Trang chủNewsThời sựĐổi tên “Luật căn cước” hay giữ nguyên “Luật căn cước công...

Đổi tên “Luật căn cước” hay giữ nguyên “Luật căn cước công dân”?


Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến thảo luận tại hội trường và trong các phiên thảo luận tổ ở kỳ họp thứ 5. Theo dự kiến, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4 diễn ra từ ngày 28-30/8/2023 sẽ cho ý kiến, thảo luận 9 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới đây, trong đó có dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội đó là về tên gọi của dự án Luật, nhiều ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ đổi tên luật thành Luật Căn cước, trong khi một số đại biểu lại đề nghị giữ nguyên tên gọi như hiện nay. Để có cái nhìn đa chiều, Người Đưa Tin (NĐT) đã có cuộc trao đổi với Luật gia Nguyễn Văn Huệ – Trưởng Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam.

NĐT: Thưa ông, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đang nhận được sự quan tâm lớn, xin ông đánh giá về sự cần thiết của việc sửa đổi luật này?

Luật gia Nguyễn Văn Huệ: Theo tờ trình của Chính phủ, tôi cho rằng việc xây dựng dự án Luật Căn cước là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.

Việc xây dựng dự án Luật Căn cước nhằm mục đích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Đối thoại - Đổi tên “Luật căn cước” hay giữ nguyên “Luật căn cước công dân”?

Luật gia Nguyễn Văn Huệ – Trưởng Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam (Ảnh: Hữu Thắng).

NĐT: Về tên gọi của dự án Luật hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, quan điểm của ông  như thế nào về phạm vi tên gọi của dự án luật? vì sao?

Luật gia Nguyễn Văn Huệ: Qua theo dõi các phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, tôi được biết nhiều ĐBQH còn các ý kiến khác nhau về tên gọi.

Tôi đồng tình với phương án giữ nguyên như  tên gọi dự án Luật do Chính phủ trình là “Luật Căn cước”. Việc này bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại dự án Luật lần này (bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng là người gốc Việt Nam, căn cước điện tử), phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung dự thảo Luật.

Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải quản lý đối với toàn bộ xã hội, mọi người dân sinh sống tại Việt Nam; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân theo quy định của Luật.

Việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân.

Nội dung Luật Căn cước cũng đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.

So với Luật Căn cước công dân 2014, dự thảo luật lần này bổ sung thêm nhóm đối tượng người gốc Việt Nam. Do đó, việc đổi tên luật sẽ bao hàm được cả nhóm đối tượng này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

Với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận căn cước cho khoảng 31 nghìn người gốc Việt hiện đang sinh sống tại Việt Nam mà chưa có quốc tịch Việt Nam cùng các lý do mà Chính phủ nêu thì việc đổi tên thành “Luật Căn cước” là phù hợp, bảo đảm sự bao quát.

NĐT: Ngoài tên gọi của dự án Luật, tên gọi của thẻ là “Thẻ căn cước” hay “Thẻ căn cước công dân” cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến của ông như thế nào?

Đối thoại - Đổi tên “Luật căn cước” hay giữ nguyên “Luật căn cước công dân”? (Hình 2).

Đổi tên “Luật căn cước” hay giữ nguyên “Luật căn cước công dân”?.

Luật gia Nguyễn Văn Huệ: Theo tôi, việc đổi tên “thẻ căn cước công dân” thành “thẻ căn cước” theo tờ trình của Chính phủ là nhằm thể hiện đúng bản chất của thẻ là loại giấy tờ có chứa thông tin về căn cước của người dân; giúp phân biệt người này với người khác; xác định danh tính trong thực hiện giao dịch…

Do đó, quy định tên gọi là thẻ căn cước không tác động đến địa vị pháp lý về quốc tịch của công dân (trong thẻ đã thể hiện rõ thông tin về quốc tịch của người được cấp thẻ là quốc tịch Việt Nam).

