Trang chủNewsKinh tếDoanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Từ chỗ hoang mang, đến nay, doanh nghiệp thép Việt Nam đã làm quen và chủ động hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Doanh nghiệp thép đã quen với quy trình của một vụ kiện

Thép là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ một nền ngành kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào thép nhập khẩu, đến nay, công nghiệp thép Việt Nam đã vươn lên làm chủ khoa học – công nghệ, làm chủ nền công nghiệp thép với tổng công suất 28 triệu tấn thép thô/năm, đứng thứ 12 thế giới về sản lượng thép thô (theo xếp hạng của Hiệp hội Thép thế giới – WSA), trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu sản phẩm thép lớn trong khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của Cục Phòng vệ thương mại, ngày 6/1, ông Đinh Quốc Thái – Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam – cho hay, thép là sản phẩm thường xuyên có liên quan đến các vụ việc phòng vệ thương mại. Theo đó, ngành thép của Việt Nam cũng đã sớm phải đối mặt với các vụ kiện về phòng vệ thương mại, trong đó sớm nhất là vào năm 2004 khi Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành khởi kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép ống của Việt Nam.

Từ đó đến nay, theo thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thị trường nước ngoài đã kiện phòng vệ thương mại đối với thép xuất khẩu của Việt Nam tổng số 81 vụ việc. Những vụ kiện này hầu hết đến từ các thị trường chính xuất khẩu thép của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, một số nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, gần đây, Mexico, Hoa Kỳ nổi lên là thị trường khởi xướng nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại do kim ngạch xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường này gia tăng nhanh” – ông Thái nói.

tính chủ động trong công tác phòng vệ thương mại của ngành thép dần đã được cải thiện đáng kể
Tính chủ động trong công tác phòng vệ thương mại của ngành thép dần đã được cải thiện đáng kể. Ảnh: TTXVN

Ông Đinh Quốc Thái chia sẻ, năm 2004, dường như khái niệm “phòng vệ thương mại” còn rất mới với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành thép còn rất hoang mang và chưa có nhiều kinh nghiệm đối mặt với các vấn đề này. “Có một số vụ việc mà mức thuế chống bán phá giá áp dụng có các doanh nghiệp Việt Nam lên tới hàng trăm phần trăm”– ông Thái nêu.

Đơn cử, theo ông Thái, đó là năm 2026, Bộ Thương mại Thái Lan áp thuế chống bán phá giá dao động từ 2,38 – 310,74% đối với ống thép hàn không gỉ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam trong 5 năm. Tuy nhiên, “sau một thời gian đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, từ các bài học thực tế rút ra, các doanh nghiệp về cơ bản đã làm quen với quy trình của một vụ kiện”- ông Thái đánh giá.

Cho tới thời gian gần đây, mặc dù đi kèm theo xu thế phát triển thương mại toàn cầu, doanh nghiệp thép vẫn phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra hơn. Mặc dù vậy, ông Đinh Quốc Thái cho hay, nhờ việc đã dần bắt nhịp được với yêu cầu của cơ quan điều tra các nước cùng với sự chuẩn bị kỹ càng trong nội tại doanh nghiệp và sự giúp đỡ của Bộ Công Thương, nhất là Cục Phòng vệ thương mại nhiều vụ việc đã có được kết quả đáng ghi nhận.

Một số ví dụ cụ thể như, năm 2017, Úc kết luận không tồn tại hành vi bán phá giá của Việt Nam đối với mặt hàng thép dây dạng cuộn. Năm 2019, Indonesia thông báo dừng quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn lạnh sau 2 năm điều tra; Năm 2020, Úc chấm dứt điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép chính xác.

Từ các vụ việc kháng kiện, ông Đinh Quốc Thái cho biết, doanh nghiệp thép đã rút ra được một số kinh nghiệm để có thể chủ động trong việc ứng phó với các vụ việc. Như chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến quy định pháp luật của các nước điều tra, từ đó hiểu được quy trình diễn ra của mỗi vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh thuế hay tự vệ. Mặt khác doanh nghiệp thép đã xây dựng hệ thống quản trị, bố trí nguồn lực, chuẩn hóa hệ thống thông tin nhằm giúp cho việc truy xuất thông tin phục vụ cho các vụ việc phòng vệ thương mại được nhanh chóng và chính xác, đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn trả lời mà Cơ quan điều tra đưa ra.

