Trang chủDi sảnĐưa cổ phục Việt về miền di sản

Đưa cổ phục Việt về miền di sản

Nhiều nhà thiết kế cổ phục đã ‘dịch chuyển’, đem những bộ cổ phục đẹp nhất tới trình diễn tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Việc đưa cổ phục trình diễn bộ hành trong di tích được ví như tái hiện lịch sử, giúp lan tỏa ý nghĩa văn hóa.
Việc đưa cổ phục trình diễn bộ hành trong di tích được ví như tái hiện lịch sử, giúp lan tỏa ý nghĩa văn hóa.
 
 

Tái hiện y quan triều đại Hoa Lư

Ngày 24/12, khi nhiều du khách quốc tế đến Ninh Bình đón lễ Giáng sinh, một sự kiện được nhiều người quan tâm mang tên “Hoa Lư bộ hành – Đại Cồ Việt y quan” đã diễn ra tại di tích đền vua Đinh Tiên Hoàng và đền vua Lê Đại Hành do Hoa Lư Legacy – một đơn vị chuyên về cổ phục phối hợp với các tình nguyện viên tổ chức.

Mỗi tình nguyện viên được lựa chọn khoác lên mình những bộ trang phục thời Đinh, Tiền Lê như: Trang phục của vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Thái hậu Dương Vân Nga, của binh lính và nô tỳ… với các hoạt động như diễu hành, chụp ảnh, giao lưu cùng du khách.

Tuy chỉ là một chương trình đơn giản, chỉ là “bộ hành” theo thứ tự, tầng lớp với những bộ cổ phục đặc trưng. Song, trong không gian di tích thuộc quần thể cố đô Hoa Lư, những bộ cổ phục lại trở nên đặc biệt, không chỉ bắt nhịp mà còn hòa nhập với không gian cổ kính, gợi những hoài niệm về một quá khứ xa xưa.

Bà Trịnh Thị Lý – đại diện Hoa Lư Legacy cho biết, Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của Việt Nam dưới thời phong kiến, tồn tại trong giai đoạn 968 – 1010 với ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, trước khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền chùa, lăng phủ…

Với bề dày lịch sử cùng hệ thống di sản, cố đô Hoa Lư là một trong những điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc quảng bá cổ phục tại các không gian di tích sẽ đem lại hiệu quả ở nhiều mặt, đặc biệt tôn vinh, góp phần đưa Việt phục đến gần hơn với công chúng, xây dựng hình ảnh đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng đến xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ trong tương lai.

Bà Lý cũng cho rằng, các chương trình về cổ phục cũng giúp cho người trẻ thêm hiểu và yêu văn hóa truyền thống. “Khi chúng tôi phát động chương trình và tuyển tình nguyện viên, rất nhiều bạn trẻ hào hứng tham gia. Qua mỗi bộ cổ phục, người trẻ không chỉ hiểu về cung cách ăn mặc của cha ông thời xưa, mà còn biết thêm các giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc”, bà Trịnh Thị Lý chia sẻ.

Không chỉ là dịp để quảng bá, góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị di sản, những chương trình về biểu diễn và trình diễn cổ phục còn là dịp để các nhà thiết kế chia sẻ thành quả nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác. Đồng thời, nhìn nhận lại các giá trị cổ phục của từng thời kỳ, để chỉnh lý phù hợp, tạo động lực tiếp tục sáng tạo, đưa những bộ thiết kế mới đến với công chúng.

dua-co-phuc-viet-ve-mien-di-san-1.jpg
Chương trình ‘Hoa Lư bộ hành – Đại Cồ Việt y quan’ thu hút sự quan tâm của khách tham quan.

Cổ phục hòa nhịp cùng di tích

Trước đó, tại Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 diễn ra vào tháng 11/2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”, nhiều bộ cổ phục do các nhà thiết kế từ khắp các vùng miền trong cả nước đã hội tụ tại cố đô Hoa Lư để tôn vinh hồn cốt Việt.

Festival được xây dựng như một bộ phim dã sử cổ trang sống động, kết hợp hình thức sân khấu hóa, âm nhạc, vũ kịch và điện ảnh với công nghệ trình diễn hiện đại trên sân khấu chuyển động, để giải mã và khơi mở những lớp trầm tích ẩn sâu dưới lòng đất về những giá trị tinh hoa rực rỡ của kinh đô xưa.

Công viên Núi Thúy trở thành một không gian triển lãm thơ đương đại ngoài trời kết hợp với trải nghiệm thưởng trà, ngâm thơ, ngắm trăng và nghe nhạc cổ truyền theo phong cách dân gian. Ở đó, nghệ nhân pha trà mặc cổ phục do nhà thiết kế Nguyễn Đức Lộc đến từ Ỷ Vân Hiên cố vấn, tạo hình cho các nhân vật.

