Trang chủProductÐưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 – 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai đoạn tới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Mục tiêu của Thành phố là đưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ.

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP trà sen Tây Hồ <i>Ảnh Nguyễn Mai<i>

Hoàn thành vượt kế hoạch

Xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ được coi là cái nôi của nghề mây, tre đan. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hiệp hội Mây tre đan Phú Vinh – xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, cho biết, xã có số sản phẩm OCOP được chứng nhận nhiều nhất huyện với 54 sản phẩm. Trong đó, riêng gia đình ông có 23 sản phẩm được chứng nhận.

“Từ khi được chứng nhận OCOP, chúng tôi rất phấn khởi. Khách mua hàng yên tâm bởi có chứng nhận tức là sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã. Năm 2024, Hiệp hội Mây tre đan Phú Vinh chỉ với 35 hội viên nhưng đã xuất khẩu được hơn 100 tỷ đồng. Sản xuất phát triển không những góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề, mà còn đẩy mạnh tạo dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng” – ông Trung chia sẻ.

Chương Mỹ là huyện có nhiều làng nghề truyền thống, đây là cơ sở quan trọng để phát triển sản phẩm OCOP. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Tống Văn Thái, huyện hiện có 35 làng được UBND Thành phố công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, trong đó chiếm đa số là làng nghề mây, tre đan xuất khẩu; sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, làm nón lá, điêu khắc đá, chế biến nông sản thực phẩm. Đến nay, trên địa bàn huyện có 210 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận.

Trong khi đó, huyện Đan Phượng có 105 sản phẩm OCOP được chứng nhận. Đây đều là các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng gắn liền với truyền thống, văn hóa và bản sắc địa phương. Các sản phẩm OCOP của huyện Đan Phượng đa dạng, thuộc nhóm thực phẩm, nhóm đồ uống, nhóm thảo dược, nhóm thủ công mỹ nghệ như nem Phùng gia truyền cơ sở Thái Cam, thị trấn Phùng; khoai lang kén của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thìn, xã Trung Châu; kẹo lạc của hộ sản xuất kinh doanh Đỗ Văn Trường, xã Song Phượng; rượu nếp của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Long và đậu phụ của Công ty TNHH Tâm Đức, xã Hồng Hà; đồ gỗ nội thất của làng nghề mộc xã Liên Trung; hoa đồng tiền Đồng Tháp, xã Đồng Tháp…

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: “Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP. Với nỗ lực, quyết tâm cao, lũy kế từ 2019 đến hết năm 2023, thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm. Trong đó, tính riêng từ năm 2021 đến hết năm 2023, Thành phố đánh giá được 1.657 sản phẩm. Hiện nay, công việc đánh giá, công nhận sản phẩm năm 2024 đang được thực hiện với hơn 500 sản phẩm đăng ký. Dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình OCOP đề ra cho cả giai đoạn 2021 – 2025, trước 1 năm so với kế hoạch đề ra”.

Sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, các chủ thể được Thành phố, huyện hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, hỗ trợ tem OCOP có gắn mã QR. Thành phố và các quận, huyện, thị xã cũng quan tâm tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo, nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP sản xuất kinh doanh đẩy mạnh sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, khuyến khích phát triển sản phẩm hàng hóa gắn với các loại hình thương mại, dịch vụ điện tử, văn minh, hiện đại. Đến nay, Thành phố cũng đã phát triển được 107 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tạo điều kiện để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện và tiêu thụ.

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô
Sản phẩm OCOP làng nghề mây tre đan Phú Vinh xã Phú Nghĩa huyện Chương Mỹ được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới<i> Ảnh Nguyễn Mai<i>

Hướng tới mục tiêu mới

Bên cạnh kết quả đạt được, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới thành phố cũng chỉ ra rằng, Chương trình OCOP của Hà Nội vẫn còn gặp khó khăn, hạn chế: Số lượng sản phẩm OCOP 5 sao được công nhận chưa nhiều, mới có 6 sản phẩm được công nhận; một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề chưa thực sự mặn mà tham gia vào Chương trình; chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm còn nhiều hạn chế; thị trường tiêu thụ chưa thực sự được mở rộng…

Chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Sản phẩm tham gia vào Chương trình OCOP vừa để tôn vinh vừa để nâng tầm, nâng giá. Hà Nội sẽ khôi phục lại các giống cây đặc sản như quýt Tích Giang, hồng Yên Thôn, bưởi đường Quế Dương, rau muống tiến vua Sen Chiểu, húng Láng… trở thành sản phẩm OCOP. Những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của những vùng đất ấy nếu được “gắn sao” OCOP sẽ giúp cho sản phẩm vừa tăng giá trị kinh tế, vừa giúp quảng bá nét văn hóa vùng miền. Thành phố cũng sẽ phát triển các sản phẩm OCOP du lịch tại những nơi có lợi thế như Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn… gắn văn hóa và các sản vật địa phương để hình thành chuỗi du lịch…

