Trang chủSự kiệnDoanh nghiệp công nghệ vượt thách thức khi ra biển lớn

Doanh nghiệp công nghệ vượt thách thức khi ra biển lớn

Thị trường phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin toàn thế giới trị giá hơn 1.800 tỷ USD, trong đó có khoảng hơn 1.000 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phần mềm và hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin. Đây là cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt.

Nhưng, đi kèm với cơ hội là nhiều thách thức đặt ra với các doanh nghiệp công nghệ thông tin muốn chinh phục các thị trường thế giới.

Có khoảng hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài với ước tính doanh thu của thị trường nước ngoài hiện nay khoảng 7,5 tỷ USD, đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong bối cảnh thị trường quốc tế còn nhiều tiềm năng và doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh, việc đưa doanh nghiệp công nghệ số ra nước ngoài giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và khẳng định sự uy tín của thương hiệu sản phẩm công nghệ số make in Vietnam, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới và đóng góp giá trị cho ngành.

Trong 4 chỉ số thành phần cấu thành chỉ số chính gồm: Sức hấp dẫn tài chính; Kỹ năng và sự sẵn có của con người; Môi trường kinh doanh và Cộng hưởng kỹ thuật số (hoạt động chuyển đổi số), Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao về chỉ số Sức hấp dẫn tài chính và Cộng hưởng kỹ thuật số.

Năm 2023, doanh nghiệp chủ lực của ngành công nghệ thông tin là FPT lần đầu tiên đã cán mốc 1 tỷ USD dịch vụ công nghệ thông tin từ thị trường nước ngoài, chính thức gia nhập câu lạc bộ doanh nghiệp tỷ USD trên toàn cầu. Các doanh nghiệp khác cũng tăng trưởng rất cao từ 20-40% thậm chí VMO, Rikkeisoft doanh thu từ thị trường nước ngoài tăng 50-60% so với năm 2022.

Doanh thu sản xuất phần mềm năm 2023 đạt khoảng 4,3 tỷ USD trong đó doanh thu xuất khẩu khoảng 4 tỷ USD đóng góp tới 98% giá trị gia tăng cho Việt Nam. Trong khi đó, tiềm năng tăng trưởng công nghệ thông tin của thị trường thế giới vẫn còn rất lớn và tăng đều ổn định theo từng năm.

Phó Tổng Giám đốc FPT Software kiêm Giám đốc FPT Nhật Bản Đỗ Văn Khắc cho hay, thị trường Nhật Bản còn quá rộng lớn và tiềm năng đối với toàn bộ các doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin của Việt Nam. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin khác của Việt Nam tại Nhật hoàn toàn có thể phát triển và thành công hơn nhiều lần, nếu họ cùng nhìn dài hạn, cùng đào tạo, xây dựng nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực kỹ sư nói tiếng Nhật.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cho hay, Việt Nam đã trở thành đối tác lớn trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin với Nhật Bản. Trong số gần 500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường này có khoảng 10 doanh nghiệp lớn của Việt Nam có quy mô trên dưới 1.000 lao động như FPT, Rikkeisoft, Luvina, Fujinet, VMO, VTI….

“Trước đây, chúng ta phải mất 2-3 năm mới có hợp đồng với khách hàng Nhật thì nay việc đó rút ngắn lại, có công ty đã ký kết ngay được hợp đồng tại các chương trình xúc tiến thương mại”, bà Nguyễn Thị Thu Giang nói.

Thị trường Mỹ cũng nhiều tiềm năng nhưng cũng là thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm được “thị trường ngách” để tiếp cận khách hàng.

Với thị trường châu Âu, theo phân tích của bà Giang, chi phí ở châu Âu đắt đỏ nên các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại đây tổ chức ngắt quãng. Sự hiện diện của Việt Nam ở các nước châu Âu không nhiều nên việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp CNTT còn nhiều hạn chế.

Thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Đông Nam Á hiện là bán giải pháp cho khách hàng. Hiện FPT đang bán các giải pháp rất tốt trong khu vực và khi doanh nghiệp này thành công, VINASA sẽ ngồi lại với các doanh nghiệp hội viên để trao đổi, cùng “đánh” vào thị trường này.

