Trang chủDestinationsQuảng NinhĐột phá hạ tầng giao thông, đô thị

Đột phá hạ tầng giao thông, đô thị


Những năm gần đây, Quảng Ninh trở thành điểm sáng trong phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Qua đó, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Cầu Cửa Lục 3 đang được gấp rút thi công, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2023. Ảnh: Đỗ Phương

3 năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; tình hình thế giới có nhiều biến động, kéo theo đó rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, việc làm của nhân dân. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dành nguồn lực, thu hút đầu tư, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và kết cấu hạ tầng giao thông. Theo dự tính của tỉnh, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2023, ước đạt 294.059 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn này đạt khoảng 10,2%/năm (mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV của tỉnh tăng trên 10%/năm). Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch, dịch vụ được đầu tư đồng bộ.

Tỉnh đã hoàn thành, đưa vào khai thác các công trình, như: Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, cầu Tình Yêu, đường nối KCN Cái Lân qua KCN Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn; tuyến đường từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn; hệ thống các công trình giao thông kết nối 104 thôn, bản thuộc huyện Bình Liêu.

Cùng với đó, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long – cảng chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam, là nơi hội ngộ của các chuyến tàu du lịch đẳng cấp quốc tế ngày hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chuỗi cảng du lịch trong tỉnh cũng đầu tư đồng bộ, khai thác theo mô hình “một điểm đến, nhiều tiện ích”, như: Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu – cửa ngõ đưa khách đến với Di sản, Kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long; Cảng cao cấp Ao Tiên được thiết kế theo chủ đề không gian xanh – cửa ngõ mới để Quảng Ninh khai thác hiệu quả lợi thế du lịch biển đảo vốn đang rất được ưa chuộng…

Mặt khác, hạ tầng giao thông đối nội của tỉnh cũng hiện rõ tính kết nối liên thông, tổng thể và liền mạch. Cùng với các tuyến đường trục chính, tuyến đường du lịch mới, kết nối đến các trung tâm du lịch trong tỉnh đã hình thành. Điển hình: Đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả, trục cảnh quan ven biển đẹp của Quảng Ninh, nối liền Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long với các công trình kiến trúc ấn tượng, các trung tâm thương mại, mua sắm, chợ đầu mối… Thêm nữa, nhiều tuyến đường, như: Đường vào Khu di tích Yên Tử (TP Uông Bí); đường làng quê Yên Đức (TX Đông Triều); đường vùng cao Bình Liêu… được làm mới, mở rộng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu di chuyển của du khách.

Hệ thống giao thông khu vực nông thôn, miền núi cũng ngày càng đồng bộ, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các vùng miền trong tỉnh… Năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam.

Ông Lê Mạnh Hiền – người dân Quảng Ninh xa quê hương lâu ngày trở lại, tâm sự: “Mặc dù luôn dõi theo sự phát triển của quê nhà, nhưng nay trở về thăm, tận mắt chứng kiến, càng thấy rõ sự đổi thay nhanh chóng của quê hương mình, nhất là đường sá, giao thông thuận tiện, hiện đại. Đặc biệt, tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái vừa khánh thành, giúp chúng tôi di chuyển ra TP Móng Cái rất nhanh. Thực sự tôi rất phấn khởi, bởi Quảng Ninh ngày một phát triển, nhân dân được thụ hưởng những thành quả ấy…”.

Hạ tầng du lịch của TP Hạ Long ngày càng được đầu tư đồng bộ.

Hiện nay, tỉnh đang gấp rút triển khai nhiều dự án giao thông động lực, như: Cầu Cửa Lục 3; đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều (đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX Đông Triều); đường nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng (km6+700) đến đường tỉnh 338 (giai đoạn I)… Tỉnh cũng chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố lân cận triển khai đầu tư và hoàn thành Cầu Triều và đường dẫn nối QLộ 18 với TL389; dự án cầu Lại Xuân và tuyến đường hai đầu cầu; xây dựng cầu bến Rừng và hệ thống đường dẫn; cải tạo nâng cấp đường 342 kết nối tỉnh Lạng Sơn; tuyến đường nối từ QL279 (xã Tân Dân, TP Hạ Long) đến ĐT291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)…

Đến thời điểm này, Quảng Ninh là địa phương có số km đường cao tốc lớn nhất cả nước (176/1.046km), đây là bước đột phá mới của tỉnh Quảng Ninh trong nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XV của tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng và hợp tác hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, công tác quy hoạch, quản lý đất đai, hạ tầng đô thị được chỉnh trang đồng bộ, văn minh, hiện đại, sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn, hướng tới mô hình đô thị thông minh. Quảng Ninh có 13 đô thị. TP Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh; Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí là đô thị loại II; Quảng Yên, Đông Triều là đô thị loại III; Vân Đồn, Tiên Yên, Quảng Hà là đô thị loại IV; 4 thị trấn (Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Cô Tô) là đô thị loại V… Quảng Ninh nằm trong tốp những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (khoảng 68,5%)

Từ tỉnh có xuất phát điểm thấp, Quảng Ninh đã vươn lên tốp các địa phương phát triển năng động nhất cả nước. Trong đó, đột phá hơn, cả tỉnh đã vận dụng hiệu quả các giải pháp trong thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).





Nguồn

Cùng chủ đề

Chất lượng dịch vụ là yếu tố có tính quyết định để xe buýt kế cận phát triển

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ tổ chức, quản lý vận tải Nguyễn Tuyển cho rằng, chất lượng dịch vụ cao là yếu tố quan trọng nhất để xe buýt kế cận phát triển. Đó cũng là chìa khóa vạn năng mở ra thị trường đầy tiềm năng cho loại hình vận tải hành khách (VTHK) văn minh, hiện đại này. Ông nhận định như thế nào về vai trò và tiềm năng phát triển của...

Mốc son quan trọng trong phát triển giao thông hiện đại của Thủ đô

Kinhtedothi - Sáng nay, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ vận hành thương mại, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Đây là động lực để Hà Nội tiếp tục đầu tư xây dựng một mạng lưới giao thông công cộng hiện đại. Động lực phát triển đường sắt đô thị Sáng nay, ngày 9/11, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND TP Hà Nội tổ chức...

những mảnh ghép còn thiếu

Chưa được quan tâm đúng mức Thạc sĩ, KTS Nguyễn Hoàng Linh - Bộ môn Kiến trúc cảnh quan, Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, quá trình đô thị hóa luôn đi kèm với sự phân mảnh của cấu trúc không gian xanh thành các mảnh nhỏ, rời rạc và kém chất lượng sinh thái; sự mất đi các không gian xanh do sự chuyển đổi mục đích sử dụng...

Cần phát huy tối đa hiệu quả của từng luật

Tuy nhiên, quá trình đưa các luật này vào thực tế, phối hợp, bổ trợ cho nhau cần bàn tay uyển chuyển của quản lý Nhà nước, sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo nên một nguồn lực tổng hòa, phát huy tối đa hiệu quả của từng luật. Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Lê Trung Hiếu chia sẻ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã rất nỗ lực trong xây dựng và vận động để...

Đà Nẵng thực hiện 3 tiên phong đột phá để phát triển nhanh, toàn diện

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 417/TB-VPCP ngày 13/9/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội và tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội Thông báo nêu: Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Quảng Ninh – Điểm tựa cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương trình OCOP của Quảng Ninh được xây dựng từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Và mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Bằng cách làm sáng tạo riêng có của Quảng Ninh, chương trình OCOP không chỉ mở ra nhiều...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí vé đến hết tháng 12-2024. baoquangninh.vn Nguồn:https://chuyendoiso.baoquangninh.vn/mot-ngay-ghe-tham-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-3329253.html

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Bài đọc nhiều

Khám phá thác Khe San

Tiên Yên là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xen lẫn sông ngòi. Ở vùng đất này, bên cạnh thác Pạc Sủi nổi tiếng, còn có một điểm đến lý tưởng khác là thác Khe San. Với vẻ đẹp hoang sơ, đầy thơ mộng, thác Khe San sẽ đem đến những trải nghiệm đầy thú vị cho du khách. Từ trung tâm huyện Tiên Yên đến thác Khe San khoảng 9km,...

