cũng phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia triển lãm nước ngoài và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có những sản phẩm ưu tú xuất sắc tham gia xúc tiến thương mại. Đặc biệt, hàng năm, Bộ đều tổ chức thẩm định, đánh giá và vinh danh các sản phẩm Make in Việt Nam xuất sắc qua các giải thưởng công nghệ uy tín.

Sau khi “xuất ngoại”, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng, năng lực cạnh tranh. Nhiều sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số được các doanh nghiệp phát triển, hoàn thiện, phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số. Đáng nói, khi xây dựng được thương hiệu công nghệ thông tin Việt (IT) ở thị trường khu vực và quốc tế, những doanh nghiệp Việt thành công Go-global đã và đang góp phần thu hẹp khoảng cách cùng cộng đồng doanh nghiệp quốc tế chung tay xây dựng thế giới số.

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định, các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư ra nước ngoài đang cần một đầu mối tiếp nhận các đề xuất kiến nghị những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp đã gặp phải trong quá trình phát triển thị trường nước ngoài. Đặc biệt, cần tập trung đẩy mạnh hơn các chương trình hoạt động xúc tiến doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài. Thời gian tới, Bộ nỗ lực hơn để thực hiện chức năng là đầu mối, đồng hành với các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt gỡ khó, thành công tiến ra thị trường nước ngoài.


Theo TTXVN





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/dua-thuong-hieu-cong-nghe-thong-tin-viet-ra-the-gioi-can-chinh-sach-phap-ly-phu-hop/20241101102836844

Cùng chủ đề

Cần chính sách công nghiệp đột phá

DNVN - Theo đánh giá của CIEM, Việt Nam còn thiếu khung pháp lý thống nhất, đồng bộ và đủ mạnh để làm cơ sở thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Các chính sách phát triển đối với các ngành công nghiệp ưu tiên và công nghiệp mũi nhọn...

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Từ ngày 17-22/1/2025, Triển lãm toàn cầu về lĩnh vực ô tô ‘Bharat Mobility 2025” sẽ diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Triển lãm toàn cầu về lĩnh vực ô tô ‘Bharat Mobility 2025” sẽ được tổ chức tại 03 địa điểm chính tại Ấn Độ gồm: Trung tâm Hội nghị quốc tế Bharat Mandapam (Pragati Maidan), New Delhi; Trung tâm Hội nghị Yashobhoomi, Dwarka, New Delhi và Trung tâm triển...

Tín dụng chính sách (Bài 2)

Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng...

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra từ ngày 7-23/2/2025. Từ ngày 7-23/2/2025 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 được tổ chức bởi Cơ quan quản lý Surajkund Mela, các Bộ Du lịch, Bộ Dệt may (Ủy ban phát triển, Dệt thủ công và Thủ...

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

DNVN - Ngày 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam

DNVN - Chia sẻ tại chương trình Cà phê Doanh nhân lần thứ 80 với chủ đề “Dự báo những chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ và tác động đến kinh tế Việt Nam”, ngày 21/12, TS Cấn Văn Lực khuyến nghị cần nghiên cứu cơ chế khuyến khích và hỗ trợ...

Tàu lớn nhất thế giới sử dụng công nghệ đẩy bằng năng lượng gió

Interesting Engineering hôm 19/12 đưa tin tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu. ...

Cảng Đà Nẵng: Tiêu biểu trong phát triển quan hệ hải quan và doanh nghiệp

DNVN - Cảng Đà Nẵng được Tổng cục Hải quan tặng Kỷ niệm chương “Tập thể tiêu biểu về phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2024”. ...

Nâng cao tầm vóc quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế

DNVN - Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 không chỉ nâng cao tầm vóc quốc phòng Việt Nam mà còn là dịp để tăng cường hợp tác quốc tế,...

Cần chính sách công nghiệp đột phá

DNVN - Theo đánh giá của CIEM, Việt Nam còn thiếu khung pháp lý thống nhất, đồng bộ và đủ mạnh để làm cơ sở thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Các chính sách phát triển đối với các ngành công nghiệp ưu tiên và công nghiệp mũi nhọn...

