Trang chủChính trịNgoại giaoĐồng Ruble rời "vùng thoải mái" và liên tục trượt dốc

Đồng Ruble rời “vùng thoải mái” và liên tục trượt dốc


Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, hoạt động xuất khẩu dầu khí bị thu hẹp và khả năng các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rút vốn khỏi Nga là lý do khiến đồng Ruble liên tục trượt dốc.

(Nguồn: DW)
Trong năm qua, đồng Ruble liên tục giảm giá. (Nguồn: DW)

Tháng 2/2022, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đồng Ruble đã liên tiếp trượt dốc. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng đồng tiền này đã lấy lại được vị thế đã mất, khi Moscow được hưởng lợi từ giá năng lượng cao hơn đáng kể.

Nhưng Liên minh châu Âu (EU) đã thành công trong việc “cai” dầu thô và khí đốt Nga, bằng cách tăng cường nhập khẩu năng lượng từ các nguồn khác như Mỹ, Canada và Na Uy.

Cùng với đó, giá dầu thô và khí đốt giảm mạnh vì mối lo về suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu do lãi suất tăng, gây áp lực tài chính đối với Nga giữa lúc chiến dịch quân sự ở Ukraine chưa kết thúc, đặt ra sức ép mất giá đối với đồng Ruble.

Trong năm qua, đồng tiền này lại liên tục giảm giá.

Trong năm nay, đồng Ruble đã giảm 25% so với USD và hiện thấp nhất kể từ tháng 3/2022. Ghi nhận chiều 14/8, 1 USD đổi được 100,7 Ruble. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2022, tỷ giá đồng nội tệ Nga vượt mốc tâm lý quan trọng là 100 Ruble một USD.

Đồng nội tệ mất giá đang đẩy lạm phát ở Nga tăng nhanh. Tốc độ lạm phát ở nước này đã vượt mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR), lên mức 4,3% vào tháng 7/2023 và được dự báo sẽ tăng lên mức 5-6,5% trong năm nay.

Vì sao Ruble trượt giá?

Thống đốc CBR Elvira Nabiullina cho rằng, phạm vi từ 1 USD đổi 80-90 Ruble như một “vùng thoải mái”. Đồng tiền nước Nga đã thoát ra khỏi vùng này vào đầu mùa Hè.

Theo ông Nabiullina, hoạt động ngoại thương suy giảm là nguyên nhân khiến đồng tiền yếu đi. Bên cạnh đó, chi tiêu chính phủ tăng mạnh và tình trạng thiếu lao động đã khiến lạm phát luôn ở mức cao.

Ngày 14/8, CRB cho biết, giá trị xuất khẩu đang đối mặt với “sự sụt giảm đáng kể” vào thời điểm nhu cầu nhập khẩu tăng lên.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc CBR Alexei Zabotkin nhận thấy, không có bất kỳ rủi ro nào đối với sự ổn định tài chính. Ông nói: “Ngân hàng trung ương tiếp tục tuân thủ chính sách tỷ giá hối đoái cho phép nền kinh tế thích ứng hiệu quả với các điều kiện bên ngoài đang thay đổi”.

CBR đã tăng lãi suất cơ bản lên 8,5% – mức cao hơn dự kiến ​​vào tháng 7 – để ngăn chặn sự trượt giá của đồng Ruble.

Ông Maxim Oreshkin, một cố vấn kinh tế của chính phủ, thì cho rằng, sự suy yếu của đồng Ruble và sự gia tăng lạm phát là do chính sách tiền tệ mềm mỏng của ngân hàng trung ương.

Theo các nhà phân tích, sự suy giảm của đồng Ruble trong những tuần gần đây là do nhập khẩu cao hơn và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao.

Nêu quan điểm về lý do đồng Ruble trượt dốc, ông Albrecht Rothacher, một học giả đã làm việc 30 năm tại Ủy ban châu Âu cho hay, yếu tố quan trọng là Nga chỉ có thể bán dầu với giá thấp hơn giá trên thị trường thế giới.

Theo dữ liệu mới nhất của CBR, doanh thu của các nhà xuất khẩu dầu khí nước này đã giảm xuống còn 6,9 tỷ USD (6,3 tỷ Euro) trong tháng 7, từ mức 16,8 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Một yếu tố khác là nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã rút khỏi Nga, kể từ khi chiến dịch quân sự tại Ukraine bắt đầu. Bloomberg ước tính, các công ty nước ngoài rời Nga năm ngoái đã bán tài sản trị giá từ 15 tỷ đến 20 tỷ USD.

Bà Elina Ribakova thuộc nhóm chuyên gia tư vấn tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) thì cho rằng, lý do đằng sau sự sụt giảm của đồng Rubble là do xuất khẩu dầu khí bị thu hẹp và khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục rút vốn.

Ông Rothacher nói thêm: “Chi phí nhập khẩu ngày càng tăng của các sản phẩm công nghệ cao từ phương Tây thông qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Trung Quốc và Serbia cũng là tác nhân đẩy Ruble đi xuống”.

Làm gì để bình ổn Ruble?

Nhà phân tích Alexei Antonov của Alor Broker đã cảnh báo, đồng Ruble có thể giảm sâu hơn nữa xuống còn 115-120 Ruble đổi một USD. Ông nói: “Để đồng nội tệ Nga ngừng giảm, cần chờ đợi việc giảm nhập khẩu hoặc các quyết định mới của CBR”.