Thị trường tiềm năng mới nổi là Hàn Quốc hiện cũng đã có hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp. Một thành công điển hình của Việt Nam là Tập đoàn CMC đã hợp tác với Samsung, phục vụ hệ sinh thái Samsung tại Việt Nam và Hàn Quốc và đang tiếp tục mở rộng hoạt động tại Nhật Bản, mở sang thị trường Hoa Kỳ.

Hay như FPT, hiện đang cung cấp các giải pháp và dịch vụ đẳng cấp quốc tế đến nhiều doanh nghiệp hàng đầu xứ sở kim chi như LG Group, Shinhan Bank, Shinsegae I&C. Tập đoàn này cũng đặt mục tiêu tiếp tục giữ mức tăng trưởng trên 50% năm 2024 tại thị trường Hàn Quốc và dự định mở thêm văn phòng tại nhiều khu vực công nghệ trọng điểm như Gangnam, Pangyo.

Việt Nam và khu vực châu Á đang có sự gia tăng vượt bậc về nhu cầu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Các doanh nghiệp và tổ chức đang tìm cách tận dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất và tạo ra giá trị mới. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nêu ra định hướng chuyển đổi số năm 2024 là: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số, tạo ra động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Ngành ô-tô đang thay đổi vũ bão và Việt Nam có lợi thế vô cùng trọng yếu đó là nguồn nhân lực.

Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình cho rằng, để khai thác tiềm năng chuyển đổi số – chuyển đổi xanh, tạo ra phát triển kép về cả kinh tế số và kinh tế xanh, Việt Nam cần đi tiên phong phát triển các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, xe điện thông minh trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Cần tập trung nhân lực, tài chính cho những lĩnh vực công nghệ trọng điểm này.

“AI, bán dẫn và công nghệ ô-tô là ba hướng đi khối công nghệ FPT sẽ tập trung. Ở cả ba hướng đi này, FPT có nền tảng tích lũy qua nhiều năm. FPT có đội ngũ chuyên gia AI đông đảo, xây dựng trung tâm Trí tuệ nhân tạo Quy Nhơn và tham gia vào liên minh AI thế giới do IBM và Meta khởi tạo. FPT hiện có khoảng 9.000 chứng chỉ AI do NIVIDIA cấp và sẽ phấn đấu đạt con số hàng vạn chứng chỉ trong tương lai.

Ở lĩnh vực chip bán dẫn, FPT Semiconductor là công ty Việt Nam đầu tiên thiết kế chip thương mại hóa, có đơn đặt hàng 70 triệu chip cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… và hợp tác với nhiều tổ chức, công ty tại Nhật Bản, Mỹ.

Ngoài ra, tập đoàn có đội ngũ 4.000 chuyên gia trong mảng công nghệ phần mềm ô-tô và nhiều đối tác, khách hàng là các hãng tên tuổi lớn toàn cầu, thành lập công ty FPT Automotive. Để đạt mục tiêu lớn, FPT nghĩ quan trọng nhất là con người, hạnh phúc và chúng tôi dùng AI giúp con người, cuộc sống hạnh phúc hơn”, ông Trương Gia Bình khẳng định.

Nhận định về tương lai của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, Tổng thư ký VINASA Nguyễn Thị Thu Giang, cho hay, trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng ứng dụng vào các giải pháp cho các khách hàng hiện nay, là mảnh đất tiềm năng cho doanh nghiệp khai phá.

Việt Nam có “cửa” với lĩnh vực bán dẫn, nhưng cơ hội khá hẹp và Việt Nam chỉ có một khoảng thời gian ngắn để đặt được chân của mình vào vị trí ngành bán dẫn thế giới. “Nếu doanh nghiệp Việt Nam chọn ngách mới mà các quốc gia đều đang bắt đầu như AI chip, cộng với nguồn nhân lực dồi dào của ta thì sẽ là thời cơ, vận hội lớn cho ngành”, bà Giang nhận định.

VINASA đã thành lập Ủy ban công nghiệp bán dẫn Việt Nam để tập hợp lực lượng chuyên gia trong nước và quốc tế cùng bàn với nhau về mặt tài chính, chính sách, chuẩn bị nhân sự, chiến lược, mô hình hợp tác trong ngành bán dẫn. Ngày 1-5/8 tới, VINASA sẽ cùng một số đơn vị tổ chức hội nghị “diên hồng” bán dẫn tại Đà Nẵng, tập hợp 100 chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức trong nước, quốc tế cùng bàn về mô hình hợp tác giữa các bên.

Lĩnh vực ô-tô cũng là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp cùng phát triển. Xu hướng về Electronic EV-car, xe vận hành, xe tự lái mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Bà Giang cho biết, hiện các đối tác của Nhật Bản đang trao đổi với Việt Nam hợp tác phát triển ô-tô tự động hóa, xe tự vận hành.

Về cung cấp giải pháp số liên quan chuyển đổi xanh, nhiều doanh nghiệp chưa nhìn ra thời cơ, chưa đầu tư phát triển giải pháp. Nếu doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt kịp thời, nhưng đây là cơ hội lớn không chỉ cung cấp cho Việt Nam mà còn cho thế giới.

“VINASA đang định hướng cho các doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội. Về mặt chính sách, Chính phủ cần làm thế nào để khuyến khích doanh nghiệp tận dụng cơ hội làm nghiên cứu, phát triển, đưa ra giải pháp ứng dụng cho các mảng chuyển đổi xanh. Đây là ngành xanh, hàm lượng chất xám cao, tăng trưởng nhanh, mang lại ngoại tệ lớn cho Việt Nam cần phải có sự đầu tư xúc tiến thương mại ra thế giới”, bà Giang nói.

Hiệp hội doanh nghiệp Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), cho biết, nếu như ở giai đoạn phát triển đầu tiên vào năm 2003, ngành phần mềm Việt Nam chỉ có doanh thu 500 triệu USD với khoảng 5.000 nhân lực, thì đến năm 2022, ngành này đạt doanh thu 148 tỷ USD với tổng nhân lực trên 1,2 triệu người, gấp hơn 300 lần về doanh thu và gấp 240 lần về quy mô nhân lực.

Tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cũng phát triển mạnh về cả chất lẫn lượng. Trình độ công nghệ của lao động Việt Nam cũng được nâng cao rõ rệt, từ chỗ chỉ làm những công đoạn đơn giản như lập trình (coding), kiểm thử (testing)…, tới nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể tham gia vào các giai đoạn từ nghiên cứu, thiết kế tới triển khai các dự án chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ mới như Cloud, Big Data, AI, Blockchain, VR/XR.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VINASA, trước đây doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam làm gia công xuất khẩu chủ yếu. Nhưng trong 4-5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp làm gia công đã tích cóp nguồn lực, cùng kinh nghiệm làm cho thị trường quốc tế để phát triển giải pháp riêng phục vụ cho thị trường và bán các giải pháp. Hiện nay, gần 100% công ty làm với thị trường xuất khẩu có mảng R&D (Research and Development), chuyên nghiên cứu, tạo ra sự đổi mới và phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay, thế mạnh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam chính là bán sản phẩm giải pháp trong khu vực Đông Nam Á. Như vậy, bên cạnh các công ty đang cung ứng sản phẩm gia công, hiện có nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin cùng đồng hành để bán giải pháp cho khách hàng này. Sự đồng hành đó là chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tại các nước trong khu vực. “Hiện một số startup của Việt Nam đang cung cấp giải pháp cho thị trường trong khu vực, chủ yếu thành lập các trụ sở chính tại Singapore, sau đó phát triển sang Malaysia, Indonesia…”, bà Giang nói.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ cầm trên tay triệu USD khi xuất khẩu công nghệ số vì tiềm lực hạn hẹp và khả năng hiểu biết thị trường còn hạn chế. Trong hành trình ấy, nhiều đắng cay họ cũng đã từng nếm trải.

Ông Phạm Thái Sơn – CEO của NTQ Solution cho hay, vươn ra toàn cầu là cả một quá trình dài hơi, đòi hỏi bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thấu hiểu rất rõ về đặc thù thị trường, xác định rõ nhu cầu và không ngừng củng cố chất lượng dịch vụ, sản phẩm của mình. Do đó, với các doanh nghiệp còn non trẻ đang có dự định vươn ra thị trường quốc tế, việc lựa chọn đúng các thị trường phù hợp là rất quan trọng. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ chính những thị trường đang khan hiếm về nguồn lực, hoặc lựa chọn cung cấp các mô hình dịch vụ giải pháp đang có nhu cầu lớn. 

