Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCẩn trọng với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Cẩn trọng với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa


anh thay bai chinh
Một tiết học Ngữ văn của học sinh Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NTCC.

Nhiều quan điểm trái chiều

Vừa qua, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là trúc trắc, khó hiểu. Sau đó, trên mạng xã hội rất nhiều người đã lên tiếng phản đối tại sao lại đưa tác phẩm này vào SGK khi bài thơ không có vần, gây khó khăn cho việc học của học sinh lứa tuổi còn nhỏ. Đặc biệt, sự xuất hiện của những từ như “ánh ỏi”, “lặng chăm” trong bài thơ bị “chê bai” bởi không phổ thông, ít gặp, khó đọc, khó nhớ…

Tuy nhiên, ngay sau đó hàng loạt ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình văn học, chuyên gia giáo dục, tác giả biên soạn SGK Tiếng Việt, giáo viên… đã phân tích nét đặc sắc, sáng tạo của bài thơ và khẳng định tác phẩm hoàn toàn xứng đáng được đưa vào SGK. Cụ thể, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng – Điều phối viên chính Ban phát triển CTGDPT 2018, Tổng Chủ biên SGK môn Tiếng Việt – Ngữ văn, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” đã phân tích một số lý do khiến bài thơ trở thành đề tài “dậy sóng” trong dư luận là vì đã đọc bài thơ một cách vội vàng, chưa kịp hiểu về tác phẩm đã vội phán xét. Quan niệm về thơ cũ kĩ, nhất là thơ được dùng trong SGK.

Theo nhiều người, thơ là phải có vần điệu nghiêm ngặt, đã vần thì phải là vần chính; thơ dạy cho học sinh phải dễ đọc, dễ hiểu, nội dung phải tường minh. Bên cạnh đó, quan niệm về giáo dục còn đóng khuôn. Nhiều người chỉ muốn học sinh ngày nay học những bài thơ mà ngày xưa họ từng được học bất chấp thực tế ngày nay nhiều thứ đã thay đổi, chẳng hạn học sinh đã thích nghe loại âm nhạc khác, sở thích về trang phục, ẩm thực… cũng có khác.

Trên thực tế, nếu ai đọc văn bản này với phần gợi ý học bài trong SGK sẽ rất rõ, đây là một bài thơ viết về lớp học khiếm thính và những từ ngữ được chắt lọc sử dụng trong bài rất phù hợp để miêu tả về các em học sinh trong lớp. Học sinh lớp 5 với sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên sẽ cảm nhận được những câu từ đặc sắc và ý nghĩa của bài thơ mang tính nhân văn, giáo dục sâu sắc. Qua đó, các em học được sự cảm thông, chia sẻ với những bạn nhỏ chịu thiệt thòi.

Nhìn lại chặng đường 5 năm vừa qua khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với SGK mới chính thức đưa vào giảng dạy trong nhà trường, dư luận đã không ít phen dậy sóng với những ngữ liệu xuất hiện trong các cuốn sách Tiếng Việt. Chẳng hạn, trước đó là bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh được in trong SGK môn Ngữ văn lớp 6 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng gây tranh cãi nhiều ngày. Những tác phẩm mới rất dễ gây nên những đánh giá trái chiều mặc dù để được đưa vào giảng dạy trong chương trình, những văn bản văn học này đã phải trải qua rất nhiều vòng thẩm định nghiêm ngặt. Một phần nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do quan niệm “truyền thống” về dạy học Ngữ văn và về văn chương khiến nhiều người chưa thể chấp nhận ngay những văn bản mới, nhất là những bài thơ có vần, nhịp linh hoạt không giống với những tác phẩm họ đã biết, đã được học trong SGK trước đây.

