Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDoanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, "sống dai" nhưng "chậm lớn"

Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, “sống dai” nhưng “chậm lớn”


Sáng 19/9, phiên thảo luận Chuyên đề 1 với chủ đề “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó” đã diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023.

Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
Các đại biểu tham gia thảo luận bàn tròn tại Hội thảo Chuyên đề 1 với chủ đề “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”. (Nguồn: Quốc hội)

Tại phiên thảo luận, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, cùng trong bối cảnh phát triển chung, Việt Nam ở trong một tình thế phát triển có nhiều nét khác biệt, thậm chí khác thường.

PGS. TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Sau 3 năm trải qua đại dịch Covid-19 và vượt qua khó khăn, nền kinh tế vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng, phát triển tích cực. Các con số phản ánh thành tích tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài là minh chứng tốt cho nhận định này.

Những thành tích đó đều chứng tỏ ‘năng lực trụ hạng’, khả năng ‘đối mặt các con gió ngược’ rất ấn tượng của nền kinh tế. Việt Nam thật sự xứng đáng với lời khen tặng là ‘ngôi sao sáng’ giữa bầu trời kinh tế thế giới ảm đạm năm 2020″.

Tuy nhiên, nhìn xuyên suốt quá trình thực tiễn, vị chuyên gia này nhận thấy, vẫn có những vấn đề lớn đặt ra.

Trước hết là xu hướng suy giảm liên tục và kéo dài động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng nghịch lý: Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, “sống dai” nhưng “chậm lớn”, khó trưởng thành; nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn; tăng trưởng GDP cao nhưng lạm phát thấp; lạm phát thấp nhưng lãi suất cao.

PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, tình trạng ách tắc lưu thông các nguồn lực là căn nguyên “bất động hóa” các nguồn lực, làm cho chúng không thể chuyển hóa thành “động lực phát triển”, dẫn tới chỗ cơ thể kinh tế bị suy yếu, bị tổn thương và bất ổn.

Để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, cần hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế xin-cho; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường đầu vào, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường. Đồng thời, cần đảm bảo hạ tầng thông suốt, cơ chế thông thoáng, vận hành thông minh.

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, 'sống dai' nhưng 'chậm lớn'
PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu tại Hội thảo Chuyên đề 1. (Ảnh: Gia Thành)

Dự báo về kinh tế Việt Nam trong dài hạn, ông Jochen Schmittmann, Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm xuống 3,7% trong những tháng đầu năm 2023, nhưng về tương lai, nền kinh tế có thể phục hồi, nhất là xuất khẩu và tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, ông Jochen Schmittmann nhận thấy, Việt Nam sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nhu cầu hàng hóa giảm xuống ảnh hưởng đến thị trường, trong đó có thị trường lao động. Vì vậy, cần có giải pháp ứng phó phù hợp, trong đó cần có các chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn trong thời gian tới.

Nhận định về khó khăn của doanh nghiệp, theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với những thách thức to lớn.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường vẫn giảm nhẹ khoảng 0,03% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 15,6% so với 8 tháng đầu năm 2022 lên tới 124,7 nghìn doanh nghiệp. Đây là một chỉ báo quan trọng cho thấy “sức khỏe” của khu vực doanh nghiệp đáng báo động.

Không chỉ thế, lần đầu tiên sau nhiều năm, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này thể hiện rõ ở các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam từ sản phẩm điện tử, may mặc, đồ gỗ cho đến thủy hải sản…

Sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường quốc tế nhanh chóng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm sụt giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, có 6 rào cản, khó khăn tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là: Chất lượng cơ sở hạ tầng đang cải thiện nhưng hiện vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế; việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất kinh doanh cơ bản (vốn, nhân lực, đất đai) chưa thực sự thuận lợi; chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật cần tiếp tục được cải thiện; các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả và doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới.