Song song với việc phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp khi hoạt động tại thị trường nước ngoài sẽ nên hiểu rõ và chấp hành nghiêm túc những luật lệ của nước sở tại. Để gia tăng hiểu biết về thị trường bản địa, những nguyên tắc và văn hóa của nước sở tại, việc xây dựng và đầu tư một đội ngũ nhân sự bản địa sẽ giúp công ty gia tăng sự thấu hiểu và hòa nhập nhanh hơn vào thị trường mới. Đồng thời, để có thể phát triển bền vững ở các thị trường phát triển khó tính, yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ cần đặt lên hàng đầu, hướng tới những tiêu chuẩn “world-class” là yêu cầu kiên quyết.

Đó cũng là chiến lược đã giúp NTQ Solution đạt được những thành tựu ấn tượng trên hành trình vươn ra toàn cầu. Từ đây, NTQ không chỉ có cơ hội tăng cường quy mô dự án với khách hàng, mà qua đó còn hình thành các cơ hội hợp tác, liên doanh cùng các tập đoàn, tổ chức lớn trên toàn cầu để có thể đưa các dịch vụ của NTQ vào thị trường bản địa. 

Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho hay, về khả năng kỹ thuật và công nghệ, doanh nghiệp CNTT Việt Nam hoàn toàn đủ sức tham gia giải các bài toán của thế giới. Tuy nhiên ngoài các doanh nghiệp tiên phong và đã thành công nhiều năm ở thị trường quốc tế, chúng ta còn đang yếu về khả năng hiểu các bài toán của thế giới.

“Để hiểu các bài toán này, chúng ta cần hiểu văn hóa làm việc của thị trường mục tiêu, khả năng kết nối với khách hàng và đối tác tại thị trường mục tiêu, khả năng tài chính cũng như niềm tin để tồn tại ở thị trường mục tiêu trước khi đạt mức độ am hiểu cần thiết”, ông Nam bày tỏ.

Nhìn nhận còn nhiều khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam đi ra nước ngoài, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay, Việt Nam không có mạng lưới khách hàng tiềm năng. Để khắc phục khó khăn này, các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết với các công ty consulting bản địa, nếu tiềm lực mạnh thì có thể mua cổ phần để hợp tác và biến họ thành cầu nối.

Bên cạnh đó, văn hóa và ngôn ngữ là một trong những rào cản cần vượt qua. Chúng ta cần hiểu cách nghĩ, cách đặt vấn đề của người bản xứ để đưa ra định hướng, sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chưa định hình sản phẩm, dịch vụ của mình cần phải phù hợp với thị trường hướng đến. “Có một số doanh nghiệp đề nghị Nhà nước hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường nhưng quan điểm của tôi là chỉ có chính doanh nghiệp mới khảo sát tốt nhất thị trường phù hợp với mình. Nhà nước có thể thực hiện kết nối doanh nghiệp với một số hiệp hội, đối tác để có đầu mối phối hợp, triển khai”, ông Nghĩa chia sẻ.

Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị MISA cho rằng, nếu đơn độc bước ra thị trường quốc tế thì doanh nghiệp Việt sẽ gặp rất nhiều khó khăn. “Chúng tôi rất mong có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc truyền thông và kết nối. Giá như các chuyến công du, xuất ngoại của các quan chức nhà nước sẵn sàng mang theo các doanh nghiệp Việt để kết nối doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp tại quốc gia ghé thăm, qua đó thu hút được truyền thông của nước sở tại, tuyên truyền quảng bá cho các doanh nghiệp Việt, thì chúng tôi sẽ có những khởi đầu đặt chân thuận lợi hơn rất nhiều”, ông Long đề xuất.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của sứ quán trong việc kết nối, tìm hiểu thông tin của địa phương cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị phần quốc tế.

Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Chẳng hạn trong Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), các thành viên hiệp hội thường xuyên chia sẻ để giúp nhau có được tri thức kinh nghiệm, nhằm tránh được những thất bại, nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công khi ra nước ngoài.

