Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Trường được...

Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Trường được lợi, trường thiệt thòi

Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Trường đắc lợi, trường thiệt thòi - Ảnh 1.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh vào Trường đại học Công nghệ TP.HCM – Ảnh: XUÂN DUNG

Dự thảo thông tư này được ban hành để thống nhất thông tư chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Theo nhiều chuyên gia, phần lớn trường đại học có lợi nhưng cũng có nhiều điều bất cập.

Chỉ tiêu tuyển sinh sẽ tăng vọt

Theo dự thảo, tỉ lệ sinh viên/giảng viên toàn thời gian được xác định là 40. Quy định này không tính quy đổi theo học hàm, học vị như trước đây: thạc sĩ 25, tiến sĩ 50, phó giáo sư 75, giáo sư 150 sinh viên.

Cũng theo dự thảo, chỉ giảng viên làm việc toàn thời gian tại trường mới được tính xác định chỉ tiêu, giảng viên thỉnh giảng không được tính.

Đây là điểm mới đáng chú ý trong dự thảo. Ngoài ra dự thảo cũng đưa ra mức tuyển vượt không quá 20% chỉ tiêu mà các trường xác định. Mức 20% này được cho là rất thuận lợi cho các trường trong tuyển sinh. Trước đây các trường chỉ cần tuyển vượt 3% là bị phạt tiền, trừ chỉ tiêu vào năm sau.

Đánh giá về cách xác định chỉ tiêu mới, ông Võ Văn Tuấn – phó hiệu trưởng Trường đại học Văn Lang – cho rằng chỉ tiêu các trường sẽ tăng mạnh.

“Theo quy định mới, trường nào nhiều thạc sĩ sẽ có lợi, chỉ tiêu tăng lên. Trong khi đó trường có nhiều tiến sĩ chỉ tiêu có thể sẽ giảm. Với tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các trường còn thấp nên phần lớn các trường đại học sẽ có lợi với quy định mới khi  chỉ tiêu tuyển sinh tăng lên. Ngoài ra việc cho phép các trường tuyển vượt không quá 20% cũng là điều thuận lợi cho các trường” – ông Tuấn nói.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Anh – phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ TP.HCM – cho rằng tính toán thực tế cho thấy chỉ tiêu của nhiều trường có thể tăng 30-50% so với năm 2024 nếu quy định mới được áp dụng.

Khoảng 70% giảng viên ở nhiều trường đại học có trình độ thạc sĩ nên với việc tăng từ 25 lên 40 sinh viên/giảng viên, chỉ tiêu đã tăng 1,6 lần. Cùng với việc được phép tuyển vượt không quá 20% chỉ tiêu xác định, số lượng thực tuyển của nhiều trường sẽ cao hơn rất nhiều so với năm 2024.

Đây cũng là quan điểm của đại diện nhiều trường đại học như Bách khoa, Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Công Thương TP.HCM khi cho rằng quy định mới có lợi cho các trường khi xác định chỉ tiêu.

Ông Thái Doãn Thanh – phó hiệu trưởng Trường đại học Công Thương TP.HCM – nói về cơ bản, quy định mới có lợi cho các trường nhiều thạc sĩ khi chỉ tiêu sẽ tăng lên.

 

“Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cũng như thạc sĩ khi xác định chỉ tiêu theo quy định mới. Vì số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm phần lớn nên chỉ tiêu mặc nhiên sẽ tăng lên. Quy định cho tuyển vượt 20% cũng giảm bớt tình trạng trường nơm nớp vì sợ tuyển vượt” – ông Thanh nói thêm.

Nhiều lo lắng

Bên cạnh các thuận lợi, không ít trường đại học cũng lo lắng về những bất cập của quy định mới khiến việc tuyển sinh, phát triển đội ngũ gặp trở ngại.

Ông Bùi Hoài Thắng – trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) – cho rằng quy định trong dự thảo dẫn đến những bất thường trong hệ thống. Trường có đội ngũ giảng viên bình thường, thạc sĩ nhiều thì chỉ tiêu lại tăng lên trong khi trường có giảng viên có học hàm, học vị tiến sĩ nhiều lại bị giảm chỉ tiêu.

“Hơn 65% giảng viên Trường đại học Bách khoa có trình độ tiến sĩ. Chỉ tiêu của trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số giảng viên chuyên dạy thực hành lại không được tính khi xác định chỉ tiêu. Đây là những người có năng lực tay nghề cao, chuyên dạy thực hành ở khối ngành kỹ thuật, y khoa. Ở lĩnh vực y khoa có quy định công nhận họ là giảng viên trong khi ở lĩnh vực khác lại không có. Đó là điều bất hợp lý” – ông Thắng cho hay.

Cùng nhận định này, ông Đinh Đức Anh Vũ – phó hiệu trưởng Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) – cho biết tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường hiện khoảng 70%. Theo quy định mới của dự thảo, chỉ tiêu của trường sẽ giảm.

