Trang chủDi sảnĐưa di sản văn hóa dân tộc đến gần với giới trẻ

Đưa di sản văn hóa dân tộc đến gần với giới trẻ

Làm thế nào để thế hệ trẻ tiếp nối và làm rạng danh di sản ông cha để lại, đồng thời dung hòa với những giá trị văn hóa mới trong thời đại số? Thanh niên Việt Nam cần làm gì để tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024 – 2029?
 

Đây là những trăn trở được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại tổ số 2 trong khuôn khổ Đại hội đaị biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX diễn ra chiều nay 17.12.

Đưa di sản văn hóa dân tộc đến gần với giới trẻ- Ảnh 1.

Tổ thảo luận số 2 với chủ đề “Thanh niên Việt Nam bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”. ẢNH: THU HẰNG

Đầu tư phát triển văn hóa cho thanh niên

Với chủ đề “Thanh niên Việt Nam bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, nhiều ý kiến tâm huyết đã được các đại biểu tại chia sẻ.

Theo chị Dương Minh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, trong dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, bản sắc văn hóa dân tộc đã trở thành sức mạnh trường tồn, tạo nên bản lĩnh kiên cường và tinh thần tự tôn của con người Việt Nam.

Chị Minh Nguyệt nhìn nhận, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, văn hóa Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối diện không ít thách thức. Làm thế nào để thế hệ trẻ tiếp nối và làm rạng danh di sản ông cha để lại, đồng thời dung hòa với những giá trị văn hóa mới trong thời đại số? Thanh niên Việt Nam cần làm gì để tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024 – 2029?

“Là lực lượng trẻ, năng động, sáng tạo và luôn tiên phong trong các lĩnh vực, thanh niên Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, đây cũng là một trong những đề án trọng điểm được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam dự kiến triển khai trong nhiệm kỳ 2024 – 2029, hướng tới khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tăng cường ý thức trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế”, chị Nguyệt nhấn mạnh.

Đưa di sản văn hóa dân tộc đến gần với giới trẻ- Ảnh 2.

Đại biểu Trần Văn Sang (Hà Tĩnh) chia sẻ kinh nghiệm về thu hút người trẻ tham gia vào giữ gìn dân ca ví dặm. ẢNH: THU HẰNG

Thẳng thắn chỉ ra một số sản phẩm văn hóa chưa thực sự gần gũi với thanh niên; một số thanh niên chưa thực sự quan tâm đến văn hóa truyền thống, đại biểu Nguyễn Kiều Tuấn Việt (tỉnh Phú Thọ), cho rằng nguyên nhân nhân dẫn đến hạn chế này là do nhận thức của một bộ phận thanh niên và có sự tác động của văn hóa ngoại lai khiến họ chưa thực sự để tâm đến văn hóa truyền thống.

Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cho thanh niên là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết.

Anh Việt đề xuất: “Chúng ta cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan phát triển văn hóa, đặc biệt đối với thanh niên; tạo những cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào phát triển văn hóa. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các ban, ngành để cùng triển khai các chương trình, dự án phát triển văn hóa cho thanh niên; tăng cường vai trò của thanh niên trong việc tuyên truyền vận động thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa”.

Để thu hút sự tham gia đông đảo của thanh niên, các địa phương cần xây dựng, nâng cấp các nhà văn hóa, thư viện, các câu lạc bộ… nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi lành mạnh của thanh niên, tổ chức các hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú. Cùng đó, tăng cường giáo dục văn hóa bằng việc lồng ghép vào các chương trình giảng dạy trong trường học; tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thanh niên với cộng đồng, tích hợp văn hóa truyền thống vào các hoạt động văn hóa hiện đại.

“Văn hóa là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân và xã hội. Việc đầu tư phát triển văn hóa cho thanh niên không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để xây dựng một thế hệ trẻ tài năng, sáng tạo, góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh”, anh Việt bày tỏ.

