Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDoanh nghiệp da giày chưa tận dụng hết lợi thế và dư...

Doanh nghiệp da giày chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa các Hiệp định FTA mang lại


Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2023, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã mang về hơn 20,2 tỷ USD, giảm 15,3% so với năm 2022. Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép với lượng xuất khẩu ước tính chiếm 10% của thế giới. Mặt hàng giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 150 thị trường trên thế giới, trong đó, tập trung ở những thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…

Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu da giày cả năm 2024 sẽ đạt khoảng 26 – 27 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, lợi thế và dư địa của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại rất lớn, chưa được tận dụng triệt để.

– Là đơn vị trực tiếp đàm phán và theo dõi thực thi các FTA, ông đánh giá như thế nào về việc tận dụng FTA của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp da giày nói riêng?

Ông Ngô Chung Khanh: Bên cạnh những mặt tích cực về kim ngạch xuất khẩu thì ngành da giày còn có “điểm sáng” khi xuất khẩu sang các thị trường FTA là tận dụng rất tốt tỷ lệ sử dụng mẫu chứng thư xuất xứ EURO với gần 100%.

Điều đó cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng rất hiệu quả từ FTA. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa rằng chúng ta hoàn hảo mà cũng cần phải nhìn những điểm tồn tại.

Hiện có 5 nhóm vấn đề liên quan đến ngành da giày:

Thứ nhất, vấn đề nguồn nguyên liệu. Việt Nam chưa hoàn toàn làm chủ nguồn nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu khá nhiều. Nguồn nguyên liệu để đảm bảo đủ chất lượng, đủ quy tắc xuất xứ, đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện nay ở các thị trường FTA là một vấn đề rất lớn.

Tôi nghĩ đó là “nút thắt” không nhỏ với ngành da giày, đó cũng là lý do tại sao vừa rồi Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam đề xuất thành lập trung tâm giao dịch nguyên liệu cho cả ngành.

Thứ hai, ngành da giày thiếu thông tin thị trường, đơn hàng không ổn định. Năm 2023, khi thị trường khó khăn thì đơn hàng của một số doanh nghiệp da giày, dệt may rất bấp bênh. Đơn hàng năm nay đã quay trở lại nhưng thực sự cũng chưa được ổn định.

Thứ ba, vốn và công nghệ. Đối với một số doanh nghiệp FDI thì vốn không thành vấn đề, nhưng với các doanh nghiệp Việt Nam thì vốn lại là vấn đề quan trọng. Về công nghệ, tôi nghĩ đây cũng là một điểm mà doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu.

Thứ tư, cập nhật chính sách.

Cuối cùng là vấn đề thương hiệu. Khách quan mà nói, trong chiến lược phát triển của ngành da giày, chúng ta đặt kỳ vọng rất lớn để xây dựng các thương hiệu có tầm cỡ khu vực, nhưng để làm điều đó không đơn giản, bởi vì đa số hiện nay chúng ta vẫn là gia công.

Doanh nghiệp da giày chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa các Hiệp định FTA mang lại ảnh 1Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương.

Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội triển khai xây dựng Hệ sinh thái tận dụng FTA. Ông có thể giới thiệu rõ hơn về hệ sinh thái này và lợi ích khi tham gia xây dựng, vận hành Hệ sinh thái tận dụng FTA cho doanh nghiệp da giày?

Ông Ngô Chung Khanh: 5 nhóm vấn đề của ngành da giày như tôi vừa nêu là thực tế đang tồn tại, được tổng hợp từ ý kiến của các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia. Với 5 nhóm vấn đề đó, chúng tôi nhận thấy rằng không thể nào chỉ có một hoặc hai chủ thể có thể giải quyết được. Ví dụ vấn đề liên quan đến vốn thì doanh nghiệp không thể giải quyết triệt để được, phải có sự hỗ trợ từ tổ chức tín dụng.

Còn vấn đề liên quan đến chính sách, kể cả các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cũng không thể xử lý được vì liên quan đến cơ quan quản lý; thực thi là địa phương, ban hành là Trung ương. Do đó, để xử lý cả 5 nhóm vấn đề trên phải có sự chung tay của tất cả các chủ thể có liên quan, từ khâu đầu vào, từ bên cung cấp nguyên liệu…, làm sao đảm bảo được các tiêu chuẩn, đảm bảo được truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.