Thách thức đặt ra với giáo viên, nhà trường

Với mục tiêu đổi mới dạy và học môn Ngữ văn mà ngành giáo dục đang đặt ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không sử dụng ngữ liệu trong SGK để làm đề kiểm tra môn Ngữ văn với học sinh cấp THCS và THPT bắt đầu từ năm học 2024-2025. Điều này nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Chủ trương đã rõ, song khi triển khai trong thực tế sẽ nảy sinh những khó khăn, bởi không phải mọi giáo viên đều tìm kiếm được các nguồn văn bản phù hợp để đưa vào đề kiểm tra. Đặc biệt, để tránh việc trùng lặp trong đề kiểm tra các lớp trong cùng khối, giữa năm học này với năm học sau, giáo viên sẽ phải liên tục cập nhật các văn bản khác nhau để đổi mới đề kiểm tra. Đây rõ ràng là một thách thức không nhỏ đòi hỏi giáo viên phải có đủ năng lực chuyên môn để thẩm định, lựa chọn chính xác ngữ liệu phù hợp cũng như sự tận tâm với nghề. Như chia sẻ của PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, chỉ cần vài văn bản, thường là văn bản văn học, có ý kiến khác biệt là có thể tạo sóng dư luận. Tác phẩm càng mới (có thể mới sáng tác hoặc lâu nay công chúng ít biết đến) càng dễ gây nên những đánh giá trái chiều.

Hiện nay, tài liệu trên mạng internet rất sẵn nhưng giữa biển thông tin đó, để chọn được văn bản phù hợp với mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra thực sự không dễ. Chỉ một sơ sẩy như chọn văn bản quá dài, quá sức… với học sinh cũng có thể gây ra những “sóng gió”. Để không gặp phải những hạt sạn như vậy, thầy Trần Văn Toản – Tổ trưởng tổ Ngữ văn (Trường THPT Chuyên Quốc học Huế) cho rằng, cần tăng cường tập huấn cho giáo viên về kỹ năng lựa chọn ngữ liệu, đặt câu hỏi, kỹ năng ra lệnh hỏi chuẩn xác, phù hợp với văn hóa, chuẩn mực yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Bên cạnh đó, các nhà trường cần chú trọng kiểm duyệt các đề kiểm tra định kỳ, không để tình trạng mạnh ai nấy làm sẽ dễ tạo ra những “hạt sạn” đáng tiếc.

Theo bà Nguyễn Thị Vân Hồng – Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khi chọn ngữ liệu ngoài SGK, giáo viên phải có trình độ để thẩm thấu ngữ liệu mình sử dụng. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn phải sát sao để việc chọn ngữ liệu chuẩn chỉ. Có thể áp dụng cách là khi nhà trường chọn SGK A để dạy thì có thể chọn ngữ liệu ở bộ SGK B để ra đề nhằm đảm bảo tính mô phạm, chuẩn chỉ về mặt câu từ. Ngoài ra, chọn ngữ liệu đa dạng từ những tác phẩm chính thống. Ví dụ dạy tác phẩm “Đất rừng phương Nam” nhưng chúng ta có thể lấy ngữ liệu ở đoạn trích khác không có trong SGK của cùng tác phẩm này. Với cách làm này, theo bà Hồng sẽ giúp hạn chế được việc chọn ngữ liệu không chuẩn xác.



Nguồn: https://daidoanket.vn/can-trong-voi-ngu-lieu-ngoai-sach-giao-khoa-10292377.html

Cùng chủ đề

Đổi mới phải phù hợp với học sinh

Việc chọn ngữ liệu môn Ngữ văn ngoài sách giáo khoa khi kiểm tra, đánh giá khiến giáo viên và học sinh tự do sáng tạo, hạn chế học vẹt, học tủ nhưng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng để không đánh đố học sinh nhưng cũng không hời hợt, dễ dàng, không phân loại được học sinh. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Đảm bảo học sinh có đủ sách giáo khoa sau bão lũ

Sau cơn bão số 3, ngành Giáo dục chịu thiệt hại rất lớn. Trong đó, chỉ tính riêng SGK, thống kê chưa đầy đủ ở các trường học của 18 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số...

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP của...

