Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPĐồng bằng sông Cửu Long: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng tầm sản phẩm OCOP

GD&TĐ – Hiện, ĐBSCL đứng thứ 2 về số lượng sản phẩm OCOP (sau vùng Đồng bằng sông Hồng) với trên 2.950 sản phẩm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nghe các chủ thể giới thiệu về sản phẩm OCOP. Ảnh: Quách Mến
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nghe các chủ thể giới thiệu về sản phẩm OCOP. Ảnh: Quách Mến
 

Thời gian qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo được sức hút trong cộng đồng, lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Hiện tại, các tỉnh, thành trên cả nước nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đang tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng tầm sản phẩm OCOP tại địa phương.

Đa dạng hóa sản phẩm OCOP

Hiện, ĐBSCL đứng thứ 2 về số lượng sản phẩm OCOP (sau vùng Đồng bằng sông Hồng) với trên 2.950 sản phẩm. Trong đó, Bạc Liêu có 145 sản phẩm, với 31 sản phẩm OCOP 4 sao và 114 sản phẩm OCOP 3 sao. Tỉnh này đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là muối tinh và muối hạt Bạc Liêu.

Tỉnh Cà Mau, với nhiều lợi thế phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, cũng có 151 sản phẩm OCOP được công nhận. Trong đó, có 29 sản phẩm đạt 4 sao và 122 sản phẩm 3 sao. Hiện, 65 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được đưa vào hệ thống siêu thị trên toàn quốc. Trên 150 sản phẩm của tỉnh này cũng tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước.

“Các chủ thể sản phẩm OCOP của tỉnh cơ bản đảm bảo điều kiện năng lực sản xuất, nhãn hàng hóa và bao bì, với truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Với nguồn nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất đạt chuẩn, các sản phẩm OCOP của Cà Mau mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm về chất lượng”, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, khẳng định.

Bà Trương Ngọc Giàu, Chủ cơ sở khô Ngọc Giàu thuộc xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau cho biết, để sản phẩm của cơ sở được nhiều người biết đến, bà đã tìm hiểu và quyết định làm hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP. Hiện, sản phẩm tôm rang, tôm khô và tôm chà bông của cơ sở khô Ngọc Giàu đã được công nhận OCOP 4 sao. Ngoài ra, nhiều sản phẩm khác của cơ sở cũng được công nhận OCOP 3 sao.

“Tham gia xây dựng sản phẩm OCOP là điều kiện tốt để cơ sở hoàn thiện về mẫu mã và chất lượng sản phẩm, cũng như có cơ hội tiếp cận hơn với nhiều đối tác khách hàng. Từ đó lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường cũng nhiều hơn”, bà Giàu chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định, chương trình OCOP ngoài mục đích gia tăng giá trị sản phẩm nông sản, phát triển kinh tế, còn giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn.

“Chương trình OCOP đã giúp tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn. Đồng thời, làm động lực phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản, nhất là chú trọng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống”, ông Quân nói.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng tầm sản phẩm OCOP
Bánh phồng tôm một trong những sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau Ảnh Quách Mến

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Tuy sản phẩm OCOP tăng nhanh về số lượng nhưng tình hình tiêu thụ tại nhiều địa phương còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Cà Mau chưa được đưa vào tiêu thụ tại các hệ thống phân phối, bán lẻ do còn phụ thuộc vào mùa vụ. Ngoài ra, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết nên sản phẩm chưa ổn định về nguồn cung.

“Điều này khiến cho các sản phẩm chưa thể phát huy hết tiềm năng, khó mở rộng thị trường và đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các kênh phân phối lớn”, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhìn nhận.

Ở góc nhìn của nhà phân phối, đại diện của Tập đoàn Central Retail cho biết một số chủ thể sản phẩm OCOP chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để đưa hàng hóa vào hệ thống siêu thị như thiếu giấy tờ pháp lý, bao bì sản phẩm chưa tuân thủ tem nhãn, mã vạch… Một số nhà cung cấp đã ký kết hợp đồng nhưng lại thiếu sự chủ động và chưa sẵn sàng tham gia vào hệ thống phân phối hiện đại.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng tầm sản phẩm OCOP
Một số sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau Ảnh Quách Mến

Để nâng tầm sản phẩm OCOP và tạo điều kiện để đưa sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối lớn, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị các cơ quan liên quan tăng cường hỗ trợ các chủ thể OCOP đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để hoàn thiện quy trình sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh.

Đồng thời cần nghiên cứu, thiết kế logo, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường và đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP. Đặc biệt, phải định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với sử dụng mã số, mã vạch theo quy định.

 

“Tôi đề nghị phải tập trung xây dựng và hình thành các chuỗi phân phối sản phẩm OCOP riêng biệt, đặc sắc để tạo điểm nhấn, thúc đẩy hoạt động kết nối cung – cầu. Không chỉ đa dạng hóa các hình thức thương mại, mà còn phải đẩy mạnh chuyển đổi số trong quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm nhằm tạo sức lan tỏa và nâng cao hình ảnh sản phẩm OCOP của Bạc Liêu trên thị trường”, người đứng đầu chính quyền tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh.

