Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành...

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo


Hội thảo là minh chứng cho cam kết chung của UNESCO và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt
Nam đang nỗ lực xây dựng Luật Nhà giáo, lần đầu tiên, Hội thảo tham vấn quốc
gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về Khung chính sách và pháp lý dành
cho nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho
Việt Nam đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của hơn 150 nhà hoạch định
chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn
ngành giáo dục cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của UN và tổ chức phi chính
phủ của Việt Nam. 

Các chuyên gia từ UNESCO Hà Nội, Trụ sở chính của UNESCO, Ban
Phát triển Nhà giáo của UNESCO và Đại diện Lực lượng đặc nhiệm quốc tế về Giáo
viên vì Giáo dục

2030 
 do UNESCO chủ trì và đại diện từ Đại học Sư
phạm Thượng Hải cùng đại diện đã tham gia và đóng góp chuyên môn cho Hội thảo.

 

Với
mục tiêu đảm bảo nền giáo dục chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả
mọi người để đảm bảo tính cạnh tranh của quốc gia, hạnh phúc và an sinh của
người dân cũng như hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá
trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho Nhà giáo thông qua việc đề
xuất xây dựng Luật Nhà giáo. Hiện nay, Luật Nhà giáo đã được Chính phủ Việt Nam
trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
(diễn ra trong tháng 10-11/2024), dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại
Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV (tháng 6/2025). Luật Nhà giáo nếu được Quốc
hội Việt Nam thông qua kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi
để nhà giáo phát huy tối đa tiềm năng của mình và đóng góp hiệu quả vào công
cuộc đổi mới giáo dục quốc gia ở đất nước đang thay đổi nhanh chóng này.

 

Trong quá trình đó, Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GD&ĐT) đã tham vấn với UNESCO – cơ quan chuyên môn về giáo dục của
Liên Hợp Quốc và Lực lượng đặc nhiệm giáo viên quốc tế vì Giáo dục 2030 do
UNESCO chủ trì về bối cảnh toàn cầu và khu vực của công việc chuyển đổi của nhà
giáo. Các tài liệu tham vấn chuyên môn gồm hướng dẫn quốc tế liên quan, nghiên
cứu và kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách cho nhà giáo từ các quốc gia
thành viên và các trung tâm nghiên cứu.

Thông qua các bài thuyết trình của
các chuyên gia UNESCO, những người tham dự đã có được cái nhìn tổng quan về vai
trò của nhà giáo ngày nay: …Trong một khế ước xã hội mới về giáo dục,
người giáo viên phải được đặt ở trung tâm, và nghề nghiệp của họ phải được đánh
giá lại và hình dung lại như một nỗ lực hợp tác, làm bừng lên những tri thức
mới, mang lại sự chuyển đổi về giáo dục và xã hội
[1]

Quang cảnh Hội thảo

Các đại biểu cũng được giới thiệu về
Hướng dẫn Xây dựng Chính sách Nhà giáo, một công cụ hữu ích và thiết thực để
định hướng cho việc xây dựng và/hoặc xem xét các chính sách quốc gia về nhà
giáo thông qua việc giải quyết các thành tố khác nhau trong chính sách nhà giáo
và cách các thành tố này tác động lẫn nhau, góp phần xây dựng chính sách quốc
gia về nhà giáo dựa trên minh chứng như một thành phần tích hợp trong các kế
hoạch hoặc chính sách của cả ngành giáo dục phù hợp với các kế hoạch và chiến
lược phát triển quốc gia nói chung.

Những vấn đề thực tế hơn mà nhà giáo
trên thế giới nói chung và ở một số quốc gia nói riêng đang phải đối mặt cũng
được nêu ra và thảo luận trong Báo cáo toàn cầu về Nhà giáo do UNESCO và Lực
lượng Đặc nhiệm Quốc tế về Nhà giáo vì Giáo dục 2030 khởi xướng. Trường hợp cụ
thể về Luật Nhà giáo của Trung Quốc cũng được Giáo sư Li Tingzhou, Đại học Sư
phạm Thượng Hải, chia sẻ.

