Trang chủMultimediaẢnhĐộc đáo lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

Độc đáo lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

Nghi lễ kết nối tâm linh giữa các thế hệ

Lễ cúng tổ tiên là nghi lễ cổ truyền từ lâu đời của dân tộc Lô Lô, thường được tổ chức hằng năm vào ngày 14-7 âm lịch. Trong mỗi ngôi nhà của đồng bào Lô Lô, bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian giữa, là nơi trang trọng nhất trong nhà, thường ngang với xà nhà, phía trên bàn thờ là những hình nhân bằng gỗ được tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Theo lệ thường, mỗi gia đình người Lô Lô đều có bàn thờ tổ tiên, nhưng lễ cúng tổ tiên chung của dòng họ chỉ được tổ chức tại gia đình trưởng họ. Trưởng họ là người đứng ra sắm lễ, các gia đình trong dòng họ đóng góp theo khả năng.

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô có ba nghi lễ chính là lễ hiến tế, lễ tưởng nhớ và lễ tiễn đưa.

Trước ngày lễ, người con trưởng trong dòng tộc cần chuẩn bị lễ vật gồm 1 con gà, 3 chén rượu, xôi, hoa tươi, trái cây, tiền vàng. Trước đây, lễ cúng tổ tiên bắt buộc phải có các lễ vật: 1 con bò, 1 con lợn, 1 con gà, xôi, rượu, tiền vàng, đèn dầu, đôi trống đồng. Họ quan niệm rằng, tổ tiên là những người thuộc các thế hệ trước, đã sinh ra mình và chia thành hai hệ: tổ tiên gần (dùy khế) gồm các ông tổ 3 đến 4 đời và tổ tiên xa (pờ xi) là những ông tổ từ đời thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi.

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô hướng tới những người đã khuất, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn và tạo nên sự gắn kết giữa các thế hệ. Người Lô Lô ở nhiều vùng cho tới nay vẫn giữ gìn phong tục đẹp này, và đây cũng là sự kiện văn hóa thu hút nhiều du khách, nhiếp ảnh gia đam mê khám phá bản sắc văn hóa vùng cao.

Lễ cúng tổ tiên của người   thường được tổ chức tại gia đình để dạy cho con cháu hướng về nguồn cội, biết ơn tổ tiên, tạo sự gắn  giữa gia đình, dòng họ, làng bản.

Ông Sỉnh Dỉ Trai, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang.

Trong thời gian đó, các chàng trai trong họ sẽ vào rừng kiếm cỏ su choeo tươi non, đẹp nhất mang về bện thành trang phục người rừng, hay còn gọi là “Ma cỏ” (Ghà Lu Ngang). Các cô gái cũng sửa soạn trang phục, váy áo để tham gia nhảy múa trong lễ, với những chiếc khuy được may thành hàng dọc trên mũ, áo thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Trước khi vào lễ chính, trưởng họ mời thầy cúng tiến hành lễ trình tổ tiên với nghi lễ “chắp cánh” (cắt tiết gà). Trong nghi lễ cúng của người Lô Lô, không thể thiếu nghi thức này. Thầy cúng thực hiện lễ cắt tiết gà ngay trước bàn cúng rồi bày lên bàn để làm lễ vật trước mọi con mắt quan sát của các thành viên trong dòng tộc. Người trưởng họ sẽ rót rượu mời để cảm ơn thầy cúng đã không quản ngại đường sá xa xôi đến giúp gia đình.

Sau khi uống hết chén rượu mời của gia chủ, thầy cúng làm thủ tục cúng, mời tổ tiên gia chủ về dự lễ, hưởng lễ vật do con cháu dâng lên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được mạnh khỏe, hạnh phúc, học hành giỏi giang, thóc đầy bồ, trâu bò, lợn gà đầy chuồng, mọi việc thuận lợi… Trong khi đó, gà sẽ được đưa đi làm thịt để dâng lên tổ tiên, lợn được đưa ra sân để hiến tế.

Khi lời thầy cúng dứt, bài cúng kết thúc, thì nghi thức đánh trống đồng được tiến hành. Cặp trống đồng – bảo vật linh thiêng của cộng đồng người Lô Lô là vật không thể thiếu trong nghi lễ, gồm 1 chiếc trống đực và 1 chiếc trống cái. Chiếc trống đồng cái (giảnh đú) luôn là chiếc trống to, còn trống đực (giảnh kê) là chiếc trống nhỏ hơn. Đôi trống này chỉ được sử dụng khi trong cộng đồng có những nghi lễ, lễ hội quan trọng trong cộng đồng, dòng tộc như lễ làm ma khô, cúng tổ tiên, giải hạn, thờ thần đá… Nếu trong nhà không có, gia đình phải cử người trong dòng họ đi mượn, bởi đây là bảo vật linh thiêng của cộng đồng. Người được mời đánh trống phải là người có uy tín, thường là nghệ nhân đã có kinh nghiệm lâu năm. Trống cũng là loại nhạc cụ duy nhất được sử dụng trong nghi lễ này.