Tương tự, ông Cù Xuân Tiến – trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên Trường đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) – nói quy định mới có thể ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ của giảng viên đại học. Trường có giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ càng nhiều sẽ càng thiệt khi xác định chỉ tiêu khi bị giảm rất nhiều.

Ngoài ra chỉ tiêu chương trình liên kết được xác định trong tổng chỉ tiêu nhưng giảng viên thỉnh giảng không được tính khiến trường gặp khó khăn.

“Chương trình, giảng viên, bằng cấp do đối tác nước ngoài điều phối, cấp bằng. Giảng viên do trường đối tác điều qua dạy trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu làm việc toàn thời gian, họ phải ở lại Việt Nam và xin giấy phép lao động. Điều đáng nói việc xin giấy phép lao động đối với chuyên gia, giảng viên nước ngoài rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Do đó nên có cơ chế riêng về giảng viên với các chương trình liên kết” – ông Tiến đề xuất.

Cho rằng quy định mới có nhiều thuận lợi nhưng đại diện một số trường cũng bày tỏ lo lắng khi nguồn tuyển bị cạn. Ông Võ Văn Tuấn phân tích: khi chỉ tiêu phần lớn các trường đều tăng cộng với việc được tuyển vượt đến 20%, tổng số lượng tuyển của các trường tốp trên, tốp giữa sẽ rất lớn.

Ngoài ra ông Tuấn cũng kiến nghị cần phải tính nghiên cứu viên khi xác định chỉ tiêu. Hiện tại nghiên cứu viên vừa nghiên cứu vừa giảng dạy nhưng họ không được tính khi xác định chỉ tiêu. Theo ông Tuấn, có thể không tính hệ số 40 như giảng viên nhưng có thể tính ở mức 20-30.

Cần đảm bảo chất lượng

Liên quan đến tương quan chỉ tiêu, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, ông Thái Doãn Thanh cho biết nếu quy định mới được áp dụng chắc chắn chỉ tiêu của trường sẽ tăng. Tuy nhiên trường tính toán mức tăng phù hợp để đảm bảo chất lượng.

“Năng lực đội ngũ giảng viên của trường không vấn đề gì nhưng trường phải tính toán bài toán chất lượng cùng với chỗ học, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm. Do đó nếu chỉ tiêu có tăng cũng ở mức hài hòa, đảm bảo chất lượng chứ không tăng kịch trần” – ông Thanh nói.

Nguồn: https://tuoitre.vn/du-thao-thong-tu-xac-dinh-chi-tieu-tuyen-sinh-truong-duoc-loi-truong-thiet-thoi-20241205101009785.htm

Cùng chủ đề

Loại bỏ phương thức tuyển sinh dễ dãi, không bảo đảm chất lượng đầu vào

Thực tế tại các mùa tuyển sinh trước, không ít phương thức tuyển sinh chưa bảo đảm chất lượng đầu vào. Các chuyên gia cho rằng, Bộ GDĐT cần kiên quyết loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và các tổ hợp lạ trong tuyển sinh. ...

Kiến nghị quy định rõ các môn xét tuyển, kiên quyết loại bỏ tổ hợp ‘lạ’

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ trưởng GD&ĐT về một số giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa chương trình giáo dục phổ thông mới với tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ 2025.Hiệp hội nhận thấy, với phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm 4 môn. Trong đó, 2 môn Toán và Ngữ văn là bắt buộc...

Tổ hợp xét tuyển đại học sẽ ra sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi so với trước đây. Với số môn thi giảm chỉ còn 4 môn, các trường sẽ phải tính toán và điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với những thay đổi này. ...

Cắt giảm phương thức xét tuyển

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GDĐT có một số điểm mới quan trọng. Nếu quy chế được thông qua và áp dụng trong năm 2025 sẽ tác động nhiều đến việc xét tuyển của các cơ sở đào tạo lẫn thí sinh. ...

Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh trái quy định hàng trăm chỉ tiêu

(Dân trí) - Theo kết luận thanh tra của Bộ GD&ĐT, Học viện Phụ nữ Việt Nam có nhiều sai phạm trong tuyển sinh tại cơ sở chính và cơ sở TPHCM. Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học hình thức liên thông chính quy và liên thông vừa làm vừa học năm 2022, 2023 chưa đúng chỉ tiêu.Cụ thể, năm 2022, học viện xác định chỉ tiêu trình độ đại học và hình thức liên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngắm ‘phiên bản phố cổ’ đẹp nhất ở Hội An sau 25 năm nhận danh hiệu di sản UNESCO

Nhiều người tới Hội An nhầm lẫn tuyến phố bên kia sông Hoài là phố cổ. Tuy nhiên đó chỉ là một 'phiên bản tiệm cận' phố đi bộ được ra đời từ một khu nhà chồ của dân vạn chài. Các tuyến phố ở bờ nam sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn đoạn chảy qua Hội An). Khu vực này thuộc vùng 2 của phố cổ Hội An, không thuộc trung tâm phố cổ - Ảnh: B.D. Nói...

