Năm 2024, việc xây dựng thang lương bảng lương tại doanh nghiệp được quy định thế nào? Mẫu thang lương bảng lương mới nhất 2024?
Mẫu thang lương bảng lương mới nhất 2024: Doanh nghiệp, người lao động cần biết |
Quy định về xây dựng thang lương bảng lương mới nhất 2024
Hiện hành, tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, quy định xây dựng thang lương bảng lương và định mức lao động như sau:
– Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
– Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Dưới đây là một số lưu ý khi liên quan đến thang lương bảng lương trong doanh nghiệp:
Một là, không có quy định giới hạn số bậc lương tối đa trong thang lương bảng lương.
Hai là, mức lương bậc 1 không thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
– Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, mức lương bậc 1 trong thang lương bảng lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Hiện hành, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.
Dự kiến thời điểm đầu năm 2024 vẫn có thể áp dụng mức lương tối thiểu vùng này (do hiện tại chưa có Nghị định mới về tiền lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2024).
Ba là, không bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau phải tối thiếu 5%.
Hiện hành, Nghị định 145/2020/NĐ-CP không còn quy định bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau phải tối thiếu 5% như quy định trước đây tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
Do đó, doanh nghiệp tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp với tình hình thực tế của mình.
Bốn là, doanh nghiệp phải công khai nội dung về thang lương, bảng lương với người lao động.
Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, một trong những nội dung mà doanh nghiệp phải công khai với người lao động là:
Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
Ngoài ra, tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;… là những nội dung người lao động được tham gia ý kiến.
Theo Bộ luật Lao động 2019, một trong các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở Điểm neolà được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.
Mẫu thang lương bảng lương mới nhất năm 2024
- Mẫu quyết định ban hành thang lương:
TẢI VỀ | Mẫu quyết định ban hành thang lương |
- Mẫu thang lương bảng lương mới nhất: