Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐột phá chính sách để thu hút giáo viên

Đột phá chính sách để thu hút giáo viên


Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về chính sách để tăng sức hút của nghề giáo, để các nhà giáo an tâm công tác, tập trung phát triển chuyên môn, nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

anhbaigiaovien.jpg
Cần những chính sách đột phá để thu hút nhân lực ngành sư phạm. Ảnh: Quang Vinh.

5 đột phá trong dự thảo Luật Nhà giáo

Hiện 1,6 triệu nhà giáo đang công tác trong các cơ sở giáo dục trên cả nước với sự đa dạng về cấp học, trình độ, nơi công tác: từ cấp mầm non đến đại học, từ đào tạo trình độ sơ cấp đến đào tạo trình độ sau đại học; từ vùng thuận lợi đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; từ nông thôn đến thành thị, từ vùng đồng bằng đến hải đảo, biên giới. Dự thảo Luật Nhà giáo nếu được thông qua sẽ là khung pháp lý nhất quán, có hiệu lực và hiệu quả để kiến tạo và phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó, chủ thể quản lý nhà nước về nhà giáo được nhấn mạnh về phía trách nhiệm của ngành Giáo dục và được phân cấp cụ thể từ bộ tới sở, phòng và các cơ sở giáo dục.

Một trong những điểm được coi là đột phá trong dự thảo Luật Nhà giáo là đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với nhà giáo, như chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là “chuyển trọng tâm từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực”. Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) Vũ Minh Đức thông tin, Bộ GDĐT dự kiến quy định 5 nội dung mang tính đột phá về công tác quản lý nhà nước trong dự thảo Luật Nhà giáo. Đó là công tác tuyển dụng nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập được thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Công tác điều động, biệt phái nhà giáo không chỉ được thực hiện trong phạm vi cấp huyện, cấp tỉnh mà còn được thực hiện giữa các tỉnh/thành phố khác nhau và giữa cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập. Tăng cường các điều kiện để bảo vệ nhà giáo, giúp nhà giáo được làm việc trong môi trường an toàn, được tạo động lực để phát triển nghề nghiệp. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý giáo dục trong việc lựa chọn, bổ nhiệm nhà giáo giỏi trở thành cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và nhà giáo giỏi giữ các vị trí lãnh đạo tại cơ quan quản lý giáo dục. Chú trọng xây dựng các chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo.

Ông Đức cho rằng những điều kiện nói trên là thành tố quan trọng để góp phần tạo nên một môi trường làm việc an toàn, nơi nhà giáo được bảo vệ và được đảm bảo về các điều kiện vật chất, tinh thần, đảm bảo điều kiện an sinh xã hội.

Từ đó, các nhà giáo an tâm công tác, tập trung cho công tác chuyên môn, phát triển nghề nghiệp liên tục; được ghi nhận xứng đáng đối với những thành tích, đóng góp đạt được để duy trì động lực phấn đấu, tận tụy với nghề, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; có cơ hội công bằng trong thăng tiến nghề nghiệp; được xã hội tôn vinh tương xứng với vị thế nghề nghiệp trong xã hội, vun đắp thêm niềm tự hào, vinh dự với “nghề” nhà giáo.

Nhờ vậy, “trở thành nhà giáo” tự khắc là nguyện vọng của những người có tài năng, có năng lực, là sức hút tự nhiên làm tăng số lượng người muốn trở thành nhà giáo, thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo nhà giáo, tăng hiệu quả công tác tuyển dụng nhà giáo…

Không cào bằng

Từ ngày 1/7 tới đây, giáo viên sẽ không được hưởng một số loại phụ cấp bao gồm phụ cấp thâm niên nghề cho nhà giáo, phụ cấp chức vụ, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội, phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Trong khi đó, một số phụ cấp tăng lên dẫn đến thu nhập thực lĩnh của giáo viên trẻ mới vào nghề tăng rõ rệt tuy nhiên với các giáo viên có thâm niên, số tiền tăng không biết có bù nổi khoảng 30% lương đã bị bãi bỏ là trăn trở của nhiều nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, điều chúng ta mong mỏi nhất khi cải cách tiền lương là đối với ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương cho họ. Khi đó, xã hội phấn khởi, viên chức, nhất là giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi. Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương được chuẩn bị đến năm 2026, nên sau năm 2026, Bộ trưởng cho rằng, nếu không nỗ lực tăng thu và tiết kiệm chi thì rất khó khăn để tiếp tục thực hiện trả lương mới.

Xa hơn nữa là đề xuất giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp cùng với các ngành y tế, công an hay quân đội. Nhưng theo tính toán của các chuyên gia, với 1,6 triệu nhà giáo, trong đó số cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương của ngành giáo dục chiếm đến 70% số công chức, viên chức của cả nước, thì lương nhà giáo chỉ cần tăng một phần nào đó, quỹ lương cũng sẽ bị đẩy lên cao và nguy cơ vỡ quỹ lương có thể xảy ra.