Đứng trước những khó khăn nói trên, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Lê Hồng Thủy Tiên đã đề xuất những giải pháp cơ chế, chính sách đột phá giúp doanh nghiệp vượt khó. Cụ thể như:

Về chính sách thuế tài chính, hỗ trợ lãi vay, cần có giải pháp cụ thể cho từng nhóm doanh nghiệp, có cơ quan độc lập đánh giá các hỗ trợ cho doanh nghiệp để điều chỉnh hỗ trợ một cách hiệu quả hơn. Cần dỡ bỏ những rào cản đối với doanh nghiệp, rà soát những quy định thiếu thực tế, không đặt ra những quy định cao hơn khu vực hoặc thế giới hoặc cao hơn mức cần thiết để tránh lãng phí nguồn lực doanh nghiệp.

Về cơ chế, chính sách phát triển du lịch, Chính phủ cần xem xét ban hành các chính sách đặc biệt nhằm kích cầu du lịch như chính sách thương mại trong khu phi thuế quan, xây dựng và thiết lập các trung tâm bán hàng giảm giá trong khu phi thuế quan và cửa hàng miễn thuế dưới phố…

Về chính sách cho trung tâm tài chính, nếu thành lập trung tâm tài chính, Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều lợi ích như thu hút vốn, thúc đẩy phát triển các ngành liên quan. Do đó, bà Lê Hồng Thủy Tiên đề xuất các cơ quan chức năng sớm ban hành chính sách để TP. Hồ Chí Minh triển khai trung tâm tài chính.

Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023 năm nay được tổ chức với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Diễn đàn gồm 2 phiên chuyên đề và 1 phiên toàn thể. Cụ thể:

Chuyên đề 1: Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Chuyên đề 2: Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới.

Phiên toàn thể với chủ đề: Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới

“Chúng ta đã đi cùng thế giới văn minh, nỗ lực chia sẻ những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta tiến hành cải cách, chuyển sang kinh tế thị trường đến nay cấu trúc và cơ chế thị trường vẫn còn nhiều hạn chế” - TS. Trần Đình Thiên nói. Nền tảng kinh tế thị trường còn yếu Thưa ông, ngày nay nhiều lãnh đạo nhắc đến từ “cơ đồ” để khẳng định vị thế của...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Việt Nam – quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn

Cuối tuần trước, hơn 600 khách mời, gồm các nhà kinh tế, quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ các quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông… đã tham dự Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” 2024 do Ngân hàng UOB tổ chức tại TP.HCM. Đây là năm đầu tiên Hội nghị được tổ chức...

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung nội dung đã được Bộ Chính trị có ý kiến và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện thêm một bước dự thảo Báo cáo.

Việt Nam là ngôi sao sáng trong nền kinh tế ASEAN

Đó là nhận định của ông Heng Koon How, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB Singapore. Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam kéo dài sang 6 tháng cuối năm 2024 Theo ông Heng Koon How, tỷ trọng kinh tế của Việt Nam trong tổng GDP của ASEAN tăng trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mật vụ Mỹ thú nhận về vụ ông Trump bị ám sát hụt, sự “giả tạo” trong xung đột Nga-phương Tây, Israel tuyên bố...

Diễn biến mới quanh vụ ông Donald Trump bị sám sát hụt hôm 15/9, mối quan hệ Nga với phương Tây, Israel ra tuyên bố quan trọng về căng thẳng với Hezbollah, Nga tăng cường quy mô quân đội... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B. Liubimova, đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam do Thứ trưởng Tạ Quang Đông dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn quốc tế các nền văn hóa liên kết St. Petersburg lần thứ X.

Lệnh cấm sử dụng TikTok gây tranh cãi pháp lý tại Mỹ

Mỹ yêu cầu ByteDance phải chọn bán hoặc thoái vốn TikTok tại Mỹ trước ngày 19/1/2025, nếu không phải đối mặt với lệnh cấm.

1.035 tỷ đồng đã đến với địa phương bị ảnh hưởng

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á Thông điệp của Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Thái Lan, Lào để nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ...

Lộ “lá bài” Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ “lằn ranh đỏ”, ai sẽ phải trả giá cao hơn?

Nếu thử hạt nhân là một "lằn ranh đỏ' mà Moscow đặt ra trong trường hợp Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa do đồng minh viện trợ để tấn công Nga thì phương Tây có dám bước qua hay không? Ai sẽ phải trả giá cao hơn trong cuộc 'đấu trí' cân não này?