Cổ vũ, tôn vinh người trẻ bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

Chia sẻ câu chuyện về bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, nhà báo Trần Việt Hưng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, cho hay với các thế hệ trước, những làn điệu dân ca, hát ru, nghe thưởng thức văn hóa là điều rất bình thường. Còn bây giờ, việc thụ hưởng văn hóa dân tộc trong giới trẻ gần như rất ít. Việc tuyên truyền, cổ vũ những cá nhân, điển hình làm về văn hóa dân tộc cũng chưa nhiều.

Đưa di sản văn hóa dân tộc đến gần với giới trẻ- Ảnh 3.

Nhà báo Trần Việt Hưng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, chia sẻ tại buổi thảo luận. ẢNH: NHƯ Ý

“Văn hóa dân tộc chiếm vị trí thế nào trong đời sống, đặc biệt là làm thế nào để thu hút được người trẻ đến với văn hóa truyền thống, là câu hỏi còn rất nhiều trăn trở”, anh Trần Việt Hưng bày tỏ.

Theo anh Trần Việt Hưng, hiện có nhiều cá nhân, nhiều mô hình, nhiều bạn trẻ GenZ đã vận dụng bảo tồn văn hóa dân tộc rất thông minh, đó là những “hạt giống” mà tổ chức Đoàn – Hội cần phát huy, cổ vũ mạnh mẽ hơn nữa.

“Các bạn không làm theo hướng tái tạo, diễn lại vở kịch, vở tuồng cổ, mà đã có sáng kiến vận dụng các khía cạnh văn hóa vào sản xuất kinh doanh như: khôi phục lại họa tiết thổ cẩm, in lên những sản phẩm lưu niệm; có nhiều nhà nghiên cứu trẻ, nhiều bạn trẻ làm công việc bảo tồn văn hóa dân tộc nhưng dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học cơ bản… Những nhân tố này cần được sự chăm lo của xã hội, hệ thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam cần phát huy, biểu dương và tôn vinh những nhân tố này”, anh Trần Việt Hưng chia sẻ.

Lấy dẫn chứng từ dân ca ví dặm, đại biểu Trần Văn Sang, nghệ nhân dân gian (Hà Tĩnh), cho biết đến nay dân ca ví dặm được người trẻ phát huy, tiếp nối và lan tỏa không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn lan tỏa tới nhiều vùng miền và một số nước trên thế giới.

“Giải pháp của chúng tôi là tổ chức hoạt động các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thu hút các bạn trẻ tham gia. Những người trẻ có kinh nghiệm sẽ tham gia truyền dạy, thực hành cho lớp trẻ. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn – Hội cũng sẽ tổ chức nhiều hội thi, hội diễn, kỳ liên hoan dân ca ví dặm. Sau các kỳ liên hoan này, dân ca ví dặm được phát triển rầm rộ”, anh Trần Văn Sang nói.

Theo anh Trần Văn Sang, trong tuyên truyền hoạt động Đoàn – Hội, dân ca ví dặm cũng được đưa vào, các bài thuyết trình khô khan đã được thể bằng hình thức dân ca dễ đi vào lòng người, tiếp cận với nhiều đối tượng mang lại hiệu quả tuyên truyền rất cao.

Đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống, anh Trần Văn Sang chia sẻ: “Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam cần tiếp tục các giải pháp để đưa di sản văn hóa đến gần hơn với lớp trẻ. Khi giới trẻ tiếp cận sẽ thấy được trách nhiệm gìn giữ văn hóa dân tộc. Tổ chức Đoàn – Hội cần tham mưu với các cấp trong đào tạo bồi dưỡng nghệ sĩ, nghệ nhân trẻ; đồng thời khuyến khích các nghệ nhân trẻ, nghệ sĩ trẻ có những thử nghiệm, sáng tạo kết hợp với âm nhạc truyền thống với hiện đại. Đây cũng là cách đưa văn hóa truyền thống đến gần hơn với giới trẻ”.

Nguồn: https://thanhnien.vn/dua-di-san-van-hoa-dan-toc-den-gan-voi-gioi-tre-185241217160210435.htm

Cùng chủ đề

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024. GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại lễ tổng kết, GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá cao các...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Roketsan, công ty hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các hệ thống tên lửa đã tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, diễn ra từ ngày 19 đến 22/12/2024 tại Hà Nội. Đây được coi là dịp để Roketsan tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, một vùng có ý nghĩa chiến lược mà công ty đã duy trì các mối quan...

