Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDoanh nghiệp 'nhức đầu' vì giá điện tăng

Doanh nghiệp ‘nhức đầu’ vì giá điện tăng


Doanh nghiệp 'đau đầu' vì giá điện tăng - Ảnh 1.

Tăng giá điện từ 11-10 đang tạo ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp sản xuất – Ảnh: CÔNG TRUNG

Lo tăng chi phí sản xuất

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online vào sáng 12-10, ông Lê Mai Hữu Lâm – Tổng giám đốc Công ty Cát Vạn Lợi, cho biết khi giá điện tăng tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Trong thời điểm đơn hàng vẫn chưa phục hồi và thị trường đang đối mặt với nhiều khó khăn, việc chi phí điện tăng sẽ khiến giá thành sản phẩm leo thang, đẩy các doanh nghiệp vào thế khó.

Ông Lâm chia sẻ rằng các doanh nghiệp đang buộc phải cạnh tranh khốc liệt để duy trì thị phần. Họ không thể dễ dàng tăng giá bán do sợ mất khách hàng, trong khi chi phí sản xuất ngày càng cao. 

Việc tiết giảm tối đa các chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất là lựa chọn bắt buộc, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Ông Lâm cũng nhấn mạnh căng thẳng chính trị toàn cầu có thể đẩy giá nhiên liệu lên cao hơn nữa, khiến chi phí đầu vào tiếp tục tăng, gây thêm gánh nặng cho các nhà sản xuất.

“Giá điện tăng gần 5% buộc chúng tôi phải thắt chặt chi tiêu, tối ưu quy trình. Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp phải chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo để bớt phụ thuộc vào giá điện biến động” – ông Lâm phân tích.

Doanh nghiệp 'nhức đầu' vì giá điện tăng - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp cảng biển sẽ bị tăng thêm chi phí điện, một số phương tiện như cẩu container thường sử dụng điện 3 pha hoạt động liên tục – Ảnh: Q.ĐỊNH

Qua trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nhiều doanh nghiệp đều nhìn nhận sẽ tăng thêm chi phí, song tùy quy mô và ngành nên tác động sẽ khác nhau.

Ông Nguyễn Thành Trung – lãnh đạo doanh nghiệp logistics tại TP.HCM – cho rằng ở lĩnh vực kho bãi sẽ không tăng đáng kể chi phí điện, mỗi tháng thêm vài triệu sẽ không đáng kể. Tuy nhiên, với các thiết bị sử dụng điện nhiều như cẩu container ở cảng biển dùng điện 3 pha, chi phí mỗi tháng sẽ tăng lên khá nhiều.

Trong bối cảnh thị trường chưa hồi phục, nhiều doanh nghiệp không chỉ đối mặt với việc tăng chi phí sản xuất, mà còn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu thông tin rõ ràng về lộ trình tăng giá.

Với doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu, tăng giá điện khiến họ gặp khó. Ông Nguyễn Tuấn Nam – Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM, nói dù doanh nghiệp đã có dự phòng cho việc tăng giá điện nhưng vẫn khá bất ngờ khi không có thông tin chính xác về lộ trình điều chỉnh. 

Với đơn hàng thường được đàm phán trong khoảng 3-6 tháng, việc giá điện tăng không có cảnh báo trước gây khó khăn trong việc tính toán chi phí.

“EVN cần có lộ trình tăng giá rõ ràng để doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất và xuất khẩu. Tình trạng tăng giá đột ngột như thế này khiến doanh nghiệp rất khó xoay sở”, ông Nam nói.

Việc không có thông tin cụ thể về lộ trình khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, khó điều chỉnh hợp đồng và kế hoạch sản xuất kịp thời.

Doanh nghiệp 'đau đầu' vì giá điện tăng - Ảnh 3.

Sự ổn định về nguồn cung cấp điện là điều doanh nghiệp quan tâm nhất, bởi cúp điện đột ngột gây thiệt hại nhiều hơn việc giá điện tăng – Ảnh: CÔNG TRUNG

Tìm các giải pháp tiết kiệm điện

Trong khi đó, ông Trương Công Vũ, Tổng giám đốc Global Energy, cho rằng với việc EVN đang lỗ và điều chỉnh giá điện định kỳ mỗi ba tháng, khả năng giá điện tiếp tục tăng trong tương lai là rất cao. Đối với những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều điện năng, họ cần sớm tìm ra các giải pháp tiết kiệm điện. Chẳng hạn, sử dụng năng lượng mặt trời để giảm bớt áp lực về chi phí dài hạn.

Ông Vũ cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp đạt được chứng chỉ xanh không chỉ có lợi thế về tiết kiệm chi phí mà còn mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Đây không chỉ là yêu cầu của thời đại mà còn là một lợi thế dài hạn trong bối cảnh các tiêu chuẩn bền vững ngày càng được chú trọng.

Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính mạnh để đối phó với tình trạng tăng giá điện. 

Giám đốc sản xuất của một công ty giày da cho biết việc giá điện tăng 4,8% đã làm đội chi phí vận hành của công ty lên rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh sản lượng đã giảm tới 70%. “Chúng tôi vẫn phải sử dụng lượng điện tương tự như trước, nhưng sản lượng sụt giảm nghiêm trọng khiến chi phí vận hành trở nên quá cao”, vị này chia sẻ.

Công ty của ông đã phải cắt giảm công suất và điều chỉnh quy trình sản xuất để phù hợp với tình hình thực tế, nhưng điều này vẫn chưa đủ. 

Vị giám đốc cho biết thêm, việc đầu tư nâng cấp máy móc, tái cấu trúc hoặc chuyển sang các giải pháp năng lượng thay thế đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn, điều mà nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa thể đáp ứng được.

Doanh nghiệp sợ cúp điện không báo trước

Ông Nguyễn Văn Khánh – Phó chủ tịch thường trực Hội Da giày TP.HCM, cũng bày tỏ lo ngại rằng việc tăng giá điện sẽ khiến toàn bộ chi phí sản xuất của các doanh nghiệp da giày tăng lên, tạo thêm gánh nặng cho một ngành đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Trong khi đó, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty TNHH may mặc Dony, nhấn mạnh rằng dù chi phí điện trong ngành may mặc không chiếm tỉ trọng lớn, nhưng sự tăng giá điện và nhiên liệu có tác động lan tỏa, gây áp lực lên giá nguyên liệu và chi phí khác.

“Điều chúng tôi lo lắng nhất không phải là giá điện tăng mà là tình trạng cúp điện đột ngột. Một ngày mất điện không báo trước có thể gây thiệt hại kinh tế lớn hơn nhiều so với việc giá điện tăng” ông Quang Anh nhận định.

Ông cho rằng nếu việc tăng giá điện đồng hành với sự cải thiện về ổn định nguồn cung, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng chấp nhận mức tăng.

Một hệ thống điện ổn định, không bị ngắt quãng, sẽ mang lại lợi ích lớn hơn so với việc giữ giá điện rẻ nhưng lại phải đối mặt với tình trạng mất điện thường xuyên.

Doanh nghiệp 'đau đầu' vì giá điện tăng - Ảnh 4.

Đồ họa: TTXVN



Nguồn: https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-nhuc-dau-vi-gia-dien-tang-2024101212252451.htm

Cùng chủ đề

Chỉ 32% doanh nghiệp nhận thức được giá trị AI mang lại

DNVN - Ông Đỗ Phúc Anh - Giám đốc Công ty CK Cloud Kinetics Việt Nam (nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây) cho rằng hiện chỉ khoảng 32% doanh nghiệp nhận thức được giá trị mà dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại. ...

Tin tức sáng 12-10: Quỹ Bảo hiểm xã hội dư 1,2 triệu tỉ đồng, chủ yếu dùng đầu tư trái phiếu

Nguồn: https://tuoitre.vn/tin-tuc-sang-12-10-quy-bao-hiem-xa-hoi-du-1-2-trieu-ti-dong-chu-yeu-dung-dau-tu-trai-phieu-20241011232850326.htm

Chuyển đổi số và AI sẽ là động lực phát triển mới của doanh nghiệp Việt Nam

Chiều ngày 11/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Tại buổi gặp mặt, trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, Chủ tịch...

Làm điện sạch và những ‘ngón nghề’ của EVN

11/10/2024 19:21 EVNGENCO3 đã vận hành 4 nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp, với 13 tổ máy, tổng công suất 2.540 MW, chiếm 4,54% công suất của hệ thống điện Việt Nam. (PLVN) - Gần 30 năm kể từ khi ra đời Cụm Nhiệt điện khí Phú Mỹ cho đến bây giờ, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nhiệt điện khí LNG Quảng Trạch II, trị giá tỷ đô, EVN đã có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từ 3,5 điểm đến 9,5, nam sinh Sơn La chiến thắng bản thân khi bố mắc u não

Cả nhà làm thuê chạy chữa cho bố bị ung thư Chỉ vài ngày sau khi Phạm Hoàng Việt ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) nhận giấy báo trúng tuyển, mẹ cậu từ Sơn La phải đi Bắc Ninh. Bà Lò Thị Hải xin được một chân làm thời vụ trong một nhà máy sản xuất bánh kẹo....

Dời địa điểm cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia tại Phú Yên vì dự báo mưa

Cô Trần Thị Lệ Thủy - hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong - cho hay nếu tổ chức tại quảng trường Tháp Nghinh Phong, sẽ có 1.740 học sinh của trường tham dự. Vì chỗ ngồi ở điểm tổ chức thay thế có hạn, chỉ có khoảng 1.000 học sinh cổ vũ thí sinh Trần Trung Kiên tại nhà thi đấu Lê...