Rồi đến chuyện xử lý nguyên liệu, gia công và các bên liên quan, kể cả các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối tại thị trường nước ngoài, logistics, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý… Tư duy của chúng tôi là đưa tất cả vào một hệ sinh thái. Và hệ sinh thái đấy làm thế nào để hiệu quả thì cần nghiên cứu xây dựng mô hình kết hợp giữa các cơ quan quản lý Trung ương, địa phương, các doanh nghiệp mà hiện nay chưa có.

Xây dựng một mô hình phù hợp với quy định pháp luật, phù hợp với thực tế cũng là điều chúng tôi đang trăn trở. Chúng tôi đã đề xuất mô hình này và đang lấy ý kiến.

Về lợi ích của mô hình này với ngành da giày, tôi nghĩ đầu tiên là sẽ xử lý được những vấn đề đang gặp phải. Ví dụ doanh nghiệp đang thiếu nguyên liệu nhưng không biết mua từ đâu, không biết ai cung cấp. Nếu muốn mua phải sang thị trường A, thị trường B để đàm phán và nhiều khi chưa biết giá cả hay chất lượng như thế nào?… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết rằng trong hệ sinh thái có một công ty cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu thì rất yên tâm nhập. Đó là lợi ích giải quyết được nguồn nguyên liệu, giải quyết được “nút thắt” quan trọng.

– Mô hình Hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành da giày nếu được thực hiện thành công rõ ràng có thể giúp nâng cao hiệu quả tận dụng FTA cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng thành công không phải điều dễ dàng, xin ông cho biết những thách thức chính khi xây dựng hệ sinh thái này là gì?

Ông Ngô Chung Khanh: Thực tế chúng tôi đã đánh giá đó là việc rất khó, không hề đơn giản và có 3 thách thức chính.

Thứ nhất, để hệ sinh thái này vận hành thì trong cơ cấu tổ chức phải có ban điều hành hoạt động theo hình thức như một công ty độc lập, có ban giám đốc, có các phòng, ban. Ban điều hành sẽ là “linh hồn” để điều hành, giúp cho các sáng kiến, các kết nối của các chủ thể đi vào cuộc sống.

Muốn có ban điều hành đấy thì phải có nhân sự, văn phòng, trụ sở, có nguồn tài chính để hoạt động. Chúng tôi kỳ vọng trong tương lai sẽ có nguồn phí từ đóng góp của các hội viên, còn ở giai đoạn đầu sẽ miễn phí để mọi người thấy lợi ích.

Trong khoảng thời gian miễn phí đó sẽ kiếm nguồn tài chính, tài trợ từ đâu để vận hành? Nguồn ngân sách thì rất khó, vì không có cơ chế nào. Vì vậy phải huy động xã hội hoá hay từ nguồn tài trợ quốc tế, chúng tôi hy vọng sẽ làm được.

Thứ hai, để hệ sinh thái hoạt động thì các chủ thể phải làm việc với nhau, phải tuân thủ quy định, luật lệ. Ở đây phải có nguyên tắc, “luật chơi”, mà ai vi phạm “luật chơi” sẽ bị loại ra ngoài. Nhưng làm thế nào để đảm bảo các chủ thể tuân thủ quy định cũng là một thách thức.

Thứ ba, làm sao khuyến khích, vận động các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia một cách tự nguyện và hiệu quả? Muốn khuyến khích, đầu tiên phải cho họ thấy lợi ích khi tham gia mô hình.

– Ông có thể cho biết kế hoạch triển khai cụ thể của Bộ Công Thương để giải quyết các thách thức, nhằm đưa hệ sinh thái này sớm đi vào triển khai hiệu quả trong thời gian tới?

Ông Ngô Chung Khanh: Mô hình chúng tôi đã xây dựng và đang đi lấy ý kiến các tỉnh thành, hiệp hội, doanh nghiệp và người nông dân. Quá trình này sẽ triển khai đến hết năm 2024, sau đó sẽ tổng hợp tất cả những ý kiến thành dự thảo gửi các bộ, ngành, các tỉnh/thành, hiệp hội có liên quan.

Sau khi tổng hợp sẽ trình Chính phủ vào khoảng tháng 2/2024, cùng với đó tiếp tục tổ chức họp với các chuyên gia để cho ý kiến thêm. Chúng tôi kỳ vọng đến tháng 9/2025, hệ sinh thái này có thể bắt đầu hoạt động.

Khi chia sẻ mục tiêu này một số hiệp hội, địa phương cho rằng đây là mục tiêu tham vọng nhưng đây là chúng tôi đang tự đặt sức ép cho chính mình.