Tiếng trống đồng vang lên, những người phụ nữ trong trang phục truyền thống nhảy múa rộn ràng cùng đoàn “Ma cỏ”.

Ông Sỉnh Dỉ Trai, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn cho biết, lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô thường được tổ chức tại gia đình để dạy cho con cháu hướng về nguồn cội, biết ơn tổ tiên, tạo sự gắn bó giữa gia đình, dòng họ, làng bản.

Sau khi màn múa nghi lễ của các cô gái và đoàn “Ma cỏ” kết thúc, gia chủ liền chuẩn bị lễ vật cúng lần hai – lễ tưởng nhớ tổ tiên. Lễ vật là con lợn, xôi, rượu, vàng hương… Trước sự chứng kiến của dòng họ và cộng đồng, thầy cúng làm thủ tục cúng mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn được mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc. Người trưởng họ tiếp tục rót rượu để cảm ơn thầy cúng.

Màn đêm buông xuống là lúc thầy cúng cử hành lễ tiễn tổ tiên. Một đống lửa lớn được nhóm lên giữa sân. Bên ánh lửa rực sáng, thầy cúng thay mặt dòng họ báo cáo tổ tiên về các lễ vật con cháu dâng cúng, xin tổ tiên nhận lòng thành và yên tâm ở thế giới bên kia, phù hộ cho con cháu gặp nhiều may mắn. Sau đó, các lễ vật tiền vàng được thầy cúng đốt để kết thúc nghi lễ vào rạng sáng hôm sau. Các lễ vật khác được chế biến thành nhiều món ăn, chia cho các thành viên tham gia nghi lễ và tổ chức thành bữa tiệc để cộng đồng chung vui.

Độc đáo “Ma cỏ”

“Ma cỏ” là nét độc đáo nhất trong nghi lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô.  Các bộ trang phục “Ma cỏ” thường được bện, kết ngay trước hôm diễn ra nghi lễ. Cỏ do người dân bản vào rừng tìm hái, là cỏ su choeo, một loại cỏ mềm, dai, dễ bện kết để hóa trang. Cỏ được chọn thường phải xanh non, cho nên bộ trang phục có màu xanh tươi rất đẹp.

“Ma cỏ” được hóa trang tại một địa điểm kín đáo bên ngoài làng. Những người được đóng “Ma cỏ” được quấn cỏ su choeo chung quanh che kín thân, đeo mặt nạ từ tre, chỉ hở hai mắt và miệng. Những người làm “Ma cỏ” là người trong bản, do một người chú hoặc rể của gia chủ đến mời.

Trên đường “Ma cỏ” đến dự lễ, không ai được phép nhìn hoặc đi ngược với ma cỏ, chỉ được nhìn từ xa. Khi đến nơi, “Ma cỏ” quỳ lạy ba lạy trước bàn thờ, quỳ lạy thầy cúng trước khi tiến hành nghi lễ nhảy múa. Sau khi hóa trang, “Ma cỏ” sẽ nhảy múa theo nhịp trống cả ngày.

Nghi thức “Ma cỏ” nhảy múa.

Nghi lễ nhảy múa với “Ma cỏ” thường kéo dài vài tiếng đồng hồ, theo thời gian thực hiện lễ cúng. Chính vì thế, người hóa trang làm “Ma cỏ” phải có sức khỏe tốt và lòng nhiệt tình, bởi vì họ phải nhảy múa cho đến khi kết thúc lễ tưởng nhớ, thường phải đến 5 giờ chiều, mà không được phép ăn, nói, khi đi đứng, nhảy múa, không được vấp ngã bởi vì quan niệm của người Lô Lô cho rằng, nếu “Ma cỏ” vấp ngã hoặc bị nhận dạng thì năm đó gia chủ sẽ gặp nhiều xui xẻo. Các “Ma cỏ” chỉ nghỉ ngơi, ăn cơm một lúc vào buổi trưa và được gia chủ mời nước trong thời gian nhảy múa.

Nghi lễ kết thúc, ma cỏ quỳ lạy bàn thờ, thầy cúng, trống đồng, ra cổng lẩn về sau làng, chọn nơi kín đáo không cho ai thấy, rồi cởi bỏ trang phục cỏ, về nhà tắm rửa và sau đó tiếp tục tham gia lễ tiễn đưa tổ tiên được tổ chức khi đêm xuống.

“Ma cỏ” “nhảy lễ” cũng là hoạt động quan trọng bậc nhất trong lễ cúng tổ tiên, vì người Lô Lô quan niệm rằng ma cỏ là nguồn cội của tổ tiên xưa kia khi ở trong rừng phải lấy cây cỏ làm quần áo. Ngày nay, muốn tổ tiên về để chứng kiến lòng thành kính của con cháu thì phải có “Ma cỏ” dẫn dường. “Ma cỏ” như là cầu nối giữa con cháu ở trần gian và ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia. Có lẽ vì niềm tin tâm linh mãnh liệt ấy đã khiến đoàn “Ma cỏ” nhảy múa từ đầu buổi lễ đến khi kết thúc theo nhịp trống mà không hề mệt mỏi.