Vì vậy, bên cạnh nỗ lực tăng lương, tăng phụ cấp cho nhà giáo, nhiều ý kiến đề xuất không thể cào bằng trong việc tăng lương. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, cần có chính sách ưu tiên riêng cho giáo viên dạy vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, giáo viên dạy các trường chuyên biệt, những giáo viên dạy trẻ tự kỷ. Đây là những đối tượng cần được quan tâm hơn vì công việc mang tính chất đặc thù, vất vả hơn cả về điều kiện dạy học, đối tượng học sinh…

Quan tâm toàn diện đời sống nhà giáo

Trên thực tế, hiện nay việc hỗ trợ nhà công vụ cho giáo viên, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa đã được Đảng, Chính phủ và các địa phương quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi điều kiện vật chất thiếu thốn, thiếu phòng học, thiếu nhà công vụ cho giáo viên. Ghi nhận tại Trường Tiểu học xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, nơi đây là huyện miền núi khó khăn, điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn. Có giáo viên ở cách trường 40km phải đi đi, về về mỗi ngày, vất vả mưa nắng không kể xiết. Thầy cô nào nhà xa quá thì phải tự thuê nhà trọ của người dân để ở lại vì trường chưa có nhà công vụ cho giáo viên.

Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gần 1.500 cán bộ, giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa với điều kiện sống, sinh hoạt hết sức thiếu thốn, đặc biệt là nhà ở, nhiều giáo viên phải ở nhờ nhà dân hoặc ở trong nhà tập thể tạm bợ, xuống cấp, hư hỏng nặng cần kịp thời sửa chữa. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 168 ngày 9/12/2021 thông qua Đề án xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên các vùng khó khăn giai đoạn 2021 – 2025 với 399 phòng, trị giá 59,8 tỉ đồng, trong đó 50% nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu này cần sự tiếp tục chung tay của các cấp chính quyền, đoàn thể để sớm biến ước mơ của những giáo viên cắm bản thành hiện thực.

Đối với chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo được đông đảo giáo viên và nhân dân hoan nghênh, ủng hộ. Đây không chỉ là một sự trợ giúp kinh tế mà còn là sự công nhận và động viên tinh thần to lớn, giúp giáo viên yên tâm hơn trong công việc giảng dạy. Ngay với nhiều giáo viên ở thành phố, việc chi trả học phí hàng tháng cho 2 con đi học cũng chiếm một phần không nhỏ đồng lương eo hẹp, bởi vậy không ít thầy cô đã phải bươn chải thêm các công việc khác để đảm bảo cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc đưa chính sách khám bệnh định kỳ hàng năm vào dự thảo Luật Nhà giáo cũng được đánh giá là một bước tiến đáng kể, giúp bảo vệ sức khỏe của giáo viên, đặc biệt là những người công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện y tế không đầy đủ. GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành – Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam nhìn nhận, việc quan tâm, chăm lo toàn diện tới nhà giáo từ lương, thương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc đến chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ học phí cho con giáo viên… chính là những chính sách thiết thực để nhà giáo bớt đi phần nào lo lắng về chỗ ở, việc học tập của chính con em mình cũng như sức khỏe của bản thân để tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc dạy học.

“Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nếu điều này trở thành hiện thực thì rất tuyệt vời. Trước mắt, trong điều kiện nước ta còn nhiều khó khăn, từng sự quan tâm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn sẽ giúp nhà giáo vững tâm với nghề, gắn bó với sự nghiệp trồng người mà họ đã lựa chọn với tất cả niềm tin yêu” – GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành nói.

Từ ngày 1/7 tới đây, giáo viên sẽ không được hưởng một số loại phụ cấp bao gồm phụ cấp thâm niên nghề cho nhà giáo, phụ cấp chức vụ, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội, phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Trong khi đó, một số phụ cấp tăng lên dẫn đến thu nhập thực lĩnh của giáo viên trẻ mới vào nghề tăng rõ rệt, tuy nhiên với các giáo viên có thâm niên, số tiền tăng không biết có bù nổi khoảng 30% lương đã bị bãi bỏ là trăn trở của nhiều nhà giáo.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dot-pha-chinh-sach-de-thu-hut-giao-vien-10283940.html

Cùng chủ đề

Nâng chất giáo viên dạy tiếng Anh

Giáo viên theo học là những người đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đương nhiên, các giáo viên này đã từng học đại học, cao đẳng môn tiếng Anh. Nói như vậy để thấy, số giáo viên nói trên là những người có trình độ tiếng Anh ở một mức khá cao, vì được học ở các trường chuyên nghiệp, đạt năng lực qua một chứng chỉ khá khó là...

