Trang chủKinh tếNông nghiệpDoanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên...

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra “gạo ít đường, ngô có mùi, cà chua quả phải cứng”


Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để có sản phẩm chất lượng từ KHCN

Nêu quan điểm liên kết giữa doanh nghiệp và nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp tại “Diễn đàn kết nối các sản phẩm khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân”, chiều 10/7, bà Trần Kim Liên cho biết, ngay trước khi diễn đàn này diễn ra, doanh nghiệp đã chọn 3 sản phẩm khoa học từ các viện, trường để đưa vào sản xuất kinh doanh.

Khẳng định hợp tác công – tư là điều cần thiết để tận dụng tối đa nguồn lực, kết nối với thị trường, đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, xã hội, bà Liên cho hay, từ năm 2006, Vinaseed phối hợp với các viện nghiên cứu công lập để chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ vào sản xuất. Các nhóm giống cây trồng đã mua bản quyền để đưa vào sản xuất đóng góp 50% doanh thu của doanh nghiệp.

Cũng theo bà Liên, các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ coi doanh nghiệp chính là thị trường của khoa học công nghệ. Bởi, doanh nghiệp có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường nên sẽ hiểu nhu cầu, dự báo được thị trường.

“Trong giống ngô hiện nay, tạo màu cho hạt ngô thì đã làm được rồi thì sắp tới sẽ là ngô có thêm hương thơm tự nhiên như dứa chẳng hạn, còn gạo thì phải là loại gạo ít đường”, bà Liên nói và nhấn mạnh các doanh nghiệp khối tư nhân luôn kỳ vọng sẽ có nguồn thông tin dự án cụ thể để tìm kiếm các cơ hội đầu tư.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) Trần Kim Liên nói sẵn sàng trả tiền cho các nhà khoa học nếu nghiên cứu ra “ngô có thêm hương thơm tự nhiên, gạo ít đường, cà chua trồng ngoài đồng mà vẫn bảo đảm quả cứng”. Ảnh: Tùng Đinh

Vinaseed cũng mong muốn tham gia sâu hơn trên toàn chuỗi giá trị sản xuất cây trồng, từ mua bản quyền, chuyển giao, khảo nghiệm giống, đến đưa vào sản xuất và đầu tư công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, mục tiêu là đi đường dài, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp.

“Doanh nghiệp chúng tôi đã đặt hàng các nhà nghiên cứu, nhà khoa học nghiên cứu tạo ra giống cà chua có thể trồng được ngoài đồng, ít bị sâu bệnh mà vẫn bảo đảm quả cứng để vận chuyển dài ngày; nghiên cứu giống dưa chuột để làm sản phẩm chế biến để không cần phải nhập giống từ Hà Lan nữa. Chúng tôi sẵn sàng tài trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí cho các dự án này”, bà Liên nói.

Để kết nối doanh nghiệp với giới khoa học, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thaibinh Seed Trần Mạnh Báo cho rằng, hợp tác đa chiều là cần thiết để phát triển bền vững và hiệu quả. “Ví dụ, để phát triển giống kháng bệnh đạo ôn với quốc tế có thể tốn đến 3 triệu USD, nhưng khi ThaibinhSeed hợp tác với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, chúng tôi đã thành công cho ra đời những giống đạt chất lượng”, ông Báo nói.

Điều này cho thấy rằng, hợp tác đa chiều là cần thiết để phát triển bền vững và hiệu quả. Và để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo, ông Báo đưa ra 3 đề xuất.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ThaibinhSeed Trần Mạnh Báo cho biết, cần cơ chế rõ ràng trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học từ Nhà nước đến doanh nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh

Đầu tiên, cần cơ chế rõ ràng trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học từ Nhà nước đến doanh nghiệp. Cần có cơ chế cụ thể và minh bạch để thúc đẩy quá trình chuyển giao này, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhanh chóng, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ chế tài chính hiện nay còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Ông Báo đề nghị cần có những cải cách và điều chỉnh cơ chế tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

Cuối cùng, một trong những yếu tố then chốt để phát triển khoa học công nghệ là chuyển giao sản phẩm từ nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và tăng cường khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra

Những sản phẩm nông nghiệp từ nghiên cứu khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh

Không thể “đứng một mình”

GS.TS.Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, muốn kết nối sản phẩm KHCN tốt, cần phải có nhiều sản phẩm tốt, mới. Sau khi xác nhận sự phối hợp của doanh nghiệp, việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, tiến hành sản xuất thử nghiệm và triển khai trong dự án khuyến nông là một chuỗi quan trọng để chuyển giao kết quả.

Ông Hải cho hay, muốn kết nối, chuyển giao KHCN, công tác truyền thông cần thực hiện tốt. Ông cũng đề xuất Bộ NNPTNT hỗ trợ để số hóa các sản phẩm KHCN để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, cần thay đổi cách tiếp cận, doanh nghiệp tìm đến các nhà khoa học và ở chiều ngược lại, các nhà khoa học cũng cần tìm đến các doanh nghiệp để thúc đẩy KHCN.

Cuối cùng là trong hợp tác, liên kết chuyển giao KHCN cần đặt chữ “Tín” lên hàng đầu.

Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho nhà khoa học để nghiên cứu ra

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, các nhà khoa học và doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ, không thể “đứng một mình”. Ảnh: Tùng Đinh

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, các viện nghiên cứu khoa học cần có mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và người nông dân. Các nhà khoa học cần bỏ tư duy không biết thị trường thế nào, cứ nghiên cứu rồi Nhà nước mua lại.