Cảnh sát biển trao nhà đại đoàn kết cho người nghèo ở Phú Quốc

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khánh thành và bàn giao nhà đại đoàn kết năm 2024 cho ông Đặng Văn Cường (ở xã Hàm Ninh) có kinh tế khó khăn, không đủ kinh phí để xây nhà ở. Ngày 5-12, tại...

22.000 sinh viên quốc tế học tập tại Việt Nam, quá thấp so với mục tiêu của Chính phủ

Số sinh viên quốc tế đang học tập tại Việt Nam hiện còn quá thấp so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là đến năm 2020 phải thu hút khoảng 66.000 sinh viên quốc tế. ...

Phóng vệ tinh giúp… chụp ảnh selfie ngoài không gian

Một cựu kỹ sư NASA đang chuẩn bị phóng vệ tinh giúp mọi người chụp ảnh selfie ngoài không gian. Trong một video trên YouTube, Rober mô tả dự án của mình như sau: "Đây là một bước nhỏ cho nhân loại, nhưng là...

Người Việt thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn mê du lịch, ưu tiên tiết kiệm chi phí

Nhu cầu du lịch của người Việt vẫn sẽ tiếp tục gia tăng vào năm 2025, nhưng sẽ ưu tiên các lựa chọn tiết kiệm chi phí, đặt biệt là chỗ ở, theo khảo sát của Agoda. Trái ngược với các dự báo cho...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Hành trình mang “Giáo dục hạnh phúc” tới cho trẻ em Việt Nam

Nổi bật trong số đó là phương pháp Laulau Learning – một chương trình giáo dục tiên tiến của Phần Lan nhằm phát triển toàn diện trí tuệ, kĩ năng và cảm xúc ở trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Vào ngày 29-30/11, 20 cơ sở giáo dục mầm non tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Sơn La đã trở thành những cơ sở giáo dục đầu tiên...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Thanh tra TP.HCM kết luận Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thu học phí sai quy định

Chánh Thanh tra TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch rà soát, lập danh sách hoàn trả chênh lệch học phí cho sinh viên. Thu học phí sai quy định là một trong nhiều nội dung...

Cùng chuyên mục

22.000 sinh viên quốc tế học tập tại Việt Nam, quá thấp so với mục tiêu của Chính phủ

Số sinh viên quốc tế đang học tập tại Việt Nam hiện còn quá thấp so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là đến năm 2020 phải thu hút khoảng 66.000 sinh viên quốc tế. ...

Ngày hội việc làm của Trường Đại học Hà Nội thu hút 4.000 sinh viên

Trường Đại học Hà Nội vừa tổ chức Ngày hội Việc làm – HANU Job Fair 2024 với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp và khoảng 4.000 sinh viên. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội, TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh, Trường Đại học Hà Nội luôn coi trọng sự hợp tác với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với thị trường lao...

Người đưa khoa học đến gần hơn với đời sống gia đình

Ellen Swallow Richards (3/12/1842 - 30/3/1911) là một nhà khoa học và nhà giáo dục tiên phong người Mỹ. Bà có vai trò lớn trong sự phát triển của kỹ thuật vệ sinh cũng như việc áp dụng...

Chân dung, học vấn “khủng” của tân Phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán sinh năm 1989

Ông Cấn Văn Hảo là Phó giáo sư trẻ nhất của Hội đồng Giáo sư ngành Toán năm 2024. Ông hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. ...

Loại bỏ phương thức tuyển sinh dễ dãi, không bảo đảm chất lượng đầu vào

Thực tế tại các mùa tuyển sinh trước, không ít phương thức tuyển sinh chưa bảo đảm chất lượng đầu vào. Các chuyên gia cho rằng, Bộ GDĐT cần kiên quyết loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và các tổ hợp lạ trong tuyển sinh. ...

Mới nhất

Ngày hội việc làm của Trường Đại học Hà Nội thu hút 4.000 sinh viên

Trường Đại học Hà Nội vừa tổ chức Ngày hội Việc làm – HANU Job Fair 2024 với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp và khoảng 4.000 sinh viên. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội, TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh, Trường Đại học Hà Nội luôn coi trọng sự...

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025. Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Trước tình hình đó, các...

Trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” với 12 quân nhân hy sinh

Tờ trình nêu rõ: Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và các biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Lao động...

Tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giữa Cơ quan lập pháp hai nước Việt Nam và Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, tại trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Mazakaru.   Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh...

Phóng vệ tinh giúp… chụp ảnh selfie ngoài không gian

Một cựu kỹ sư NASA đang chuẩn bị phóng vệ tinh giúp mọi người chụp ảnh selfie ngoài không gian. Trong một video trên...

Mới nhất