Bài đọc nhiều

Nâng cao tầm vóc quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế

DNVN - Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 không chỉ nâng cao tầm vóc quốc phòng Việt Nam mà còn là dịp để tăng cường hợp tác quốc tế,...

Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền

DNVN - Tập đoàn công nghệ Meta (Mỹ) vừa giới thiệu thêm các tính năng mới trên ứng dụng Messenger, bao gồm hỗ trợ gọi video chất lượng HD và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo phông nền. ...

ChatGPT ‘đổ bộ’ trên điện thoại cố định và ứng dụng nhắn tin

DNVN - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển vượt bậc khi OpenAI chính thức giới thiệu trợ lý ảo ChatGPT trên điện thoại cố định. ...

Google Maps giúp phá vụ án mạng tại Tây Ban Nha

Nhờ manh mối từ hình ảnh trên Google Maps, cảnh sát Tây Ban Nha đã phá vụ án người đàn ông Cuba mất tích ở nước này hơn 1 năm trước. Theo Đài BBC ngày 19-12, hình ảnh từ chế độ Google Street View...

Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, các doanh nghiệp bước đầu đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phát triển sản xuất để tăng doanh thu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ...

Cùng chuyên mục

Lộ diện “thế giới song song” 13,2 tỉ năm trước của Ngân Hà

(NLĐO) - Firefly Sparkle, vừa lộ diện giữa vùng vũ trụ chỉ 600 triệu năm hậu Big Bang, là bản sao "sơ sinh" của Ngân Hà. ...

Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

(NLĐO) - Dấu tích thủ đô tráng lệ 2.700 tuổi của Vương quốc Assyria đã được tìm thấy bởi một nhóm khảo cổ quốc tế, nhờ máy đo từ trường. ...

Tàu lớn nhất thế giới sử dụng công nghệ đẩy bằng năng lượng gió

Interesting Engineering hôm 19/12 đưa tin tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu. ...

Giảng viên cười ra nước mắt với sinh viên sao chép ‘nguyên con’ lời chúc của ChatGPT

Thay vì biến trí tuệ nhân tạo trở thành công cụ phục vụ việc học tốt hơn, một số sinh viên đã sao chép 'nguyên con' khiến thầy cô giáo dở khóc dở cười. Theo bạn đọc Lại Thị Ngọc Hạnh, trong thời buổi...

Còn nhiều dư địa tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Pháp

NDO - Đánh giá cao tiềm lực của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại sứ Pháp cho rằng, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là cơ hội để Việt Nam tăng cường hơn nữa năng lực của ngành, cũng như mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. NDO - Đánh giá cao...

Mới nhất

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã chứng tỏ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ việc giành độc lập, phát triển và trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đóng góp tích cực, hiệu quả vào...

Chi phí khai thác cát bằng công nghệ hút cao hơn dùng xáng cạp

Hiện, chủ đầu tư yêu cầu có mức giá cát thống nhất khi khai thác bằng tàu hút và xáng cạp. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, khai thác bằng tàu hút chi phí cao hơn nên cần được duyệt mức giá cao hơn. ...

Boney M và ‘biểu tượng gợi cảm’ biến Đà Lạt thành sàn disco lớn nhất thế giới

Tối 21/12, Quảng trường Lâm Viên được biến thành sàn disco lớn nhất thế giới khi Boney M.Liz Mitchell, Joy Band và Samantha Fox mang những giai điệu sôi động đến “Dalat Spring Concert”. Sự kiện quy tụ những huyền thoại âm nhạc thế giới như Boney M.Liz Mitchell, Joy Band và Samantha Fox, mang đến cho khán giả tại...

Phát huy truyền thống anh hùng, sự nghiệp vẻ vang, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, bảo vệ vững chắc...

Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân-tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự...

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Viết tiếp bài ca người lính

Mỗi khi đất nước bị ngoại bang xâm lược, ai là người ra trận chống giặc? - Những người lính. Mỗi khi đất nước bị thiên tai như lũ lụt, bão dữ, hạn nặng, ai là người đứng cùng dân, giúp dân chống chọi những tai ương? - Những người lính. Mỗi khi đất nước đột nhiên rơi vào hoàn cảnh...

Mới nhất