Người lao động về quê làm việc: Nên vui, chớ lo

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết trong năm 2023 và sáu tháng đầu năm 2024 có khoảng 60.000 người lao động rời Đồng Nai về các tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ. Vì vậy, các cơ sở sản xuất Đồng Nai "khát" lao động, đặc biệt ở một số ngành như dệt may,...

Vì sao thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam lại tăng vọt?

Cần đẩy mạnh hơn biện pháp phòng vệ thương mạiTrước tình hình nhập khẩu ồ ạt, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ vào ngày 26-7-2024. Tuy nhiên, quá trình điều tra có thể kéo dài đến một năm, trong khi đó thép nhập khẩu...

Ông Trump, bà Harris ngang ngửa ở các bang chiến trường

Một cuộc thăm dò gần đây của tờ Wall Street Journal cho thấy bà Harris và ông Trump đang có tỉ lệ ủng hộ ngang nhau ở 7 bang chiến trường. Phó tổng thống Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump đang cân sức ở các bang chiến trường - Ảnh: BLOOMBERG/GETTY IMAGES Cuộc thăm dò trên được báo Wall Street Journal tiến hành với 600 cử tri đã đăng ký ở mỗi bang chiến trường trong khoảng thời gian từ ngày 28-9 đến...

Bài đọc nhiều

Người tiêu dùng Việt ngày càng thắt chặt chi tiêu, thách thức của ngành F&B

Decision Lab, đơn vị chuyên đánh giá và tối ưu hóa marketing số vừa công bố báo cáo về thị trường F&B tại Việt Nam. Trong đó, 84% người được khảo sát đang thắt chặt chi tiêu của bản thân. Đây có thể sẽ là thách thức với ngành F&B...

Bước chuyển mình nhanh chóng của ngành ngân hàng Việt Nam

Trao đổi với Người Đưa Tin (NĐT), ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chia sẻ về những kết quả đáng ghi nhận của ngành ngân hàng, đồng thời đề cập đến các định hướng chính sách...

7 lĩnh vực Bình Định ưu tiên mời gọi nhà đầu tư

Phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ diễn ra hôm nay (11/10), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, mục tiêu đến năm 2030, Bình Định phấn đấu trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung, gắn kết và tác động lan tỏa đối với các tỉnh Bắc Tây Nguyên. Kinh tế của tỉnh...

Cùng chuyên mục

Viconship (VSC) thâu tóm thêm 12,76 triệu cổ phiếu VNA, vừa hoàn thành kế hoạch năm

CTCP Container Việt Nam – Viconship (mã VSC) vừa thông báo đã hoàn tất giao dịch chuyển nhượng 12,76 triệu cổ phiếu VNA của CTCP Vận tải Vinaship. Qua đó, Viconship đã nâng lượng cổ phiếu VNA sở hữu từ 836.000 (tương đương 2,46%) lên 13,6 triệu cổ phiếu (tương...

Người lao động về quê làm việc: Nên vui, chớ lo

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết trong năm 2023 và sáu tháng đầu năm 2024 có khoảng 60.000 người lao động rời Đồng Nai về các tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ. Vì vậy, các cơ sở sản xuất Đồng Nai "khát" lao động, đặc biệt ở một số ngành như dệt may,...

Đêm nhạc VPBank Prime’s Night – Hành trình 3 năm dám bứt phá, dám khẳng định

Bữa tiệc âm nhạc thăng hoa cảm xúc Nằm trong lễ khai mạc của giải chạy VPBank International Marathon, Prime’s Night concert mở đầu với màn nhảy visual đầy năng lượng trên nền nhạc rap tươi vui, sinh động của ca khúc “Bứt phá từ hôm nay” – ca...

Vì sao thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam lại tăng vọt?

Cần đẩy mạnh hơn biện pháp phòng vệ thương mạiTrước tình hình nhập khẩu ồ ạt, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ vào ngày 26-7-2024. Tuy nhiên, quá trình điều tra có thể kéo dài đến một năm, trong khi đó thép nhập khẩu...

Mới nhất

“Xanh hoá” sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Về kế hoạch đặt ra cho giai đoạn tiếp theo, chị Huyền cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung hoàn thành các nhà máy đang xây dựng và tập trung vào các sản phẩm tinh chất để bán cho các hãng dược phẩm, hóa mỹ phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mở rộng...

Giá cà phê giảm phiên cuối tuần, tìm cơ hội trong xu hướng phát triển mới

Sản lượng cà phê Việt Nam dự kiến giảm mạnh trong niên vụ 2024 - 2025, xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua, chủ yếu do thời tiết không thuận lợi và hiện tượng El Nino gây hạn hán và sâu bệnh.

Mới nhất