Hơn thế, ông Đinh Quốc Thái ghi nhận, tính chủ động trong công tác phòng vệ thương mại của ngành thép dần đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay, các doanh nghiệp còn chủ động rà soát thường xuyên kế hoạch hoạt động xuất khẩu để có thể tận hưởng được những ưu đãi từ các hiệp định thương mại mà vẫn tránh được những cuộc điều tra phòng vệ thương mại. “Rất may mắn cho các doanh nghiệp ngành thép là chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn nhiệt tình từ các cơ quan, bộ, ngành như Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương”- ông Thái nói thêm.

Ông Đinh Quốc Thái – Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam
Ông Đinh Quốc Thái – Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam. Ảnh: Cấn Dũng

Chủ động phát hiện các hành vi thương mại không lành mạnh

Đặc biệt, theo ông Đinh Quốc Thái, sau thời gian ban đầu chủ yếu đứng ở vai trò bị động của người bị kiện trong các vụ việc phòng về thương mại, các doanh nghiệp ngành thép của Việt Nam cũng đã chủ động phát hiện các hành vi thương mại không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu tại chính thị trường nội địa của Việt Nam để xây dựng hồ sơ và đề nghị Bộ Công Thương khởi xướng điều tra.

Việc chủ động, tích cực trong nghiên cứu, tìm hiểu và đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ của các doanh nghiệp ngành thép đã đưa đến nhiều kết quả tích cực. Trong đó, hiện tại đã có 12 vụ việc phòng vệ thương mại của Việt Nam được khởi xướng liên quan đến sản phẩm thép và tất cả những vụ việc này đều đưa đến việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu.

Trong thời gian tới, theo ông Đinh Quốc Thái, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương và Cơ quan nhà nước: Tiếp tục làm việc với các đối tác đã ký FTA còn nghi ngại về việc tồn tại “thị trường đặc biệt” hoặc chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam (như Hoa Kỳ) để các đối tác công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và không tồn tại thị trường đặc biệt để công bằng, chủ động hơn cho doanh nghiệp khi làm việc với cơ quan điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại.

Đồng thời, tiếp tục chủ trì các kênh đối thoại giữa doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các bên liên quan để tăng cường sự hiểu biết hợp tác, nhằm hạn chế tối đa các vụ kiện và điều tra phòng vệ thương mại gây tốn kém nguồn lực của đối tác (kể cả nước khởi xướng điều tra và nước ứng phó) trong khuôn khổ các FTA đã ký. Tăng cường nguồn lực để tiếp tục sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại (đối với hàng hóa nhập khẩu) và ứng phó có hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại (đối với hàng hóa xuất khẩu) để bảo vệ nền sản xuất trong nước, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Hiệp hội Thép Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả của các Cơ quan nhà nước nhất là Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương để cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển tại thị trường trong nước có bước tiến vững chắc trên trường toàn cầu”- ông Đinh Quốc Thái kiến nghị.

Theo đó, ngành thép của Việt Nam cũng đã sớm phải đối mặt với các vụ kiện về phòng vệ thương mại, trong đó sớm nhất là vào năm 2004 khi Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành khởi kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép ống của Việt Nam.



Nguồn: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-thep-da-chu-dong-truoc-kien-phong-ve-thuong-mai-368316.html

Cùng chủ đề

Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

Năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chiều ngày 6/1/2025, Cục Phòng vệ thương mại tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng vệ thương mại năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự và có chỉ đạo tại hội nghị....

Năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu, năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm và để đạt hiệu quả phải tích cực phối hợp với các hiệp hội ngành hàng. Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua các vụ kiện phòng vệ thương mại Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục đạt những bước tiến...

Đảm bảo việc làm, thu nhập cho gần 9.000 lao động SBIC

Chiều nay (6/1), Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đến dự và chỉ đạo tại Hội nghị. ...

Số lượng doanh nghiệp của Lâm Đồng tiếp tục giảm

Tỉnh Lâm Đồng vừa công bố các số liệu thống kê kinh tế xã hội của tỉnh. Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp tiếp tục giảm. Ngày 6-1, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng đã công bố các dữ liệu thống kê về...

Giải ngân FDI năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Trong năm 2024, vốn thực hiện của các dự án FDI ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lúa quay đầu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh, thị trường lượng giao dịch ít, gạo biến động nhẹ, lúa quay đầu giảm mạnh. Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ với gạo, một số mặt hàng lúa giảm mạnh so với cuối tuần trước. ...

Cụ thể hoá quy hoạch khu công nghiệp 329 ha tại Sóc Sơn

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, với quy mô hơn 329 ha. Ngày 6/1/2025, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, tỷ lệ 1/2000. Theo Quyết định số 45/QĐ-UBND, quy mô nghiên cứu lập quy...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 -...