Bài đọc nhiều

Cửa hàng McDonald’s Bến Thành bất ngờ thông báo đóng cửa sau 10 năm

Là một trong những cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, McDonald's Bến Thành được đánh giá nằm ở vị trí "cực kỳ trung tâm" khi vừa gần chợ Bến Thành sầm uất, vừa không xa khu phố tây Bùi Viện thường đông đúc du khách. Vì thế, tin McDonald's Bến Thành sẽ chính thức đóng cửa sau 10 năm hoạt động...

Ai đứng sau Công ty Hoàng Sơn Hòa Bình liên tục trúng thầu hàng loạt

Hàng loạt gói thầu 'khủng' tại tỉnh Hoà Bình đã vào tay Hoàng Sơn với mức tiết kiệm 'siêu thấp'Theo tìm hiểu của báo Nhà báo & Công luận, Công ty Cổ phần năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) có địa chỉ...

Tận dụng thời cơ để “gom” cổ phiếu tốt

Tuần qua, thị trường chứng khoán hứng chịu 4/5 phiên giảm điểm, khiến VN-Index bị kéo về sát mốc 1.250 điểm. Thanh khoản cũng mất hút, cộng thêm việc thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã dẫn đến tình trạng lình xình của thị trường chung.Các...

Lãi suất ngân hàng ngày 16/9/2024: Soi mức lãi suất ‘không chính thức’ cao nhất

Lãi suất huy động cao nhất theo niêm yết của các ngân hàng hiện nay là 6,15%/năm, sau khi Ngân hàng NCB nâng lãi suất từ đầu tháng 9, áp dụng cho tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn từ 18-36 tháng. Mức lãi suất 6,1%/năm cũng được xem là hiếm hoi hiện nay và chỉ được một số nhà băng niêm yết cho tiền gửi kỳ hạn dài. Cụ thể, Ngân hàng HDBank niêm yết mức lãi suất này...

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Cùng chuyên mục

VN-Index tăng mạnh nhất 1 tháng nhờ dòng tiền khối ngoại

VN-Index tăng 19,69 điểm trong phiên ngày 17/9, đánh dấu phiên giao dịch tích cực nhất trong vòng 1 tháng qua, nhờ dòng tiền nước ngoài tích cực rót vào cổ phiếu vốn hoá lớn. VN-Index mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong sắc xanh, trái ngược hoàn toàn với sự thận trọng bao trùm suốt hai phiên trước. Giữa phiên sáng, chỉ số đảo...

Nhờ trồng rau, nông dân có cuộc sống khấm khá

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hiện nay, trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã hình thành các vùng trồng rau chuyên canh tập trung phù hợp với thổ nhưỡng từng khu vực. Vùng trồng rau ăn lá, rau gia vị (rau má, ngò gai, húng cây, rau diếp cá, rau om…) tập trung ở các xã như xã Tam Hiệp, Tân Lý Đông, Thân Cửu Nghĩa, Thạnh Phú, Long Hưng, Nhị...

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng

Cụ thể, Phó Thủ tướng chấp thuận Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO là nhà đầu tư dự án.Dự án được thực hiện tại phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu...

Giá vàng miếng SJC vọt lên 82 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng vọt do những ngày qua giá vàng thế giới đã tăng rất mạnh.Cuối ngày hôm nay, giá vàng thế giới đã tăng lên mức 2.584 USD/ounce, sau đó quay đầu giảm về mức 2.571,3 USD/ounce vào lúc 17h30 hôm nay.Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 76,79 triệu...

Mới nhất

Mang thương hiệu Việt tới hội chợ triển lãm nông sản, thực phẩm, đồ uống nổi tiếng, lớn nhất Liên bang Nga

Mang thương hiệu Việt ra thế giới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood...

Kiểm tra công tác tiêm chủng vaccine trong chiến dịch tiêm sởi tại TP Hồ Chí Minh

VNVC quận 8 là một trong 39 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn thành phố tham gia chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 1-10 tuổi diễn ra từ ngày 16/9. Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi tăng cường của thành phố, 39 trung tâm VNVC đã tiêm...

Mới nhất