Trang chủNewsThế giớiĐối ngoại Nhật Bản dưới thời người muốn thành lập 'NATO châu...

Đối ngoại Nhật Bản dưới thời người muốn thành lập ‘NATO châu Á’


Hôm qua, sau vòng đầu của cuộc bầu chọn, từ 9 ứng viên chỉ còn ông Ishiba (67 tuổi) và Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi (63 tuổi) vào “vòng chung kết”. Sau cùng, bà Takaichi đã không thể làm nên lịch sử trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của xứ sở mặt trời mọc.

Chân dung tân Thủ tướng Nhật Bản

Ông Ishiba đã giành chiến thắng để trở thành Chủ tịch LDP. Vì LDP đang cầm quyền nên tất nhiên ông Ishiba sẽ thay thế ông Kishida trở thành Thủ tướng Nhật Bản.

Đối ngoại Nhật Bản dưới thời người muốn thành lập 'NATO châu Á'- Ảnh 1.

Tân Chủ tịch LDP Shigeru Ishiba trong cuộc họp báo ngày 27.9

Vào Quốc hội Nhật Bản từ năm 1986, ông Ishiba dần trở thành một nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong LDP, từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và một vài bộ khác. Tuy nhiên, trong những lần cạnh tranh chức lãnh đạo LDP trước đây, ông Ishiba đều thất bại. Việc đắc cử Chủ tịch LDP đặt ra trách nhiệm cho ông Ishiba phải giải quyết nhiều khó khăn mà đảng này đang đối mặt sau hàng loạt vụ bê bối dẫn đến thiếu niềm tin trong công chúng, cũng như tình trạng phe nhóm trong nội bộ. Không những vậy, ông còn phải tìm cách giải quyết các khó khăn về kinh tế, đặc biệt là tình trạng lạm phát cao, mà những người tiền nhiệm chưa thể xử lý thực sự hiệu quả. Ông Ishida đã tuyên bố sẽ mở ra “lối thoát hoàn toàn” cho tình trạng lạm phát ở Nhật Bản.

Bên cạnh đó, ông cho rằng Nhật Bản nên giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân để hướng đến năng lượng tái tạo. Về đối ngoại, ông Ishida kêu gọi hình thành phiên bản châu Á của khối liên minh quân sự NATO để chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, ông cũng thể hiện ý định Nhật Bản giảm sự phụ thuộc quân sự vào Mỹ và tăng cường vai trò của Tokyo trong khu vực ngày càng lớn hơn.

Dự kiến, ông Ishiba sẽ chính thức trở thành Thủ tướng Nhật Bản từ ngày 1.10.

Trả lời Thanh Niên vào tối qua, GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản) đánh giá: “Chiến thắng của ông Ishiba cho thấy sự suy giảm ảnh hưởng của các thành viên có tư tưởng mạnh mẽ thuộc phe của cố Thủ tướng Shinzo Abe trong LDP. Cho nên, công chúng Nhật Bản khó có thể dành nhiều ủng hộ cho ông Ishiba trong cuộc bầu cử hạ viện sắp tới. Cũng vì thế, liên minh hiện tại giữa LDP với đảng Công Minh theo xu hướng trung dung trong quốc hội chắc sẽ còn kéo dài”. Tuy nhiên, theo GS Sato, ông Ishiba có kinh nghiệm làm việc với nhiều lãnh đạo địa phương ở Nhật Bản nên cũng là một lợi thế.

Chính sách đối ngoại sắp tới

Về đối ngoại, GS Sato nhận định: “Sự quan tâm lâu dài của ông Ishiba đối với các vấn đề an ninh là “tài sản lớn” trong giới lãnh đạo Nhật Bản vào thời điểm hiện nay khi căng thẳng leo thang. Ông Ishiba có thể sẽ bám sát đường lối chính sách đối ngoại thực tế mà người tiền nhiệm Kishida đã vạch ra. Nhật Bản sẽ tận dụng khuôn khổ “Bộ tứ” (gồm Mỹ – Nhật – Úc – Ấn Độ) và các hợp tác song phương cũng như đa phương khác để cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đồng thời, ông Ishida có lẽ sẽ tiếp tục thúc đẩy thịnh vượng kinh tế khu vực thông qua việc tiếp tục đối thoại với các đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) bao gồm cả Trung Quốc”.