Không chỉ là một nghi thức tâm linh mang bản sắc văn hóa độc đáo, nghi lễ cúng tổ tiên còn thể hiện nhân sinh quan của người Lô Lô, mang tính nhân văn, hướng các thế hệ đi sau về với cội nguồn và tạo nên sự gắn kết nhiều thế hệ. Điệu nhảy “Ma cỏ” vừa mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, nhưng cũng chứa đựng những tinh hoa văn hóa và triết lý sống của người Lô Lô, đồng thời là nghi lễ mang tính nghệ thuật độc đáo.

Lễ cúng tổ tiên của người lô lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

 

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/Doc-dao-le-cung-to-tien-cua-nguoi-lolo/index.html

Cùng chủ đề

Người Lô Lô học cách làm du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 120km và cách trung tâm huyện Bảo Lạc khoảng hơn 10km, bản Khuổi Khon sắp bước vào vụ lúa chín. Những nếp nhà sàn đơn sơ xen giữa thửa ruộng bậc thang đang dần ngả vàng và những nương ngô xanh mướt, khiến cho bản Khuổi Khon rực lên như một bức tranh đa sắc. Mùa lúa chín là thời điểm thu hút du...

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

Cũng như nhiều tộc người sinh sống lâu đời trên cao nguyên đá Hà Giang, người Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, đến nay vẫn gìn giữ nhiều phong tục, nghi lễ truyền thống đặc sắc.    Trong đó, lễ dâng cúng tổ tiên tại gia đình trưởng họ vào khoảng giữa đến cuối tháng 7 âm lịch là một trong những nghi lễ độc đáo, thể hiện nhân sinh quan và tình cảm gia đình, lòng biết...

Sắc màu dân tộc Lô Lô Chải – Hà Giang

Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi hội tụ của gió, của mây trời, nơi sình sống của nhiều dân tộc thiểu số với những dãy núi đá tai mèo. Người Lô Lô trên đỉnh cao nguyên đá với những nét nguyên sơ, bản địa đã làm nên bản sắc riêng có của mình về một sức sống trên vùng cao nguyên đá theo dòng chảy của thời gian... Người Lô Lô luôn tự hào vì là một trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 19, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ ba, ngày 12/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ mười chín (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và một số nội dung khác dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp chiều 12/11. (Ảnh: DUY LINH) Buổi sáng, dưới sự chủ trì điều hành...

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN - BAO TRÙM - TĂNG TRƯỞNG ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Quốc hội chốt chưa tăng lương công chức trong năm 2025

Quốc hội chốt chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. Sáng 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 với trên 89% đại biểu tán thành.  Theo đó, số thu ngân sách nhà nước là hơn 1,9 triệu tỷ đồng. Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

(Dân trí) - Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài hơn 1.540km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67 tỷ USD được Chính phủ trình ra Quốc hội. Dự án phấn đấu khởi công vào năm 2027. Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trước khi...

Alcorest đạt Thương hiệu Quốc gia 3 lần liên tiếp

Ngày 4.11 trong Lễ công bố 'Thương hiệu Quốc gia 2024', Alcorest vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp. Đồng thời cũng là một trong số ít các thương hiệu ngành vật liệu hoàn thiện được công nhận cả ba dòng sản phẩm: Tấm ốp nhôm nhựa, Trần nhôm và Lam chắn nắng. Alcorest - Nhôm Việt Dũng cùng các doanh nghiệp được vinh danh tại chương trình Thương hiệu...

“Giải mật” kiến trúc tuyệt đẹp bên trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

(Dân trí) - Tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc trường phái Kiến trúc Đông Dương điển hình, là công trình kiến trúc đồ sộ từ mọi góc nhìn, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng. Quần thể tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại 13-15 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có phân khu chức năng cũng rõ ràng, bố cục chặt chẽ, đăng đối. Mặt bằng các...

Hoa dã quỳ “phủ vàng” ngoại thành Hà Nội, du khách thi nhau leo núi săn đón

Tháng 11, dọc hai bên đường kéo dài tới đỉnh núi Ba Vì như bức tranh với sắc vàng chủ đạo được tô vẽ bởi những bụi hoa dã quỳ bung nở. Du khách thi nhau leo núi săn đón để chụp ảnh, check-in. ...

Mới nhất

Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin. Một thành viên của Tiểu đoàn Aidar thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU), Stanislav Bunyatov với biệt danh Osman, đã mô tả...

Việt Nam bàn chuyện thúc đẩy công nghệ mở cho 5G

Open RAN (mạng truy cập vô tuyến mở) là một trong những xu hướng quan trọng nhất đang diễn ra trong lĩnh vực viễn thông và đang được các nhà mạng đang thúc đẩy phát triển. Các nhà mạng cho hay, mục tiêu ra đời của Open RAN là để tạo điều kiện cho nhiều đối tác được tham gia...

Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 12/11, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Tuy nhiên, lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index rơi nhẹ 0,32% xuống 2.150 điểm. Trên thị trường nông sản, có đến 6 trên 7 mặt hàng chìm...

Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong năm 2025

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025. Quốc hội quyết nghị số thu ngân sách Nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng.Sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và...

Mới nhất