Hát nhà tơ – hát, múa cửa đình: Loại hình nghệ thuật độc đáo ở Vạn Ninh

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ra đời khoảng thế kỷ thứ X, thời nhà Lý và Vạn Ninh (Móng Cái) là một trong những cái nôi của hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Loại hình nghệ thuật này đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia hiện nay vẫn được bảo tồn với những nét độc đáo...

Cuốn từ điển về địa danh Quảng Ninh

Sách "Địa danh Quảng Ninh xưa và nay" dày 1.032 trang, khổ 16x24cm, do NXB Hồng Đức ấn hành. Đây là một công trình đồ sộ, được đánh giá như một cuốn từ điển tra cứu rất hữu ích về những tên đất, tên người, tên sông, tên núi ở Quảng Ninh xưa và nay. Để có được cuốn sách này, nhóm tác giả thực hiện đã phải sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều năm trời. Ý tưởng thực...

Hướng phát triển của những mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch

Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch được biết đến từ cách đây gần chục năm trước với điển hình đầu tiên là mô hình du lịch làng quê Yên Đức (TX Đông Triều). Đến thời điểm này, Quảng Ninh đã có hàng chục mô hình nông nghiệp - du lịch như thế, trở thành địa chỉ đỏ thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Hợp tác xã Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Phất...

5 điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất châu Á

Nếu đang tìm kiếm một khung cảnh lãng mạn của bầu trời lúc chiều tà thì 5 địa điểm ngắm hoàng hôn tại châu Á dưới đây là lựa chọn hoàn hảo. Khung cảnh huyền ảo của bầu trời khi hoàng hôn luôn là một trong những cảnh tượng đẹp đẽ và màu nhiệm nhất mà thiên nhiên ban tặng cho thế giới. Với những tâm hồn lãng mạn đang tìm kiếm một khung cảnh màu nhiệm và nên...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Phát hiện “vua bầu trời” kỷ Jura, đến từ siêu lục địa đã mất

(NLĐO) - Sinh vật quái dị tên Melkamter pateko là thành viên cổ xưa nhất của nhánh dực long Monofenestrata, sống vào đầu kỷ Jura. ...

HOZO 2024: Eximbank kết nối tài chính và sáng tạo

Lễ hội âm nhạc HOZO 2024 không chỉ là sân chơi của âm nhạc và nghệ thuật mà còn là dấu ấn quan trọng trên hành trình kết nối kinh doanh, sáng tạo và hội nhập quốc tế. Đồng hành cùng sự kiện, Eximbank - với vai trò là đối tác ngân hàng độc quyền - tiếp tục khẳng định...

Tạo môi trường thông thoáng nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Mới đây, Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024. Hội nghị đón tiếp 289 đại biểu trí thức...

Ngày đi làm, đi học đầu tiên bằng metro, người dân TP.HCM chia sẻ gì?

Sáng đầu tuần, nhiều người dân TP.HCM lựa chọn đi làm bằng metro. Đây cũng là ngày vận hành thứ 2 của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). ...

Trả gộp 2 tháng lương hưu trước Tết, có người nhận hơn 320 triệu đồng

Liên quan đến việc sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 1 và 2/2025 trong cùng kỳ chi trả vào tháng 1, sẽ có hơn 3,3 triệu người được nhận luôn 2 tháng. Theo đó, người có lương hưu cao nhất là ông P.P.N.T. ở TPHCM với số tiền nhận về khoảng 161 triệu đồng/tháng. Trong kỳ chi trả...

Mới nhất