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Đại, mỗi năm Hà Nội đón gần 30 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 5 triệu khách quốc tế. Nếu mỗi du khách đến Hà Nội du lịch mua một món quà thì sẽ kích cầu rất lớn cho sản phẩm OCOP bởi đa số các sản phẩm này mang nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa vùng miền và tâm tư tình cảm của người Hà Nội gửi vào mỗi sản phẩm OCOP. Chưa kể, thành phố cũng có khoảng 10 triệu dân đang sinh sống và làm việc, nhu cầu sử dụng các sản phẩm OCOP là rất lớn.

Vậy, làm thế nào để Hà Nội khai thác được lợi thế này? Ông Nguyễn Xuân Đại chỉ ra rằng: “Sản phẩm làng nghề và các sản phẩm nông sản chế biến của Hà Nội có chất lượng rất ổn. Tuy vậy, cái yếu của sản phẩm OCOP Hà Nội đó là thiết kế sáng tạo. Người tiêu dùng ngày nay không còn tâm lý “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” như xưa mà yêu cầu sản phẩm phải “đẹp từ trong ra ngoài”, từ chất lượng đến mẫu mã. Sản phẩm OCOP của Hà Nội cần phải đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng vùng miền, từng quốc gia mà sản phẩm hướng tới”.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online… để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ. Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm giúp các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng hơn.

Về lâu dài, Thành phố cần đưa việc tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa của các làng nghề, các nông sản đặc sản địa phương vào các trường học để giáo dục cho thế hệ trẻ về tình yêu và niềm tự hào quê hương, từ đó tạo động lực để thế hệ tương lai có ý thức từ nhỏ trong việc bảo tồn và phát triển vốn quý đó.

nguồn: https://hanoimoi.vn/ua-san-pham-ocop-tro-thanh-thuong-hieu-manh-cua-thu-do-684871.html

Cùng chủ đề

Phú Quốc có những sản phẩm OCOP gì?

Với lợi thế thành phố hải đảo có nhiều đặc sản địa phương nổi tiếng, TP.Phú Quốc (Kiên Giang) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Đến nay Phú Quốc đã có 58 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 25 sản phẩm OCOP 4 sao và 27 sản phẩm OCOP 3 sao. Phát huy lợi thế Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Thanh Minh, Trưởng...

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 – tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

“Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024 tại Đường ĐX3, Công viên Đặng Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) Hội chợ là một dịp để giới thiệu đến người dân Hà Nội, cũng như cả nước, về những sản phẩm OCOP chất lượng đã được...

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp quốc gia năm 2024. Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh...

Công nhận thêm 4 nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 5/12, Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Điện Biên đã tổ chức đánh giá, công nhận bốn nghề của đồng bào dân tộc Xạ Phang, dân tộc H'mông tại huyện Tủa Chùa là nghề truyền thống. ...

Hà Nội khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai

Sáng 7/11, tại khu đấu giá ĐG03, thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024. Người tiêu dùng tìm hiểu các sản phẩm OCOP của huyện Quốc Oai tại triển lãm. Triển lãm có quy mô 60 gian hàng, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Sau khi mở cửa từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, thủ đô Hà Nội) đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu và khám phá. Bảo tàng lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý, ứng dụng nhiều phương pháp trưng bày kết hợp công nghệ hiện đại như: Công nghệ trình chiếu 3D mapping, thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư...

Tạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

LTS: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và hiện tại “Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong bối cảnh rung lắc dữ dội của một thế giới đầy biến động với những xu thế mới, Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử mang tính đột phá, quyết định...

Đưa Long An thành điểm du lịch đặc sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Long An xác định văn hóa, du lịch là lĩnh vực tiềm năng cần “đánh thức” trong thời gian tới để phát huy thế mạnh đa dạng của tỉnh. Là tỉnh cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí “giao thoa” giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Long An có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Đặc biệt, Long An sở hữu vùng lõi Đồng Tháp Mười rộng lớn, nơi có...

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), sáng 11-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Ảnh: Dương...