“Ngoài những giải pháp của địa phương, tỉnh Cà Mau mong muốn các doanh nghiệp là nhà nhập khẩu, nhà phân phối, bán lẻ trong và ngoài nước hỗ trợ kết nối, tư vấn để doanh nghiệp, hợp tác xã ở Cà Mau hoàn thiện sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng cũng như nhu cầu và thị hiếu của thị trường nhằm góp phần nâng cao giá trị và phát triển mạnh mẽ hơn nữa các sản phẩm OCOP của địa phương”, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, kiến nghị.

nguồn: https://giaoducthoidai.vn/dong-bang-song-cuu-long-nang-tam-san-pham-ocop-post712988.html

Cùng chủ đề

Sản phẩm OCOP khó tiếp cận hệ thống phân phối

Mặc dù đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) khẳng định chất lượng tại thị trường trong nước và quốc tế nhưng thực tế dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là cơ sở quy mô nhỏ lẻ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận kênh phân phối khiến sức cạnh tranh giảm sút. Đây là...

OCOP tăng thu nhập cho người dân Nghĩa Lộ

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng. Những sản phẩm này không chỉ góp phần hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất mà còn từng bước nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Cơ sở sản xuất thịt trâu sấy của gia đình chị Lường Thị Hoàn - thôn Đêu 2, xã...

Cần Giuộc: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Cần Giuộc tập trung phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu từng bước xây dựng những mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng để nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An - Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho biết, huyện...

Vị tết từ sản phẩm OCOP

Tết Nguyên đán, người người sum vầy bên gia đình, cùng nhau chuyện trò, thưởng thức những món đặc sản đậm hương vị vùng, miền. Trong đó, các sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh Long An với chất lượng cao, mẫu mã đẹp trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Đậm vị tết quê Những ngày này, Cơ sở sản xuất lạp xưởng tươi Cô Châu (huyện Cần Đước) trở nên nhộn nhịp...

Lần đầu tiên, Quảng Bình có 3 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao

NDO - Ngày 14/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024. Trong đó lần đầu tiên trên địa bàn có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng và tổ giúp việc xem trưng bày các sản phẩm tham gia phân hạng OCOP 4 sao,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chinh phục 4.500m động Phong Nha bằng thuyền kayak

 Trên hành trình khám phá chiều sâu bí ẩn 4.500m động Phong Nha, du khách còn được tìm hiểu về kho tàng lịch sử - văn hóa của người Chăm cổ. Vẻ đẹp động Phong Nha (Quảng Bình) về đêm càng bí ấn, huyễn hoặc hơn.   Du khách như được hòa mình trong lòng núi đá vôi - một thế giới thần tiên, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. (Ảnh: TTDL Phong Nha - Kẻ Bàng). Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/chinh-phuc-4500m-dong-phong-nha-bang-thuyen-kayak-post715622.html

CNN bình chọn Thành nhà Hồ dẫn đầu 21 di sản thế giới đẹp nhất

Cuối tháng 8 vừa qua, thành cổ nhà Hồ đã vượt qua hơn 1000 di sản thế giới khác đã được UNESCO công nhận để lọt vào top những địa điểm đẹp nhất do CNN bình chọn. Thành nhà Hồ   Cuối tháng 8 vừa qua, trang CNN uy tín của Mỹ đã công bố danh sách 21 Di sản thế giới đẹp nhất. Trong số hơn 1000 di sản đang được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chiếm...

Đưa cổ phục Việt về miền di sản

Nhiều nhà thiết kế cổ phục đã 'dịch chuyển', đem những bộ cổ phục đẹp nhất tới trình diễn tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Việc đưa cổ phục trình diễn bộ hành trong di tích được ví như tái hiện lịch sử, giúp lan tỏa ý nghĩa văn hóa.     Tái hiện y quan triều đại Hoa Lư Ngày 24/12, khi nhiều du khách quốc tế đến Ninh Bình đón lễ Giáng sinh, một sự kiện được nhiều người quan tâm...

Nghề may Trạch Xá trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 27/12, tại Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề may Trạch Xá. Theo Ban tổ chức, nằm trong mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại Hà Nội, chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại...

Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

 Trưng bày “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/12.   Chương trình do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là cơ hội để quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của đồng bào...

Bài đọc nhiều

Đưa sầu riêng, bưởi da xanh miền núi lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều loại nông sản như sầu riêng, bưởi da xanh… có giá trị kinh tế cao nhưng việc tiêu thụ chưa bền vững. Nâng cao chất lượng, mẫu mã nông sản, liên kết tiêu thụ, bán hàng qua sàn thương mại điện tử là những giải pháp đang được các ngành, doanh nghiệp thực hiện nhằm giải quyết đầu ra ổn định cho bà con. Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh...

“Mật ong OCOP” của cựu chiến binh Minh Quán

Gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi trong nhiều năm qua đã được nhắc đến nhiều. Thế nhưng, các hội viên HTX Nuôi ong lấy mật ở thôn 5, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên lại là một điển hình luôn mang trong mình sự nung nấu khác biệt, đó là phát triển sản phẩm mật ong quê hương chứa đựng bao tâm huyết của những người CCB để trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của...