Mỗi cuộc thảo luận nhóm đều được
tổng kết bằng nội dung thảo luận sôi nổi về tính liên quan của các kinh nghiệm
quốc tế đối với việc xây dựng khung chính sách và pháp lý nhà giáo tại Việt Nam
và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị liên quan đến nhà giáo để đáp ứng nhu cầu
quốc gia, đồng thời phù hợp với xu hướng và tầm nhìn, dự báo ở cấp độ toàn cầu.

Trao đổi về quá trình soạn thảo Luật
Nhà giáo và xin ý kiến ​​đóng góp, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và
Cán bộ quản lý giáo dục,
chia sẻ: Luật Nhà
Giáo đã và đang được soạn thảo kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu và tham vấn rộng
rãi để đảm bảo tạo động lực và củng cố tất cả nhà giáo trở thành những lực
lượng có trình độ, tận tụy, có trách nhiệm và thành thạo trong nghề này, cho dù
họ ở đâu. Chúng tôi đánh giá cao những cuộc đối thoại như vậy với những người
tham gia trong nước và quốc tế thông qua hội thảo hôm nay.

Trao đổi về chương
trình Hội thảo, bà Miki Nozawa, Trưởng ban Giáo dục, UNESCO Việt Nam, cho biết: Hội thảo là minh chứng sống động cho cam kết
chung của UNESCO và Bộ GD&ĐT trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhà
giáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại Việt Nam, một đất nước đang thay
đổi nhanh chóng, đặc biệt đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày Nhà giáo Thế
giới (5/10) và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

 

Bà Valerie Djioze-Gallet, đại diện
Ban Phát triển Nhà giáo viên (Trụ sở chính của UNESCO)
, cho hay: UNESCO hoan nghênh chương trình nghị sự hàng
đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường các chính sách và luật pháp
dành cho nhà giáo và sẵn sàng phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội tiếp tục
cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho đất nước này nhằm giải quyết các thách thức, chẳng
hạn như việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và minh chứng liên quan đến nhà
giáo, tình trạng thiếu hụt nhà giáo và phát triển chuyên môn…

—–

[1] Báo cáo của UNESCO do Ủy ban Quốc tế về
Tương lai của Giáo dục công bố năm 2021 có tựa đề “Cùng hı̀nh dung lại
tương lai của chúng ta – Khế ước xã hội mới cho giáo dục”



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/doi-thoai-ve-khung-chinh-sach-va-phap-ly-quoc-te-danh-cho-nha-giao-20241126233633984.htm

Cùng chủ đề

Cần có biện pháp quản lý, loại bỏ biến tướng trong dạy thêm

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được trình Quốc hội xem xét, trong đó vấn đề dạy thêm được dư luận đặc biệt quan tâm. ...

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.

Minh bạch với lớp học mở

Giáo dục mầm non, tiểu học tại TP.HCM thời gian qua có nhiều đổi mới, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển. Một trong số đó là mô hình trường học mở, lớp học mở. ...

Dự kiến nhiều ưu đãi riêng đối với giáo viên mầm non

Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới liên quan về lương, phụ cấp với giáo viên mầm non. Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra thêm nhiều đề xuất ưu đãi về lương, phụ cấp với giáo viên mầm non. Ảnh: Anh Thư Dự kiến mới về chính sách tiền lương Ngày 20.11 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Theo đó, dự án Luật có nhiều chính sách quan tâm...

Giáo viên: Nghề lãnh đạo trẻ em

Đôi khi chính các thầy cô giáo cũng không nghĩ mình chính là "nhà lãnh đạo" của các em học sinh, trong cả kỳ vọng của xã hội lẫn trong mắt của chính các em. Nếu ý thức được vai trò của "nhà lãnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần có biện pháp quản lý, loại bỏ biến tướng trong dạy thêm

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được trình Quốc hội xem xét, trong đó vấn đề dạy thêm được dư luận đặc biệt quan tâm. ...