“Cổ phục là một nét đẹp văn hóa truyền thống, đã và đang được phục dựng, nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống hiện đại. Hi vọng những nghiên cứu, phục dựng cổ phục của chúng tôi có thể giúp công chúng và khách quốc tế hiểu và thêm yêu di sản văn hóa Việt Nam”, nhà thiết kế Nguyễn Đức Lộc cho biết.

dua-co-phuc-viet-ve-mien-di-san-3.jpg
Cổ phục được tái hiện tại Festival Ninh Bình lần thứ III.

Festival Ninh Bình lần thứ III cũng dành riêng một chương trình để trình diễn áo dài di sản tại Di tích quốc gia chùa và động Thiên Tôn – nơi từng là cửa ngõ của kinh thành Hoa Lư xưa.

Các bộ sưu tập đã kể câu chuyện về những di sản cố đô Hoa Lư trên những chiếc áo dài truyền thống như: Bộ sưu tập kiến trúc cổ và danh lam đặc trưng của Ninh Bình, về ruộng lúa, về gốm Bồ Bát, hoa sen…

Một trong những chương trình cổ phục đặc biệt ở Hoa Lư phải kể đến chuỗi “Photo tour cổ phục qua miền di sản” do Ba Ngàn Art và Đông Phong thực hiện. Các danh lam, khu di tích, đình đền… là điểm đến của chuỗi hoạt động. Đó cũng là lý do mà thời gian gần đây, hình ảnh những người mặc áo tấc, ngũ thân, Giao Lĩnh, Nhật Bình xuất hiện nhiều trong các không gian di sản ở Ninh Bình.

Theo ngành văn hóa – du lịch Ninh Bình, với mong muốn đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống; giới thiệu, quảng bá đến khách du lịch trong và ngoài nước về dấu ấn văn hóa, truyền thống của vùng đất cố đô Hoa Lư, nhiều chương trình đã được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả.

Điều đó khẳng định mục tiêu phát triển của Ninh Bình trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa, đổi mới sáng tạo, là nơi các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên được bảo tồn, lan tỏa và phát huy, đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hiện nay, ngoài các chuỗi chương trình hoạt động về cổ phục, tại Ninh Bình còn thường xuyên diễn ra các hoạt động trưng bày, trình diễn nhuộm vải; trao đổi, liên kết, giới thiệu các mẫu may đo cổ phục. Vì vậy, nhiều đơn vị chuyên về cổ phục đã “dịch chuyển” về địa phương này với mong muốn giới thiệu, tìm kiếm các cơ hội nhằm đưa cổ phục lan tỏa rộng rãi hơn. Đó cũng là mô hình có tác động tích cực tới nhiều mặt: Quảng bá văn hóa truyền thống, thúc đẩy du lịch, liên kết kinh doanh thời trang, nhiếp ảnh, phim trường…

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/dua-co-phuc-viet-ve-mien-di-san-post714248.html

Cùng chủ đề

Quảng Phú Cầu – ‘Nam châm’ hút khách du lịch miền di sản ngoại đô

Ứng Hòa, vùng đất giàu truyền thống văn hóa nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch với những tiềm năng chưa được khai thác hết. Trong bức tranh đa sắc màu ấy, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu nổi lên như một điểm sáng, không chỉ lưu giữ nghề thủ công truyền thống mà còn mang trong mình tiềm năng du lịch to lớn, góp phần...

7 chợ hoa Tết tại TPHCM được tổ chức ở đâu?

TPO - Ngoài hội Hoa Xuân thì Tết Ất Tỵ năm nay TPHCM sẽ có thêm 7 chợ Hoa Xuân cấp thành phố. Theo kế hoạch, Tết năm nay TPHCM sẽ có một hội Hoa Xuân và 7 chợ Hoa Xuân cấp thành phố. Tại các địa phương sẽ có các chợ Hoa cấp quận, huyện phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, hội Hoa Xuân sẽ được tổ chức tại Công viên Tao Đàn (quận 1). Với chủ đề “Non sông...

Cảnh báo tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, việc dị ứng với thực phẩm là không thể tránh khỏi, trong đó dị ứng đạm sữa bò là tình trạng khá phổ biến. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, việc dị ứng với thực phẩm là không thể tránh khỏi, trong đó dị ứng đạm sữa bò là tình trạng khá phổ biến. Trẻ nữ N.T.K.A....

Quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế 2025

Ban Tổ chức Cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế Ocean vừa công bố 15 tác phẩm xuất sắc tham dự vòng chung kết, đến từ các đội thi của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và đội chủ nhà Việt Nam. Tác phẩm đèn lồng "Di sản miền Kinh Bắc" vừa hoàn thiện chuẩn bị được đưa đến trưng bày tại Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean. Tác phẩm đèn lồng "Di sản miền Kinh Bắc"...

Petrovietnam dẫn dắt chuyển dịch năng lượng đất nước trong sứ mệnh, tầm nhìn mới

Petrovietnam dẫn dắt chuyển dịch năng lượng đất nước trong sứ mệnh, tầm nhìn mới | 03/01/2025 Lượt xem: ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng tầm sản phẩm OCOP

GD&TĐ - Hiện, ĐBSCL đứng thứ 2 về số lượng sản phẩm OCOP (sau vùng Đồng bằng sông Hồng) với trên 2.950 sản phẩm. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nghe các chủ thể giới thiệu về sản phẩm OCOP. Ảnh: Quách Mến   Thời gian qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo được sức hút trong cộng đồng, lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông...

Nghề may Trạch Xá trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 27/12, tại Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề may Trạch Xá. Theo Ban tổ chức, nằm trong mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại Hà Nội, chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại...

Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

 Trưng bày “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/12.   Chương trình do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là cơ hội để quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của đồng bào...

Cần Thơ tổ chức Tuần lễ tinh hoa hàng Việt và siêu khuyến mại

Ngày 2/12, Sở Công Thương TP Cần Thơ tổ chức khai mạc chương trình “Tuần lễ tinh hoa hàng Việt và siêu khuyến mại năm 2022”. Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình.   Chương trình nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu thị trường trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, hưởng ứng chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 – Vietnam...

Trường học TPHCM tổ chức nhiều hoạt động hướng đến Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Trường tiểu học Phú Thọ (Quận 11, TPHCM) tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.   Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ hào hứng với các hoạt động hướng đến ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 16/12, Trường tiểu học Phú Thọ (Quận 11, TPHCM) đã tổ chức đợt hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phát hiện nhiều dấu tích cổ ở Thành Nhà Hồ

Ngày 14/12, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ - Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả khai quật nội thành di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Các nhà khoa học, khảo cổ học công bố kết quả khai quật ở Thành Nhà Hồ ngày 14/12 Theo PGS.TS. Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, đây...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Cùng chuyên mục

Quảng Phú Cầu – ‘Nam châm’ hút khách du lịch miền di sản ngoại đô

Ứng Hòa, vùng đất giàu truyền thống văn hóa nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch với những tiềm năng chưa được khai thác hết. Trong bức tranh đa sắc màu ấy, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu nổi lên như một điểm sáng, không chỉ lưu giữ nghề thủ công truyền thống mà còn mang trong mình tiềm năng du lịch to lớn, góp phần...

Quảng bá di sản văn hóa Kinh Bắc tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế 2025

Ban Tổ chức Cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế Ocean vừa công bố 15 tác phẩm xuất sắc tham dự vòng chung kết, đến từ các đội thi của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và đội chủ nhà Việt Nam. Tác phẩm đèn lồng "Di sản miền Kinh Bắc" vừa hoàn thiện chuẩn bị được đưa đến trưng bày tại Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean. Tác phẩm đèn lồng "Di sản miền Kinh Bắc"...

Phát triển du lịch gắn liền bảo tồn di sản văn hóa

Chùa Hương Tích, tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, không chỉ là một ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam mà còn là một biểu tượng văn hóa tâm linh có lịch sử lâu đời. Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, chùa Hương Tích nằm ẩn mình trong lòng núi Hồng Lĩnh, một vùng đất huyền bí với thiên nhiên kỳ vĩ. Cảnh chùa Hương Tích Hà Tĩnh nhìn từ trên...

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những...

Giảm thiểu tác động, phát triển du lịch bền vững ở vùng lõi di sản ở Hội An

Năm 2024, thành phố Hội An (Quảng Nam) đón trên 4,5 triệu lượt du khách. Đây là một kết quả đáng mừng của địa phương. Tuy nhiên, nơi đây cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là sự tác động của hoạt động du lịch lên vùng lõi di sản. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, toàn thành phố hiện có 1.439 di tích được xếp hạng,...

Mới nhất

Hoa Lư – Thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép

Ngày 1.1.2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Thành phố Hoa Lư - Đô thị đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Ảnh: Nguyễn Trường Theo Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH, thành phố Hoa Lư được thành...

Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Lễ công bố thành phố Huế trực thuộc Trung ương cũng vừa diễn ra. Nhân dấu mốc lịch sử quan trọng này, PV báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhiều cơ hội mới thu...

TP HCM sẽ có thêm 5 thành phố

(NLĐO) - Theo quy hoạch, TP HCM có khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc là TP Thủ Đức và 5 đô...

Những khoảnh khắc Xuân Son tỏa sáng trong chiến thắng trước Thái Lan

(Dân trí) - Nguyễn Xuân Son tiếp tục "nổ súng" và là nhân tố quan trọng trong chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024 tối 2/1 trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Xuất phát trong đội hình ra sân của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu chung kết lượt đi...

Kiểm tra số căn cước có bị lợi dụng không siêu đơn giản

Việc kiểm tra số Căn Cước có bị lợi dụng hay không là điều rất quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra số Căn Cước của bạn có bị lợi dụng hay không hiệu quả nhất.

Mới nhất