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch. Điều này góp phần định vị điểm đến, gia tăng trải nghiệm cho du khách và thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ, nâng tầm giá trị cho sản phẩm OCOP. Quảng Ninh đang đẩy mạnh phát huy lợi thế, phát triển mạnh mẽ ngành du lịch và coi đây là động lực phát triển. Mỗi năm tỉnh đón hàng triệu...

Sản phẩm OCOP Bến Tre: Tinh hoa từ tài nguyên và công nghệ

Chương trình OCOP giúp người dân tỉnh Bến Tre từng bước tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển sản phẩm mang đậm nét đặc trưng xứ dừa. Sản phẩm OCOP Bến Tre được xúc tiến thương mại tại các hội nghị, sự kiện lớn trong cả nước. Ảnh: Nhất Duy. Chủ trương của sự đồng thuận Những năm gần đây, tỉnh Bến Tre xác định việc phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm...

Lần đầu tiên, Quảng Bình có 3 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao

NDO - Ngày 14/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024. Trong đó lần đầu tiên trên địa bàn có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng và tổ giúp việc xem trưng bày các sản phẩm tham gia phân hạng OCOP 4 sao,...

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Khuyến khích chuyển đổi số trong kinh doanh sản phẩm OCOP

Ngày 28/3, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Hoài Đức, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024”, thu hút khoảng 1.000 thanh niên, gia đình chính sách và người dân tham gia. Chương trình được tổ chức nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với đối tượng chủ yếu hướng tới là đoàn viên thanh niên và nhân dân...

Sản phẩm OCOP khó tiếp cận hệ thống phân phối

Mặc dù đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) khẳng định chất lượng tại thị trường trong nước và quốc tế nhưng thực tế dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là cơ sở quy mô nhỏ lẻ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận kênh phân phối khiến sức cạnh tranh giảm sút. Đây là...

Văn Chấn: 2 sản phẩm từ hạt macca được công nhận OCOP 3 sao

2 sản phẩm Hạt dinh dưỡng macca Hạnh Phúc và Nhân dinh dưỡng macca Hạnh Phúc của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tân Thịnh, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn vừa được UBND huyện công nhận và cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Các sản phẩm Hạt dinh dưỡng Macca Hạnh Phúc và Nhân dinh dưỡng Macca Hạnh phúc và Sữa hạt dinh dưỡng macca của HTX Nông nghiệp Tân Thịnh.   Từ năm 2022, HTX Nông...

OCOP tăng thu nhập cho người dân Nghĩa Lộ

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng. Những sản phẩm này không chỉ góp phần hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất mà còn từng bước nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Cơ sở sản xuất thịt trâu sấy của gia đình chị Lường Thị Hoàn - thôn Đêu 2, xã...

“Mật ong OCOP” của cựu chiến binh Minh Quán

Gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi trong nhiều năm qua đã được nhắc đến nhiều. Thế nhưng, các hội viên HTX Nuôi ong lấy mật ở thôn 5, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên lại là một điển hình luôn mang trong mình sự nung nấu khác biệt, đó là phát triển sản phẩm mật ong quê hương chứa đựng bao tâm huyết của những người CCB để trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của...

Mới nhất

25.000m² mặt bằng tổ hợp phần mềm Đà Nẵng chưa khai trương đã quá tải cho thuê

Tại lễ mở rộng và khai trương Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng sáng 16-1, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết 30 doanh nghiệp đã đăng ký thuê 25.000m² văn phòng, vượt quá diện tích cho...

Dự án đường tránh gần 400 tỷ đồng ở Quảng Trị thảm những mét nhựa đầu tiên

Dự án đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà (đoạn từ Km741 170/quốc lộ 1-Dốc Miếu đến Km10 187/quốc lộ 9 về cảng Cửa Việt) dài 13,3 km đã thảm những mét nhựa đầu tiên. ...

Sự kỳ bí, tráng lệ trong lòng hệ thống động Phong Nha

(PLVN) - Hệ thống hang động Phong Nha nằm trong lòng khối núi đá vôi khổng lồ của Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng (thuộc địa phận thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Đây được mệnh danh là “Thiên Nam đệ nhất động” khi sở hữu nhiều kỷ lục thế giới. Với chiều dài gần...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có nhiều hang động đẹp nổi tiếng thế giới

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, một di sản thiên nhiên thế giới tại Quảng Bình, Việt Nam, mở ra cánh cửa vào thế giới kỳ diệu của những hang động và cảnh quan tự nhiên hùng vĩ. Năm 2003, Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu...

Không để trượt oan vì những điều chỉnh mới

TP - Các trường ĐH bắt đầu công bố thông tin tuyển sinh năm 2025. Thí sinh cần lưu ý các nội dung mới để tìm được cơ hội trúng tuyển ngành nghề mong muốn. TP - Các trường ĐH bắt đầu công bố thông tin tuyển sinh năm 2025. Thí sinh cần lưu ý các nội...

Mới nhất