“Chúng ta nghiên cứu cái gì cũng phải theo thị trường. Mọi sự thay đổi thị trường, doanh nghiệp là người đầu tiên biết. Giống như vị mặn, vị ngọt trong nước thì con tôm, con cá cảm nhận được đầu tiên. Nhà nước sẽ luôn đi sau doanh nghiệp trong vấn đề này. Vì sao? Vì thị trường chính là hơi thở, là sức khỏe của doanh nghiệp”, ông nói.

Nếu viện nghiên cứu chỉ đứng một mình, thì không hiểu thị trường, và đây là lúc viện nghiên cứu cần doanh nghiệp. Mối hợp tác liên kết giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp, vì thế, có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều so với chỉ một từ “vốn”.

“Đừng nghĩ chúng ta là nhà khoa học, rồi doanh nghiệp này nhỏ, doanh nghiệp kia siêu nhỏ, chúng ta không gặp. Không phải thế, chúng ta ngồi ở đây làm quốc sự, giúp cho nông dân và ngành nông nghiệp đi lên. Doanh nghiệp chính là yếu tố giúp cho viện, cho nhà khoa học hiểu thị trường cần gì, nghiên cứu gì”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.





Nguồn: https://danviet.vn/doanh-nghiep-san-sang-tra-tien-cho-nha-khoa-hoc-de-nghien-cuu-ra-gao-it-duong-ngo-co-mui-ca-chua-qua-phai-cung-2024071110433337.htm

Cùng chủ đề

Triết lý đủ đầy và cách người Thái hỗ trợ phát triển “cộng đồng nông thôn” ở Thái Lan

Từ các chia sẻ kinh nghiệm của người Thái về "triết lý kinh tế đủ đầy", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, người Thái thành công nhờ một số yếu tố cốt lõi sau:Cộng đồng: Người Thái ưu tiên sản xuất nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan hỏi, tài nguyên Việt Nam phong phú, sao sản phẩm OCOP khiêm tốn thế?

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, dù Việt Nam đã có hơn 14.000 sản phẩm OCOP của gần 8.000 chủ thể, tuy nhiên, với tài nguyên phong phú của đất nước, tinh thần năng động của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, những gì chúng ta đạt được...

Nỗi niềm trăn trở của “tư lệnh” ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không? Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai thực hiện từ năm 2018. Sau 6 năm triển khai, diện mạo nông nghiệp của Việt Nam được định hình rõ hơn bằng hàng...

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường. Còn nhiều dư địa cho sản phẩm OCOP Việt vươn xa Sáng 31/10, “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu” - VIETNAM OCOPEX được diễn ra tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên. Đây là lần...

Tháo gỡ khó khăn, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Đánh giá kết quả 9 tháng và định hướng phấn đấu cho chặng đường cuối nămHội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 9 tháng năm 2024; thảo luận định hướng giải pháp phấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH Kinh tế

Sau gần 6 năm học ngành Kinh tế Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Ko Dong Hyun đã tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại đây. ...

Lớp xóa mù chữ ở huyện vùng cao của Quảng Ninh

Đều đặn các tối trong tuần, lớp học xóa mù chữ cho đồng bào ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh lại sáng đèn. Đây là lớp học rất đặc biệt bởi học viên đa phần đã làm bà, làm mẹ, họ đều có chung mơ ước học...

Bão số 8 vẫn đang ở cấp 11, nhiều khả năng tan ngay trên biển Đông

Tin bão mới nhất, hiện, bão số 8 đang ở vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. ...

Nghề lạ ở Đồng Nai, leo cây sầu riêng cây tiền tỷ cột cảnh giữ quả được trả lương cao, 20 triệu

Sầu riêng đang là một loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao ở TP Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Trung bình một người làm công cột sầu riêng có thể kiếm khoảng 20 triệu đồng/tháng. ...

Nhổ củ hành tăm, củ gia vị trồng ở Hòa Bình đem muối lên, ấy thế mà bán thành công sang nước Anh

Tháng 10 vừa qua, sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy đã vượt qua các yêu cầu về an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường nước Anh. Đây là tín hiệu vui cho sản phẩm OCOP trong tỉnh, góp phần đưa thương hiệu nông sản Hòa Bình vươn...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Cùng chuyên mục

Bão số 8 vẫn đang ở cấp 11, nhiều khả năng tan ngay trên biển Đông

Tin bão mới nhất, hiện, bão số 8 đang ở vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. ...

Nghề lạ ở Đồng Nai, leo cây sầu riêng cây tiền tỷ cột cảnh giữ quả được trả lương cao, 20 triệu

Sầu riêng đang là một loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao ở TP Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Trung bình một người làm công cột sầu riêng có thể kiếm khoảng 20 triệu đồng/tháng. ...

Nhổ củ hành tăm, củ gia vị trồng ở Hòa Bình đem muối lên, ấy thế mà bán thành công sang nước Anh

Tháng 10 vừa qua, sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy đã vượt qua các yêu cầu về an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường nước Anh. Đây là tín hiệu vui cho sản phẩm OCOP trong tỉnh, góp phần đưa thương hiệu nông sản Hòa Bình vươn...

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng...

Mới nhất

Bác sĩ chia sẻ lợi ích của quế

Quế là một trong những dược liệu quý trong y học cổ truyền có tính ấm, kháng khuẩn, trị cảm lạnh... Ngoài ra,...

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

"Tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng", thực hiện những thay đổi có tính cách mạng để hướng đến một hệ thống chính trị "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" là những thông điệp nổi bật trong các bài viết, bài phát biểu gần đây...

Vườn hoa, công viên tại quận Hà Đông ‘khoác áo mới’ sau khi được đầu tư, cải tạo

TPO - Việc tiến hành chỉnh trang, cải tạo không gian công cộng trên địa bàn quận Hà Đông đã mang lại diện mạo xanh, sạch, đẹp cho khu vực. Chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng cao. 13/11/2024 | 06:30 ...

Mới nhất