Cũng trả lời Thanh Niên, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) dự báo: “Việc bầu cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba làm Chủ tịch LDP rồi trở thành Thủ tướng Nhật Bản sẽ đảm bảo tính liên tục trong chính sách quốc phòng và đối ngoại của nước này. Điều đó có nghĩa là nội các mới tiếp tục củng cố liên minh Nhật – Mỹ, tăng cường quan hệ đối tác thông qua các thỏa thuận như hiệp ước tiếp cận tương hỗ với Úc, Anh”.

“Nhật Bản cũng tiếp tục tham gia hợp tác sâu rộng với các nước Đông Nam Á như VN, Philippines để củng cố quan hệ ngoại giao và kinh tế với khu vực”, GS Nagy dự báo.

Bên cạnh đó, GS Nagy nhận xét thêm: “Ông Ishiba từng nói về một “NATO châu Á”. Điều này khó có thể thành hiện thực vì Indo-Pacific thiếu sự đồng nhất và các quốc gia không muốn đứng về một phía để chống lại bất kỳ quốc gia khác. Mặc dù vậy, sắp tới có thể NATO và các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand có thể hợp tác nhiều hơn để đối phó các thách thức ở Indo-Pacific”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-ngoai-nhat-ban-duoi-thoi-nguoi-muon-thanh-lap-nato-chau-a-185240927205121694.htm

Cùng chủ đề

Đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện Mỹ

Đảng Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ với chiến thắng tại hai bang Tây Virginia và Ohio hôm 5.11, trong khi không bên nào có vẻ có lợi thế rõ ràng trong cuộc chiến giành Hạ viện, theo Reuters. ...

Sự khác biệt văn hóa Mỹ từ cuộc bầu cử Tổng thống

Dưới đây là một số vấn đề rút ra được từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, giữa bà Kamala Harris của Đảng Dân chủ và ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa. Khác biệt nguồn gốc của cử tri thực hiện cuộc bầu cử Chiến dịch tranh cử của Donald Trump đã nỗ lực rất nhiều để thuyết phục cử tri da đen và người gốc Latinh rời bỏ Đảng Dân chủ....

Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua

Đó là một đêm đáng nhớ của cả người dân và doanh nghiệp Mỹ, không khí “ăn mừng chiến thắng” lan tỏa từ các điểm bỏ phiếu đến tận các quán bar.

Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua

Đó là một đêm đáng nhớ của cả người dân và doanh nghiệp Mỹ, không khí “ăn mừng chiến thắng” lan tỏa từ các điểm bỏ phiếu đến tận các quán bar.

Chênh lệch không ngờ ở chiến địa, ông Trump mong sẽ có chiến thắng lớn, phe Dân chủ có kế hoạch quyết liệt

Kết quả kiểm phiếu ở một số bang quan trọng cho thấy, cựu Tổng thống Donald Trump tạm thời dẫn trước đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris. Tuy nhiên, cách biệt mong manh này có thể bị ứng viên đảng Dân chủ xóa bỏ bất cứ lúc nào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

NATO mở văn phòng đại diện ở Kiev, “xích lại gần hơn nữa” với Ukraine

Ông Patrick Turner, người đứng đầu Văn phòng đại diện NATO ở Ukraine, ngày 5/11 đã đến Kiev và gặp ông Rustem Umerov, Bộ trưởng Quốc phòng nước này.

Cùng chuyên mục

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Mới nhất

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh

Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Trùng Khánh đã gìn giữ, bảo tồn Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà kỷ niệm cách mạng Hồng Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tham dự Hội nghị...

Động thái kỳ lạ của Man Utd với HLV Van Nistelrooy

(Dân trí) - Dù là người hùng giúp Man Utd vực dậy nhưng HLV tạm quyền Van Nistelrooy vẫn đang ở trong trạng thái sốt ruột vì tương lai của mình ở Old Trafford. Sau khi tiếp quản "đống đổ nát" Man Utd từ HLV Ten Hag, HLV tạm quyền Van Nistelrooy đã đóng vai trò quan trọng trong việc...

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế...

Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã...

Mới nhất