Bất động sản Phát Đạt nhắm mua lô đất 650 tỉ đồng ở quận 3 từ một phụ nữ

Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) muốn mua một lô đất có địa chỉ tại đường Cao Thắng, quận 3, TP.HCM với giá 650 tỉ đồng từ bà Trần Thị H.. Cụ thể, Công ty cổ phần Phát...

Thời điểm vàng để kích cầu du lịch cuối năm

Dịp cuối năm là thời điểm 'vàng' cho các hoạt động kích cầu tiêu dùng; đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm thông qua các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng. Bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ, hiện nay thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi với mong muống mang đến cho người dân Thủ đô và các du...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son đã rực sáng trong chiến thắng 5 sao của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar vào tối 21.12. Sau trận đấu, chân sút nhập tịch đã bị cầu thủ đối phương buông lời khiêu khích. Highlight Việt Nam 5-0 Myanmar: Màn trình diễn chói sáng của Xuân Son | ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 Nguyễn Xuân Son phản ứng thế nào? Khi tiếng còi kết thúc trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar vang lên, trung vệ Soe Moe...

Trường ĐH cảnh báo nạn giả danh giảng viên lừa đảo học phí sinh viên

Giả danh giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đóng hộ học phí giúp sinh viên để được miễn giảm. Đây là một chiêu thức lừa đảo vừa được trường ĐH này ra cảnh báo toàn trường. ...

Bài đọc nhiều

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Di sản Hội An: Điểm đến rẻ nhất và an toàn nhất thế giới cho khách độc hành

Trong top những địa điểm an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch 1 mình, Hội An cổ kính và trầm mặc dẫn đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm đến đường dài có chi phí rẻ nhất thế giới năm 2024. Những giá trị độc đáo riêng có của di sản Hội An, Việt Nam có lẽ chưa bao giờ hết “nóng” trên truyền thông quốc tế. Không chỉ là điểm đến an toàn nhất thế giới...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Việc xây dựng và phát triển Đô thị di sản xác...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024. GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại lễ tổng kết, GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá cao các...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Di sản Hội An: Điểm đến rẻ nhất và an toàn nhất thế giới cho khách độc hành

Trong top những địa điểm an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch 1 mình, Hội An cổ kính và trầm mặc dẫn đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm đến đường dài có chi phí rẻ nhất thế giới năm 2024. Những giá trị độc đáo riêng có của di sản Hội An, Việt Nam có lẽ chưa bao giờ hết “nóng” trên truyền thông quốc tế. Không chỉ là điểm đến an toàn nhất thế giới...

Mới nhất

Hoành tráng Con đường lịch sử, đại tướng Phan Văn Giang trao huy hiệu cho nữ già làng Tây Nguyên

Khoảnh khắc đại tướng Phan Văn Giang trao huy hiệu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tới già làng Ksor H’Lâm khiến nhiều người dự chương trình Con đường lịch sử xúc động. Chương trình chính luận nghệ thuật Con đường lịch sử đã diễn ra tối 21-12 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự...

16 hợp đồng trị giá 286 triệu USD ký tại triển lãm quốc phòng quốc tế

Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan triển lãm quốc phòng -...

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son đã rực sáng trong chiến thắng 5 sao của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar vào tối 21.12. Sau trận đấu, chân sút nhập tịch đã bị cầu thủ đối phương buông lời khiêu khích. Highlight Việt Nam 5-0 Myanmar: Màn trình diễn chói sáng của Xuân Son | ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 Nguyễn Xuân Son phản...

Tôi, người lính trở về sau chiến tranh

Là sỹ quan điều khiển tên lửa trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày 30/4, đất nước thống nhất, tháng 9/1975, tôi xuất ngũ, về làm phóng viên báo Tiền Phong. Đến tòa soạn, tôi thường mặc bộ quân phục và đi đâu cũng mang theo chiếc mũ cối. Có người ở cơ quan báo lúc đó bảo tôi: Thôi, cất mấy...

Mới nhất