Giá đậu tương tăng nhẹ

Theo MXV, khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá đậu tương ghi nhận mức tăng nhẹ, hồi phục trở lại sau cú lao dốc vào cuối tuần trước. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư chảy mạnh mẽ vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần (6/1). Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng 0,82% lên 2.227 điểm, mức cao nhất trong gần...

Báo Công Thương và một số đơn vị ký kết hợp tác truyền thông toàn diện

Chiều 7/1/2025, Báo Công Thương sẽ ký kết chương trình hợp tác truyền thông toàn diện giai đoạn 2025-2030 với một số đơn vị chức năng trong Bộ Công Thương. Chiều nay 7/1/2025, tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ phối hợp với Cục Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông...

Bài đọc nhiều

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Thủ phủ bưởi Diễn tất bật thu hoạch phục vụ Tết

Người dân đất trồng bưởi Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) thơm ngon nổi tiếng đang tất bật thu hoạch để phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 3/1, tại thủ phủ bưởi Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội), các nhà vườn đang tất bật thu hoạch bưởi để kịp cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 2025....

Tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá theo lộ trình thị trường

Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Minh Tiến cho biết: Năm 2025 sẽ thực hiện kiểm tra 4 chuyên đề gồm mặt hàng nông, lâm, thủy sản; tư liệu sản xuất; công nghiệp tiêu dùng và lĩnh vực thẩm định giá trong năm 2025. ...

Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể

Hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12/2024, cao hơn mức trung bình cả năm. Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kểHơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12/2024, cao hơn mức trung bình cả năm. Thông tin cập nhật của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và...

Cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp

(ĐCSVN) - Chiều 28/12, dự Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Tập đoàn thực hiện cơ cấu lại theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Lúa quay đầu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh, thị trường lượng giao dịch ít, gạo biến động nhẹ, lúa quay đầu giảm mạnh. Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ với gạo, một số mặt hàng lúa giảm mạnh so với cuối tuần trước. ...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 -...

Giá đậu tương tăng nhẹ

Theo MXV, khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá đậu tương ghi nhận mức tăng nhẹ, hồi phục trở lại sau cú lao dốc vào cuối tuần trước. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư chảy mạnh mẽ vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần (6/1). Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng 0,82% lên 2.227 điểm, mức cao nhất trong gần...

Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh

Đang có khá nhiều kịch bản được giới chuyên gia kinh tế đưa ra cho năm 2025, với nhiều giả thiết khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là kịch bản nào cũng trông vào động lực tăng trưởng là khu vực doanh nghiệp. Kinh tế 2025: Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnhĐang có khá nhiều kịch bản được giới chuyên gia kinh tế đưa ra cho năm 2025, với nhiều giả thiết khác nhau. Tuy nhiên,...

Mondelez Kinh Đô thúc đẩy các giá trị kinh doanh bền vững

Mondelez Kinh Đô đã gặt hái được nhiều thành tích trong lĩnh vực phát triển bền vững và phát triển con người, nâng cao năng lực tổ chức, đồng thời tạo ra những giá trị tích cực cho người tiêu dùng, nhân viên và cộng đồng. Phát triển bền vững gắn liền với phát triển kinh doanh  Năm 2024, Mondelez Kinh Đô được vinh danh trong danh sách “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024” do HR Asia, ghi nhận...

Mới nhất

Thành Nhà Hồ – di sản văn hóa thế giới

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Thành Nhà Hồ còn được gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn, thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối...

Xuân Son hát Quốc ca Việt Nam sau ca phẫu thuật

(Dân trí) - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã tỉnh dậy sau ca phẫu thuật kéo dài 1 tiếng 30 phút ngày 6/1. Ngay sau đó, tiền đạo đội tuyển Việt Nam hát Quốc ca Việt Nam, khiến người hâm mộ nức lòng. Xuân Son gặp chấn thương trong trận chung kết lượt về AFF Cup giữa đội tuyển Việt Nam và...

Cụ thể hoá quy hoạch khu công nghiệp 329 ha tại Sóc Sơn

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, với quy mô hơn 329 ha. Ngày 6/1/2025, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp...

Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành dự kiến khởi công vào tháng 9-2025

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đang hoàn thiện các thủ tục để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9-2025. ...

Ba con gấu ngựa, động vật hoang dã cứ hay nô đùa trong một khu rừng rậm Thanh Hóa

Qua bẫy ảnh, lực lượng chức năng đã ghi nhận một gia đình gấu ngựa gồm 3 con trong khu rừng ở huyện Quan Hóa thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên...

Mới nhất

Sống lại một hoàng cung