Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐổi mới phải phù hợp với học sinh

Đổi mới phải phù hợp với học sinh

Việc chọn ngữ liệu môn Ngữ văn ngoài sách giáo khoa khi kiểm tra, đánh giá khiến giáo viên và học sinh tự do sáng tạo, hạn chế học vẹt, học tủ nhưng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng để không đánh đố học sinh nhưng cũng không hời hợt, dễ dàng, không phân loại được học sinh.

anh bai chinh
Tiết học Ngữ văn tại Trường THCS Thống Nhất (quận Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NTCC.

Theo công văn hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có một số yêu cầu vấn đề cụ thể đối với việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Đó là các trường THCS và THPT cần tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kỳ.

Ngoài ra, việc đánh giá cần phải thực hiện theo đúng quy định, không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình, tăng cường việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập…

Bên cạnh đó, các trường cũng cần tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT.

Vừa qua, đề văn giữa học kỳ I của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TPHCM) nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội khi đề cập đến một vấn đề rất thời sự. Đề văn cũng gây bất ngờ bởi sự ngắn gọn, yêu cầu học sinh viết bài nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay. Nhiều học sinh bày tỏ sự thích thú và cho biết vấn đề này dễ khơi gợi cảm xúc, dễ bày tỏ góc nhìn cá nhân và việc lấy dẫn chứng rất sinh động từ việc một số người photoshop biên lai, khai ảo tiền quyên góp cứu trợ bão Yagi, trào lưu sống ảo khoe cuộc sống sang chảnh nhưng thực chất là “nhà đi mượn, xe đi thuê”…

Cô Hoàng Thị Tú Anh – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Việt Nam Ba Lan (Hà Nội) đánh giá đề thi có tính thời sự, nhanh nhạy nắm bắt các khía cạnh của đời sống xã hội với hiện tượng mang tính nổi cộm được giới trẻ đặc biệt quan tâm thời gian vừa qua. Ngữ liệu rất đời sống sẽ không làm khó học sinh nhưng vẫn đảm bảo phân loại được học sinh khi có ý tưởng, dẫn chứng thuyết phục, hành văn mạch lạc, trôi chảy. “Đề thi gắn với chủ đề mới mẻ, thực tiễn xuất hiện theo hướng thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là mang bài học vào cuộc sống. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT cũng có những thay đổi giúp học sinh phát huy năng lực, tự do sáng tạo” – cô Tú Anh nói.

Bên cạnh đó, về mặt chuyên môn, một số ý kiến góp ý rằng khi đưa vào đề thi, cần có sự giải thích rõ ràng về các thuật ngữ, đặc biệt là các thuật ngữ mới xuất hiện, chưa có trong Từ điển tiếng Việt để tránh gây hiểu lầm hoặc gây tranh cãi về mức độ đọc hiểu của đề thi. Cấu trúc đề thi so với đề thi giữa kỳ thông thường cũng có thay đổi khi chưa có phần tiếng Việt để kiểm tra đầy đủ năng lực của học sinh. Thời gian làm đề cũng ngắn hơn so với quy định của Thông tư 22 về đánh giá học sinh THCS và THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu bài đánh giá định kỳ với các môn trên 70 tiết/năm là từ 60 – 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút trong khi đề thi này chỉ kéo dài 45 phút.

Từ đây, các chuyên gia cho rằng giáo viên có thể linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh xong vẫn đánh giá một cách toàn diện theo yêu cầu đặt ra của môn học. Việc lựa chọn ngữ liệu cần cẩn trọng là điều đã được nhấn mạnh nhiều lần từ cơ quan quản lý, các chuyên gia giáo dục. Song trong thực tế, vẫn có thể có những sai sót có thể xảy ra bởi với ý kiến chủ quan của mình, giáo viên có thể vô tình lựa chọn ngữ liệu không phù hợp như mang yếu tố phản cảm hoặc quá dễ dàng, hời hợt, quá cao siêu…

Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh – giáo viên Ngữ văn Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) góp ý, khi thầy và trò không bị quẩn quanh bởi một vài văn bản trong sách giáo khoa sẽ có lợi cho sự sáng tạo, hạn chế được tình trạng “thầy đoán đề, trò học tủ”, tình trạng học vẹt, học thuộc lòng… Quan trọng là khi chọn ngữ liệu cần chú ý kỹ là không lựa chọn theo sở thích của thầy cô mà phải lựa chọn phù hợp với học sinh. Theo đó ngữ liệu lựa chọn phải mạch lạc, sáng rõ, vừa sức, phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo được thuần phong mỹ tục.



Nguồn: https://daidoanket.vn/chon-ngu-lieu-mon-ngu-van-ngoai-sach-giao-khoa-doi-moi-phai-phu-hop-voi-hoc-sinh-10293975.html

Cùng chủ đề

Xã hội hóa chứ không thương mại hóa

Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau thời gian thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng sách. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Cẩn trọng với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Nhiều quan điểm trái chiềuVừa qua, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức...

Đảm bảo học sinh có đủ sách giáo khoa sau bão lũ

Sau cơn bão số 3, ngành Giáo dục chịu thiệt hại rất lớn. Trong đó, chỉ tính riêng SGK, thống kê chưa đầy đủ ở các trường học của 18 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số...

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. ...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ phải chịu trách nhiệm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khẳng định, việc dạy “chui” văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng. Bộ GDĐT vừa có...

Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Thời gian qua, MTTQ tỉnh Lào Cai đã tập trung nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung, đối tượng, hình thức giám sát phù hợp, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới hoạt động của MTTQ, thiết thực trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Cùng chuyên mục

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường duy trì thành tích đáng tự hào này, khẳng định sự cam kết không ngừng nghỉ...

Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi vào lớp 10 giúp giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thông tin trên được Sở GD&ĐT TP.HCM nêu tại văn bản gửi Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT về góp ý một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT lần 2. Sở GD&ĐT...

Mới nhất

Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12

Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp nhất từ 5/11. Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống...

Thưởng Tết cao nhất ở Đà Nẵng hơn 700 triệu đồng

Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2025 tại Đà Nẵng cao nhất là 223,1 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 700 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh. Ngày 17/12, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cho biết, đã nhận được báo cáo từ...

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Mới nhất