Đồng quan điểm, ông Alexander Isakov, nhà kinh tế học tại Bloomberg Economics nhấn mạnh, để bình ổn giá Ruble, lãi suất tham chiếu cần lên sát 10%. Chi ngân sách liên bang cũng phải được giữ dưới mức trần.

Nhà kinh tế này khẳng định: “Đồng Ruble có thể sẽ hưởng lợi khi giá dầu thô tăng cao, nhưng các chính sách tiền tệ trong nước mới là nền tảng để quyết định. CBR cần nâng lãi suất thêm 50-100 điểm cơ bản trong phiên họp giữa tháng 9 để tăng tiết kiệm trong nước và giảm nhập khẩu”.

Trong khi đó, các nhà kinh tế khác tin rằng, chính phủ Nga ủng hộ sự suy yếu dần dần của đồng tiền này.

Nhà phân tích Tim Ash bày tỏ, đồng Ruble đang được chính quyền Nga quản lý yếu hơn để đối phó với trần giá dầu và tác động của lệnh trừng phạt từ phương Tây trong việc giảm cả xuất khẩu và thu ngân sách.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Phi USD hóa là chủ đề được bàn luận rộng rãi trong những năm gần đây và thực sự nó đã tiến sang “một giai đoạn mới” cao hơn, chặt chẽ hơn. Hơn thế nữa, BRICS không chỉ nỗ lực phi USD hóa, mà là đang củng cố tiến trình phi phương Tây hóa.

Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là “đe dọa bằng lời nói”!

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ...

Lo ngại về việc phương Tây vũ khí hóa đồng USD, các nước BRICS có nhu cầu ngày càng mãnh liệt về những giải pháp nhằm thay thế đồng bạc xanh.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc “gõ cửa” WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác

Ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng...

Thị trường quý III/2024 chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ tại một số phân khúc; đấu giá đất tại Hoài Đức (Hà Nội) hạ nhiệt, 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý hoàn toàn… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Nút thắt chiến lược cho tân Tổng thống Mỹ

Kết quả của cuộc đua vào Nhà Trắng như thế nào sẽ tác động mạnh đến khu vực Trung Đông, trong đó có xung đột giữa Israel và Palestine.

Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói “hãy tận hưởng”

Chỉ còn hơn 24 giờ nữa, hai đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hòa và Kamala Harris của đảng Dân chủ sẽ phân thắng bại trong cuộc rượt đuổi vào Nhà Trắng. Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc chạy đua lịch sử, kịch tính và hấp dẫn này của xứ cờ hoa.

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào vào gần nửa đêm hôm 3/11, tạo ra những luồng dung nham dữ dội và buộc chính quyền phải sơ tán một số ngôi làng gần đó, các quan chức nước này cho biết.

Bài đọc nhiều

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Báo cáo niên vụ 2023 – 2024 cho thấy, xuất khẩu cà phê niên vụ này đã đóng góp hơn 5,4 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu ngành cà phê từ trước tới nay, theo Vicofa.

Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Theo tờ Economist, nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu, mang lại doanh thu gần 4 tỷ USD mỗi năm. Kể từ khi ra đời cách đây 50 năm, Hello Kitty đã tạo ra tổng doanh thu ước tính lên tới 80 tỷ USD cho công ty.

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Trung Quốc “cậy nhờ” Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng

Ngày 3/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang hối thúc Cộng hòa Czech đóng vai trò tích cực trong quá trình góp phần giải quyết tranh chấp thương mại với Liên minh châu Âu (EU) liên quan xe điện.

Cùng chuyên mục

Trung Quốc “gõ cửa” WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác

Ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Lý do các ngân hàng trung ương, nhóm BRICS và giới tỷ phú thi nhau mua vào. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.

Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Tạo bước đột phá trong hợp tác tiểu vùng Mekong trong giai đoạn phát triển mới

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển đổi sâu rộng, toàn diện chưa từng có; xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững, bao trùm trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, tiểu vùng Mekong cần có những bước "đột phá" để đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc...

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Mới nhất

Danh sách 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

(NLĐO)- Dự kiến lễ trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27 năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 18-11 ...

Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường. Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời...

Bài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú trọng hơn trong Luật Điện lực

Bài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú trọng hơn trong Luật Điện lực Trong Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương đã rà soát để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan, tránh mâu thuẫn, chồng chéo...

Liên minh ATTT CYSEEX đạt giải Ba tại chương trình Diễn tập thực chiến Quốc gia – Lần 2

14h ngày 01/11/2024, tại Cục Tần số Vô tuyến điện, chương trình diễn tập thực chiến quốc gia lần 2 do Cục An toàn thông tin tổ chức đã khép lại với thành công...

Cà phê thịt gà hấp lá mùi khiến thực khách hoang mang

TRUNG QUỐC - Mới đây, một quán cà phê ở Quảng Đông gây xôn xao dư luận khi công bố loại cà phê mới được phục vụ kèm thịt gà hấp rau mùi. Theo một bài đăng trên Weibo, các nhân viên tại quán cà phê đã phải suy nghĩ rất nhiều để tìm ra một loại đồ uống đại...

Mới nhất