In 10 triệu bản sách giáo khoa phục vụ học sinh vùng bão, lũ

“Bộ GDĐT cho biết, theo tổng hợp từ số liệu báo cáo của 18/26 tỉnh, thành, tính đến ngày 16/9, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ước tính là 1.260 tỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huy động các nguồn lực từ cộng đồng chăm lo, giúp đỡ người nghèo

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con thôn Hà Ra (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang). ...

Điều chỉnh tổ hợp xét tuyển đại học năm 2025

Từ năm 2025, các trường đại học dự kiến điều chỉnh tổ hợp xét tuyển để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Điều này sẽ tác động tới việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. ...

Điều chỉnh tổ hợp xét tuyển đại học năm 2015

Từ năm 2025, các trường đại học dự kiến điều chỉnh tổ hợp xét tuyển để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Điều này sẽ tác động tới việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. ...

Thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, cụ thể số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.548.958 tỷ đồng. Nhiều ý kiến nhất...

Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh

HĐND tỉnh An Giang bầu ông Ngô Công Thức – Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026. Sáng 13/11, HĐND tỉnh An Giang tổ chức...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Bản tin 60s: Người Việt tụt hạng về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung bình.  Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung...

Lời chúc ngày 20/11 cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa

Giáo viên mầm non không chỉ dạy bảo mà còn chăm sóc, vỗ về các con mỗi ngày. Những lời chúc mừng ngày 20/11 dưới đây giúp bố mẹ bày tỏ tình cảm trân trọng, biết ơn tới những người thầy đầu tiên của con. Những lời chúc 20/11 dành cho cô giáo mầm non hay và ý nghĩa nhất: - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bố mẹ con xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất....

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh bị thương, trong đó 1 nữ sinh phải chuyển viện tuyến trên cứu chữa vì...

100.000 đồng nghĩa tình của thầy cô huyện đảo

Hằng tháng, các thầy cô huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM cùng nhiều bà con mỗi người đóng góp 100.000 đồng để hỗ trợ học sinh, người khó khăn trên địa bàn. Tháng 11-2021, hội nhóm thiện nguyện 100k của huyện đảo Cần Giờ ra...

Hiệu trưởng xin “đổi hoa lấy quà” ngày 20/11

Bức thư ngỏ xin "đổi hoa lấy quà" của thầy hiệu trường một trường tiểu học tại TPHCM khiến nhiều người bất ngờ, thêm tin yêu vào những điều tốt đẹp. ...

Mới nhất

Cơn sốt đầu tư căn hộ chuẩn chuyên gia VIC Grand Square tại vùng lõi công nghiệp

Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ dòng vốn FDI không ngừng đổ vào, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp trên cả nước. Cơn sốt đầu tư căn hộ chuẩn chuyên gia VIC Grand Square tại vùng lõi công nghiệp Việt Nam đang...

Thừa Thiên Huế tích cực hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh xây dựng chính quyền thân thiện, công khai minh bạch thông tin, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, cắt giảm các chi phí không chính thức… Thừa Thiên Huế tích cực hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc...

Cầu bắt đáy dâng cao kéo VN-Index tăng mạnh, sắc xanh trở lại cuối phiên 13/11

Sau khi thủng mốc 1.240 điểm, VN-Index có sự hồi phục mạnh khi lực cầu bắt đáy xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đều đóng cửa trong sắc đỏ. Cầu bắt đáy dâng cao kéo VN-Index tăng mạnh, sắc xanh trở lại cuối phiên 13/11Sau khi thủng mốc 1.240 điểm, VN-Index có sự hồi phục mạnh...

Người bệnh thực hiện phẫu thuật trên hệ thống O-arm tại Bệnh viện Bạch Mai được hoàn tiền

Bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi thông báo bồi hoàn tiền cho người bệnh đã thực hiện dịch vụ kỹ thuật trên hệ thống O-arm tại khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống từ tháng 11-2016 đến tháng 6-2020. ...

Cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ cho HTX Chè Nhật Thức

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên vừa phối hợp với UBND xã Phục Linh (huyện Đại Từ) tổ chức tổng kết và cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất...

Mới nhất