Việc đổi tên thẻ thành thẻ căn cước còn để bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế (nhiều nước trên thế giới hiện nay cũng đang sử dụng là thẻ căn cước (Identicy Card).

Việc thay đổi tên thẻ cũng để bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung Luật khi Việt Nam có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia (ví dụ như đi lại trong khối ASEAN)….

Để tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế, bảo đảm thuận lợi khi sử dụng, gọi tên giấy tờ về căn cước, tôi tán thành với tên gọi của thẻ là “Thẻ căn cước”.

NĐT: Bên cạnh đó, các nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ căn cước… được các đại biểu cho ý kiến. Theo ông, những nội dung này được quy định trong Luật tạo điều kiện cho người dân như thế nào trong quá trình sử dụng thẻ căn cước?

Luật gia Nguyễn Văn Huệ: Tôi hoàn toàn đồng tình với tờ trình của Chính phủ về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước. Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú… việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước.

Đối với người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.

Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

NĐT: Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4 tới đây cũng sẽ cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), ông có kỳ vọng như thế nào trong việc sửa đổi Luật lần này?

Luật gia Nguyễn Văn Huệ: Như đã phân tích ở trên, tôi kỳ vọng việc sửa đổi Luật lần này sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014. Đồng thời, đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số.

NĐT: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bảo đảm tính bao quát

Trước đó, trình bày tờ trình về dự án Luật Căn cước, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong quá trình lập đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chính phủ đã thống nhất thông qua 4 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật; trong đó, bao gồm cả chính sách về việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch và căn cước điện tử (tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam).

Vì vậy, để cụ thể hóa các chính sách nêu trên trong dự thảo Luật được đầy đủ, chặt chẽ, bảo đảm tính bao quát và phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, Chính phủ đã chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ “Luật Căn cước công dân (sửa đổi)” thành “Luật Căn cước”.

Về bố cục, dự thảo Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 Điều (trong đó, so với Luật Căn cước công dân năm 2014 thì dự thảo Luật đã sửa đổi 39/39 điều, bổ sung mới 7 điều.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 8 sẽ xem xét nội dung nhân sự

Ngày 17/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và...

Chủ tịch Quốc hội: Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng luật

VOV.VN - Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Hội nghị Đảng đoàn Quốc hội với Ban cán sự Đảng Chính phủ về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị.    Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần...

Chủ tịch Quốc hội tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto

Sáng 14/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng thống đắc cử Cộng hòa Indonesia Prabowo Subianto đang thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 13-14/9. Nhiệt liệt chào mừng Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto sang thăm Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Chuyến thăm thể hiện tình cảm đối với đất nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hai nước vừa...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto nhất trí cho rằng cần tăng cường hợp tác trong quốc phòng, an ninh, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm xuyên quốc gia. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; duy trì đoàn kết, lập trường chung và các kết quả ASEAN...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 11/9/2024, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-hoi-kien-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-lao-20240911142003152.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VietinBank mua lại trước hạn 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: CTG) vừa công bố thông tin về kết quả đợt mua lại 3 mã trái phiếu CTGL2129012, CTGL2129013 và CTGL2129014.Theo đó, ngân hàng đã tiến hành mua lại 3 lô trái phiếu trên với tổng...

Phó Thủ tướng Serbia nói về “sự tinh tế” của ông Putin

Phó Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok hôm 4/9. Đáng chú ý, cuộc gặp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Belgrade ký thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale...

Hamas gửi lời chúc mừng Houthi về vụ tấn công Israel, giữa lo ngại về chiến tranh lan rộng

Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar nhận định, vụ tấn công này đã gửi rõ thông điệp tới phe địch và nhấn mạnh những lo ngại về khả năng cuộc chiến tại Gaza có thể bùng nổ, lan thành xung đột diện rộng trên toàn khu vực....