Ký ức tháng 10 lịch sử

Cách đây 70 năm, ngày 10-10-1954 đã đánh dấu một mốc son lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của quân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. hanoimoi.vn Nguồn:https://hanoimoi.vn/ky-uc-thang-10-lich-su-680924.html

Bài đọc nhiều

Ẩm thực truyền thống Tết Việt trên ‘nền’ của những cách điệu ‘lành mạnh, khó phai

Vẫn là bánh chưng, vẫn là canh bóng, vẫn là giò xào… hương vị không hề mất đi nét truyền thống, dù trong đó chứa đựng bao nhiêu những “công nghệ hiện đại”. Đó là cách mà Chuyên gia ẩm thực hàng đầu, người nổi tiếng với đóng góp nâng tầm ẩm thực Việt - Madam Nhung chọn trong hành trình xây dựng thương hiệu của mình.   Bánh chưng là món sao có thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân...

Madam Nhung: Hành trình chinh phục thực khách bằng ẩm thực chay tinh tế

Trong nhịp sống hiện đại, khi mà các vấn đề về sức khỏe và môi trường ngày càng được quan tâm, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với những lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận như giảm cân, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch, ăn chay đã trở thành một xu hướng sống của nhiều người. Madam Nhung là thương hiệu...

Từ “di sản” bánh chưng đến nấu ăn cho chính khách

Cái tên Madam Nhung không còn xa lạ trong giới ẩm thực. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Madam Nhung được biết tới bởi tài năng sáng tạo không giới hạn trong các món ăn mang đậm hương vị Việt.   Cái tên Madam Nhung không còn xa lạ trong giới ẩm thực Madam Nhung (tên thật là Trương Thị Lê Nhung, ở Hà Nội) cho rằng, bánh chưng không chỉ là một phần của ngày Tết mà còn là một di...

Sẽ tôn vinh 100 sản phẩm tiêu biểu Hợp tác xã trong giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất 2024

(ĐCSVN) - Thông tin từ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, năm 2024, cả nước có hơn 13.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 HTX có sản phẩm OCOP; 46% sản phẩm OCOP tăng về sản lượng sau khi được công nhận OCOP có doanh thu bán hàng tăng bình quân 30%; hơn 50% sản phẩm OCOP có giá tăng với mức bình quân hơn 17%... Sáng...

Sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL muốn kết nối để vào siêu thị

Sản phẩm OCOP là bước đi đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP cần chú ý địa lý vùng, chất lượng, thủ tục pháp lý để mở rộng đường tiêu thụ và đưa sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng. Ông Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết các doanh nghiệp, chủ thể OCOP cần...

Cùng chuyên mục

Có thêm 5 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và và đồ uống vùng dân tộc thiểu số đạt OCOP 5 sao

Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Nhóm 5 sản phẩm gồm: sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax limited Nano Curcumin,...

Bạc Liêu khai mạc Hội chợ thương mại – Triển lãm sản phẩm OCOP 2024

NDO - Hội chợ Thương mại - Triển lãm sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2024 diễn ra đến hết ngày 4/12/2024 với quy mô hơn 250 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước, bao gồm các khu vực dành riêng cho triển lãm, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của các tỉnh, thành phố... Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu Huỳnh Chí Nguyện phát biểu tại lễ khai mạc. (Ảnh: TRỌNG...

Phú Quốc có những sản phẩm OCOP gì?

Với lợi thế thành phố hải đảo có nhiều đặc sản địa phương nổi tiếng, TP.Phú Quốc (Kiên Giang) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Đến nay Phú Quốc đã có 58 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 25 sản phẩm OCOP 4 sao và 27 sản phẩm OCOP 3 sao. Phát huy lợi thế Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Thanh Minh, Trưởng...

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 – tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

“Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024 tại Đường ĐX3, Công viên Đặng Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) Hội chợ là một dịp để giới thiệu đến người dân Hà Nội, cũng như cả nước, về những sản phẩm OCOP chất lượng đã được...

Sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL muốn kết nối để vào siêu thị

Sản phẩm OCOP là bước đi đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP cần chú ý địa lý vùng, chất lượng, thủ tục pháp lý để mở rộng đường tiêu thụ và đưa sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng. Ông Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết các doanh nghiệp, chủ thể OCOP cần...

Mới nhất

Có thêm 5 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và và đồ uống vùng dân tộc thiểu số đạt OCOP 5 sao

Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản...

Giáo hội công bố logo Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Biểu tượng được xây dựng trên thông điệp chính của đại lễ, Phật giáo và dân tộc, mang các yếu tố bản sắc Việt Nam, địa danh và thời gian tổ chức, thể hiện qua hình ảnh hoa sen, chim hạc, họa tiết trên trống đồng Đông Sơn. Sáng 3/12, đại diện Ban Thông tin - Truyền thông Giáo hội...

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Nam Phi trong phát triển nhà ở, công trình xanh

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đã tiếp và trao đổi với Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam Vuyiswa Tulelo về cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, công trình xanh và phát triển đô thị.

Mới nhất