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Vẫn “khát” giáo viênBáo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nêu một số kết quả nổi bật năm học 2023 - 2024. Theo đó, Chương trình giáo dục...

Bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên

Nhà trường, giáo viên chủ độngNăm học 2024 - 2025, năm học đầu tiên chương trình GDPT 2018 được áp dụng với học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12 trên cả nước. Từ tháng 1/2024, Bộ...

Vì sao giáo viên “can” học sinh không thi lớp 10?

Qua tìm hiểu, nội dung trên xuất phát từ giáo viên chủ nhiệm Trường THCS Tiến Thiết và THCS Nghi Quang, huyện Nghi Lộc (Nghệ An).Điểm thấp… không thi lớp 10Những ngày cuối tháng 5, trong khi học...

Khen thưởng 142 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Hội thi năm nay diễn ra từ ngày 5/3 đến 29/3 với sự tham gia của 142 giáo viên dạy các môn: Vật lý, Hóa học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Đây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung ương Đoàn tiếp nhận bảo trợ 5 trẻ em mồ côi cha mẹ do bão số 3

Theo đó, trong ngày 16/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tiếp nhận kinh phí 300 triệu đồng tiền mặt và 40 máy lọc nước trị giá hơn 500 triệu đồng từ nhiều đơn vị doanh...

Hỗ trợ kịp thời người dân vùng bão lũ

Nguồn: https://daidoanket.vn/ho-tro-kip-thoi-nguoi-dan-vung-bao-lu-10290427.html

Công an TP Đà Nẵng ủng hộ hơn 1,8 tỷ đồng các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do thiên tai

Ngày 16/9, Công an thành phố Đà Nẵng tổ chức phát động cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng quyên góp, ủng hộ đồng bào và tri ân, hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ...

Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu biểu như tại huyện Quan Sơn, nhiều năm qua, cây vầu được xem là xóa đói, giảm nghèo của người dân địa phương khi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân thoát nghèo. Với...

Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Theo thống kê của ngành Giáo dục huyện Đồng Hỷ, trên địa bàn huyện hiện có 52 trường. Trong đó, có 8 trường Phổ thông Dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú với...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Sở Giáo dục yêu cầu không được giao ép các khoản ủng hộ cho phụ huynh, học sinh

Theo hướng dẫn mới nhất của Sở GD-ĐT Nghệ An về công tác quản lý thu, chi năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài các khoản theo quy định, các cơ sở giáo dục có thể triển khai các khoản thu theo hình thức tự nguyện. Các khoản thu, chi theo hình thức tự nguyện gồm: Tài trợ cho cơ sở giáo dục; kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả

Sau sự cố cựu sinh viên "rút ruột" tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc, Trường CĐ Công Thương TP.HCM đã có báo cáo nhanh về vụ việc.Theo báo cáo, CLB Cán bộ Hội dự nguồn thuộc Hội Sinh viên Trường CĐ Công Thương TP.HCM, sau thời gian hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể vào tháng 1/2024. Tại thời điểm giải thể, số tiền quỹ của CLB là 11.232.000 đồng. Ban chủ nhiệm thống nhất...

Gặp cô giáo ‘hoa hậu’ nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái

https://www.youtube.com/watch?v=iprPZXcFaSwBất ngờ, xúc động và hạnh phúc là những cảm xúc đầu tiên mà cô giáo Hoàng Minh Diệp - chủ nhân bức hình chia sẻ khi biết hình ảnh rất đỗi đời thường của mình đang được lan truyền khắp mạng xã hội.  Nguồn: https://vtcnews.vn/gap-co-giao-hoa-hau-noi-tieng-nho-buc-anh-lam-lem-bun-dat-don-truong-o-yen-bai-ar896164.html

Cùng chuyên mục

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm và tặng quà Trung thu cho 80 trẻ em mồ côi mà các cấp Hội nhận đỡ đầu. ...

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Mới nhất

Yên Bái: Chỉ còn 5 trường và 1 điểm trường, học sinh chưa đi học trở lại

Ngày 16/9, tại tỉnh Yên Bái đã có 436/442 cơ sở giáo dục đã cho học sinh quay trở lại trường học, chỉ còn 5 trường và 1 điểm trường là học sinh chưa đi học được. Trong đó có cấp mầm non của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Việt Thành, huyện Trấn Yên; Trường Tiểu học...

Áp lực bán dâng cao, VN-Index mất mốc 1.240 điểm

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 10.549,68 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng gần 219 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu TCB được mua mạnh nhất (70 tỷ đồng), tiếp đến NAB (54 tỷ đồng), FPT (53 tỷ đồng)… Ngược lại, HSG bị bán mạnh nhất (43 tỷ), tiếp đến...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụtBộ Y tế vừa có công văn số 5481/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Cơn bão...

Mới nhất