Về các thách thức thì chúng tôi cũng hình dung như tôi vừa trình bày. Đầu tiên phải xác định thách thức, sau khi xác định cần tìm cách xử lý. Ví dụ, về vấn đề tài chính, chúng tôi đang thảo luận với các tổ chức tài trợ, các đại sứ quán và kết quả khá khả quan, bởi họ cũng nhận thấy rằng hệ sinh thái này không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà có ý nghĩa với chính họ, giúp họ có được kết nối hiệu quả cả hai chiều.

Bên cạnh đó, chúng tôi phải dự thảo dần các quy tắc hoạt động, quy định hoạt động sao cho dễ hiểu, thực tế để mọi người hiểu và tuân thủ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xác định rất rõ các lợi ích cho từng chủ thể tham gia. Từ cơ quan trung ương, địa phương đến các tổ chức tài chính, logistics, các hiệp hội, doanh nghiệp…, khi tham gia hệ sinh thái này họ đều có lợi ích, lợi ích là những vấn đề gặp hằng ngày sẽ được giải quyết nhanh và hiệu quả.

– Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baophapluat.vn/doanh-nghiep-da-giay-chua-tan-dung-het-loi-the-va-du-dia-cac-hiep-dinh-fta-mang-lai-post528220.html

Cùng chủ đề

Xuất khẩu kỳ vọng lập mốc lịch sử mới

Đơn hàng phục hồi, doanh nghiệp tăng tốc về đích Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 9 tháng năm 2024 đã vượt mốc 32,5 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Với tình hình khả quan thời gian gần đây, VITAS nhận định mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của dệt may Việt Nam năm 2024 là rất...

“Cơ hội vàng” hợp tác, giao thương cho doanh nghiệp ngành điện tử và thiết bị thông minh

‌Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện tử, Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) sẽ được tổ chức từ 30/10-1/11 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E) – 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho hay, năm 2024 Chính phủ xác định là năm bứt phá, năm bản lề cả nước và các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Công Thương cũng đã tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, cụ thể ngay từ...

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhận định, với tiềm năng và thế mạnh sẵn có về biển đảo, cùng với sự nỗ...

Doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo mở rộng thị trường nhờ đổi mới công nghệ

Làm chủ công nghệ ngành cơ khí chế tạo: Cần gỡ rào cản về chính sách Cách nào tạo dựng thị trường cho ngành cơ khí Việt Nam? Gặp khó trong mở rộng thị trường Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cập nhập đầu tháng 9/2024 cho thấy, tình hình kinh tế nước ta sau 8 tháng năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình kích cầu du lịch Bình Định những tháng cuối năm

11/10/2024 20:23 (PLVN) -  Chiều 11/10, Sở Du lịch phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Bình Định cùng UBND thành phố Quy Nhơn công bố các chính sách kích cầu du lịch Bình Định Quý IV/2024. Trong những năm qua, tỉnh Bình Định tiếp tục là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước. Hoạt động du lịch trên địa...

Làm điện sạch và những ‘ngón nghề’ của EVN

11/10/2024 19:21 EVNGENCO3 đã vận hành 4 nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp, với 13 tổ máy, tổng công suất 2.540 MW, chiếm 4,54% công suất của hệ thống điện Việt Nam. (PLVN) - Gần 30 năm kể từ khi ra đời Cụm Nhiệt điện khí Phú Mỹ cho đến bây giờ, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nhiệt điện khí LNG Quảng Trạch II, trị giá tỷ đô, EVN đã có...

Tăng cường kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư giữa TP HCM và các tỉnh duyên hải Trung bộ

Hội nghị nhằm mục đích đánh giá đúng thực chất kết quả 01 năm phối hợp triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP HCM với các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ đã được ký kết vào ngày 15 tháng 4 năm 2023 tại tỉnh Khánh Hòa cũng như đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục cụ thể hóa các nội dung, chương trình của...

Kiến tạo vì doanh nghiệp

10/10/2024 06:36 Ảnh minh hoạ. (PLVN) -  Còn vài ngày nữa là đến Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2024), tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân. Qua gần 40 năm đổi mới, phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã có các đội ngũ DN hùng hậu, nhiều DN có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Gần 4 năm của nhiệm kỳ 2021 - 2026, thực hiện Nghị quyết...

Hòa Phát nộp ngân sách ‘khủng’

09/10/2024 13:31 (PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước 10.000 tỷ đồng. Theo đại diện Tập đoàn Hòa Phát, 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn này đã nộp vào ngân sách Nhà nước 10.000 tỷ đồng.Trong đó, các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh...