Đề án 01 có ý nghĩa lớn đối với sự tham gia của phụ nữ trong khu vực kinh tế tập thể

Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (Đề án 01) là đề án về kinh tế tập thể (KTTT) đầu tiên...

Nữ Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Trong số 74 viện sỹ mới được TWAS bầu chọn lần này, Việt Nam có 2 nhà khoa học là Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Thế Hoàng và Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị...

Kết nối kinh doanh, mở rộng thị trường cho các sản phẩm mang thương hiệu của phụ nữ Thanh Hóa

Để kích cầu tiêu thụ các sản phẩm vùng miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền biển do phụ nữ tham gia sản xuất, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động chia...

Độc đáo chiến lược quản lý tài sản của các nữ tỷ phú trên thế giới

Về mặt tài chính, các nữ tỷ phú thường có nhiều tài sản hơn trong các công ty tư nhân (35% so với 28% của nam giới), cũng như nhiều thanh khoản và tài sản tiền mặt hơn...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Khởi công dự án 300 tỉ đồng tại làng Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết tại P.Hòa Quý (TP.Đà Nẵng) - Điện Ngọc (Quảng Nam) với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng. ...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Cùng chuyên mục

Xây dựng chính sách thu hút nhà giáo từ kinh nghiệm quốc tế

Ngày 26/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), UNESCO tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia Khung chính sách và pháp lý đối với nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá – Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam. ...

Đại học Việt Nam yếu trong giải quyết vấn đề thực tiễn

Đại học Việt Nam và đại học Hàn Quốc, hai bức tranh trái ngược về sự tham gia của đại học vào đổi mới sáng tạo ở hai thành phố năng động nhất Việt Nam và Hàn Quốc. ...

Sẽ “siết” tuyển sinh sớm để đảm bảo công bằng cho thí sinh

Bộ GD&ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Phát hiện một số cá nhân mở lớp dạy tiếng Anh ‘chui’ ở Bình Định

Qua kiểm tra, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định phát hiện một số cá nhân mở lớp dạy tiếng Anh 'chui' ở TP.Quy Nhơn. ...

Thầy giáo 89 tuổi góp 2 tỉ đồng vào quỹ học bổng tặng sinh viên, giảng viên

Số tiền được thầy Đoàn Văn Điện góp vào quỹ học bổng dành tặng cho những sinh viên hiếu học và các giảng viên dạy tốt. Trong buổi lễ kỷ niệm thành lập Trường đại học Nông Lâm TP.HCM mới đây, PGS.TS Đoàn Văn...

Mới nhất

Bộ Công Thương đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, địa phương; Đại diện các tổ chức quốc tế (Đại sứ quán, Thương vụ của một số quốc gia châu Á tại Việt Nam); Đại diện các Hội, Hiệp hội liên quan; Đại diện các Tập đoàn, doanh nghiệp tại Việt...

Nga thay một chỉ huy tác chiến tại Ukraine, xác nhận thiệt hại do ATACMS

Các nguồn thạo tin cho hay Nga đã thay chỉ huy một nhóm tác chiến ở Ukraine, trong khi Bộ Quốc phòng Nga...

Ước đạt và vượt 19/24 chỉ tiêu năm 2024

(ĐCSVN) - Năm 2024, kinh tế - xã hội của Bến Tre đã đạt được một số kết quả khá quan trọng. So với chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy năm 2024, ước cả năm có 19/24 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu. ...

Tổng thống Bulgaria thăm và làm việc tại TP Hải Phòng

(ĐCSVN) - Ngày 26/11, ngài Rumen Radev, Tổng thống Cộng hoà Bulgaria có chuyến thăm, làm việc tại TP Hải Phòng nhân dịp Tổng thống và Đoàn đại biểu cấp cao có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân. Tham dự Đoàn có Đại sứ đặc mệnh...

Nhiều hoạt động tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam

(ĐCSVN) - Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 với chủ đề: “Đô thị Thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững” được tổ chức nhằm đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan, Bộ, ngành, doanh nghiệp định hướng, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông minh tại Việt Nam. Chiều...

Mới nhất