Ông Putin ra lệnh yêu cầu lực lượng Nga củng cố, trở thành quân đội lớn thứ hai thế giới

Ảnh: REUTERS/Shamil Zhumatov/Ảnh tài liệu.Trong sắc lệnh đăng tải trên trang web của điện Kremlin, ông Putin đã yêu cầu tăng quy mô chung của lực lượng quốc gia này lên mức 2,38 triệu quân nhân, trong đó 1,5 triệu quân nhân sẽ tại ngũ.Theo dữ...

Khe cửa hẹp cho phân khúc biệt thự, nhà phố phía Nam

Chỉ 10% nguồn cung biệt thự, nhà phố có giá dưới 10 tỷ đồngMới đây, Công ty CP DKRA (DKRA Group, tập đoàn dịch vụ bất động sản) đã có báo cáo về phân khúc bất động sản (BĐS) biệt thự, nhà phố tại khu vực...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng không hài lòng với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rút kinh nghiệm, không để xảy ra trì trệ, né tránh trách nhiệm, trên tinh thần “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể.”   Chiều 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên...

Người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đón Tết Trung thu

VOV.VN - Cùng hòa chung không khí lễ hội Tết Trung thu của cả nước, đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tổ chức đón Trung thu một cách ấm áp, ý nghĩa, như một dịp để giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Vào tối hôm qua (15/9), Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức sự kiện Tết Trung thu cho...

Ông Trump giữ nguyên lịch trình sau vụ ám sát hụt lần hai

Không có dấu hiệu nào cho thấy vụ ám sát hụt ông Trump mới nhất sẽ làm thay đổi đáng kể các hoạt động vận động tranh cử hoặc chiến lược của ông khi chỉ còn 7 tuần nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11. ...

Phát triển bóng đá Việt Nam toàn diện cần sự chung tay của cả hệ thống

VOV.VN - Thể thao nói chung, bóng đá nói riêng là một phần rất quan trọng của văn hóa xã hội và kinh tế quốc gia giúp đóng góp vào sức khỏe thể chất và tinh thần, mang lại niềm vui và kết nối cộng đồng, tăng năng suất quốc gia và thúc đẩy kinh tế quốc gia.   Bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất tại Việt Nam, vì vậy mỗi khi đội tuyển Việt Nam ra...

Kỳ họp thứ 8 sẽ xem xét nội dung nhân sự

Ngày 17/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và...

Mới nhất

312 mã cổ phiếu tăng giá, VN-Index tăng gần 20 điểm

Phiên giao dịch sáng nay, thị trường diễn biến khá chậm, VN-Index dừng ở mức 1.240.34 điểm, tăng nhẹ 1,08 điểm.   Sang phiên giao dịch chiều, thời điểm...

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong năm 2023, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba vào Việt Nam với giá trị xuất khẩu 3,1 tỷ USD. 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ đạt...

Mỹ cung cấp áo giáp mốc và đạn hết hạn cho Đài Loan (Trung Quốc)

Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi Niger Theo tờ Militarytimes, Quân đội Mỹ đã hoàn thành việc rút quân khỏi Niger - một quốc gia ở Tây Phi, theo xác nhận từ một quan chức chính phủ Mỹ vào hôm thứ Hai. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Sabrina Singh...

Giá vàng SJC tăng phi mã, lên mốc 82 triệu đồng/lượng

Tại thời điểm khảo sát lúc 14hh ngày 17/9/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 80,0 triệu đồng/lượng mua vào và 82,0 triệu đồng/lượng bán ra. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng,...

EnzoFX “Nạp tấm lòng, góp yêu thương” quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc | Doanh nhân | Tài Chính

Đây là một chiến dịch đầy ý nghĩa nhằm quyên góp hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ và tái thiết sau thiên tai. Với tinh thần trách nhiệm xã hội, Enzo không chỉ cam kết minh bạch trong từng đồng tiền quyên góp mà...

Mới nhất