Bài đọc nhiều

Bộ Tài chính thông tin về việc chuyển giao trụ sở cũ về địa phương quản lý

Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lýTừ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính có 4 quyết định chuyển giao 5 trụ sở làm việc cũ của các đơn vị Trung ương cho tỉnh Bình Định để quản lý, xử lý. Bình Định đã kiến nghị nhiều lần về trụ sở Tòa án Nhân dân...

Hơn 90 tỉ khuyến công cho 20 địa phương phía Nam, do chưa mạnh dạn làm đề án quy mô?

Bà Nguyễn Thanh Hà - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho rằng chính sách khuyến công trong thời gian qua là cú hích giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, sản phẩm địa phương có mặt trên thị trường.UBND tỉnh Bình Dương thời gian qua ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Người tiêu dùng Việt ngày càng thắt chặt chi tiêu, thách thức của ngành F&B

Decision Lab, đơn vị chuyên đánh giá và tối ưu hóa marketing số vừa công bố báo cáo về thị trường F&B tại Việt Nam. Trong đó, 84% người được khảo sát đang thắt chặt chi tiêu của bản thân. Đây có thể sẽ là thách thức với ngành F&B...

Giá điện điều chỉnh như giá xăng, EVN sẽ thoát thua lỗ?

Bộ Công Thương vừa công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ hơn 21.821 tỷ đồng. Mua cao bán thấp gây nhiều hệ lụy Tại tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp"...

Bước chuyển mình nhanh chóng của ngành ngân hàng Việt Nam

Trao đổi với Người Đưa Tin (NĐT), ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chia sẻ về những kết quả đáng ghi nhận của ngành ngân hàng, đồng thời đề cập đến các định hướng chính sách...

Cùng chuyên mục

Hiến đất để làm công trình giao thông, người dân vẫn phải chịu phí khi làm lại ‘sổ đỏ’?

Liên quan tới vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết: Khi cấp lại giấy quyền sử dụng đất, người dân sẽ không phải chịu phí giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, người đân sẽ phải chịu 2 khoản phí, lệ phí khác, bao gồm: Phí thẩm định...

Giá vàng hôm nay 12/10/2024 nhảy vọt, trong nước quay đầu tăng giá

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 20h30 (ngày 11/10, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.648,2 USD/ounce, tăng 0,59% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.660,1 USD/ounce. Đầu phiên giao dịch ngày 11/10 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới tăng vọt. Các số liệu kinh tế mới cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 tăng 2,4%, giảm so...

Cổ phiếu VHM giúp VN-Index lấy lại sắc xanh

Phiên này, các cổ phiếu: VHM, VJC, MSN và VIC đóng góp tích cực nhất cho chỉ số VN-Index với hơn 2,7 điểm tăng. Ngược lại, các mã tác động tiêu cực nhất làm giảm hơn 2 điểm của VN-Index gồm: FPT, VCB, BID và LPB. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm so phiên trước, đạt hơn 11.955,23 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên sàn HoSE 319 tỷ đồng. Ở chiều...

BaF Việt Nam sắp phát hành 65 triệu cổ phiếu

BaF Việt Nam muốn phát hành 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 15.500 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2.390 tỷ đồng lên 3.040 tỷ đồng. Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Theo đó, BaF Việt Nam muốn chào bán tối...

Chuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước ngoài

"Gánh" trên vai trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế phát triểnKhi nông sản vươn ra thị trường quốc tế, nhiều doanh nhân quan niệm kinh doanh không còn là câu chuyện cá nhân của từng doanh nghiệp, mà còn "gánh" trên vai trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, theo xu hướng mới: gắn với môi trường, xã hội....

Mới nhất

Hàn Quốc và Thái Lan tiếp cận sức mạnh mềm phát triển công nghiệp văn hoá

Bên cạnh những thành công lớn của ngành công nghiệp văn hoá tại Hàn Quốc, một quốc gia châu Á khác là Thái Lan gần đây cũng có những định hướng nhất định để phát triển văn hóa nhằm duy trì sức...

triệu chứng nhận diện và cách thức chẩn đoán

Bệnh tim thiếu máu cục bộ gây nên các triệu chứng làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể biến chứng ảnh...

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam – Châu Âu

Ngày 11/10/2024, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam – Châu Âu”. Lao động Việt Nam được chào đón tại các địa phương Nhật Bản ...

Cảnh sát biển Việt Nam-Indonesia luyện tập chung trên biển

Tàu CSB 8001 của Cảnh sát biển Việt Nam và tàu KN.Pulau Dana-323 của Cảnh sát biển Indonesia trong chương trình luyện tập chung. Tham gia luyện tập chung trên biển có sự tham gia của cán...

Mới nhất