Thị trường thế giới còn rất nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt tìm được cửa để mang sản phẩm Việt ra thế giới. Những người “anh cả” vẫn đang trên đường chinh phục nhiều thị trường khác, từng bước chia sẻ kinh nghiệm, dẫn dắt những đơn vị non trẻ nhưng đầy hoài bão, quyết tâm cùng đồng hành trên con đường chinh phục thị trường CNTT thế giới. Tinh thần sẵn sàng đi ra biển lớn, “săn cá voi” với những chiêu thức riêng, không chỉ thể hiện tinh thần sáng tạo, đổi mới của người Việt mà còn truyền đi cảm hứng về việc cùng nhau gây dựng, phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam một cách bền vững tại nước ngoài.

Nguồn:https://special.nhandan.vn/vuot-thach-thuc-khi-ra-bien-lon/index.html

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam và Timo Leste cùng đẩy mạnh chuyển đổi số

Chiều 18/11, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác do ông Miguel Marques Gonçalves Manetelu, Bộ trưởng Bộ GTVT và truyền thông Timor Leste, nhân dịp đoàn tham gia Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024. Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cảm ơn sự tham gia của ông Miguel Marques Gonçalves Manetelu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT)...

Chăn nuôi nông hộ cần trợ lực chuyển đổi xanh

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, với quy mô ngành chăn nuôi (trâu, bò, lợn và một số loại gia súc, gia cầm), mỗi năm tổng lượng chất thải thải ra môi trường ước khoảng 82 triệu tấn. Cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ xử lý chất thải Kết nối hiệu quả giữa nhà chăn nuôi và doanh nghiệp Nguồn phát thải khí nhà kính từ ngành chăn nuôi chủ yếu...

Chuyển đổi xanh ở những vùng chuyên canh cây ăn trái lớn

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhiều vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cây ăn trái lớn trên cả nước như Sơn La, Hòa Bình, Đồng Tháp,... đang có xu hướng chuyển sang sản xuất xanh. Vùng...

Định vị Việt Nam, kiến tạo kỷ nguyên vươn mình

Hội thảo khoa học quốc gia đầu tiên về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15/11, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành.

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan

TPO - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, nước biển dâng và biến động thị trường làm thay đổi xu thế tiêu dùng và tiêu chuẩn chất lượng nông sản. Để phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung thì việc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là yêu cầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP

NDO - Bạc Liêu có thế mạnh, tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, làm muối... Sau gần 7 năm thực hiện chương trình mỗi xã ít nhất có 1 sản phẩm OCOP, hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển và nâng cao các sản phẩm OCOP, nhằm đa dạng và đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Chính quyền và các ngành chức năng ở Bạc Liêu...

Tăng cường hợp tác, đóng góp xây dựng thế giới công bằng, bền vững

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989, Việt Nam và Brazil đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện, trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ...

Sự kiện lập trình liên quốc gia thu hút tài năng AI và an toàn thông tin

NDO - Sinh viên yêu lập trình đã quy tụ tại cuộc thi Hackathon AI tạo sinh và An toàn thông tin do Đại học RMIT tổ chức với mục đích tiếp cận và giải quyết những thách thức công nghệ mới nhất hiện đã xuất hiện trên toàn cầu. Sự kiện thu hút nhiều thí sinh từ Đại học RMIT, Đại học Melbourne, Đại học Quốc gia Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Đại...

Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024: Bứt phá kiên cường

NDO - Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 chọn thông điệp “Bứt phá kiên cường”, với ý nghĩa thông qua cánh cửa khoa học công nghệ, nhân loại bứt phá kiên cường qua những khó khăn để dựng xây cuộc sống thịnh vượng hơn. Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội, Việt...

ABBANK được vinh danh ngân hàng có “Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024”

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng. Giải thưởng ghi nhận sự xuất sắc trong việc xử lý tự động các điện thanh toán quốc tế - với tỷ lệ điện thanh toán quốc tế đạt chuẩn xuyên suốt năm 2024 lên tới 98% của ABBANK; đồng thời ghi nhận sự xuất sắc trong nghiệp vụ của...

Bài đọc nhiều

01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Học vấn của dàn nhân sự được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn lựa

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã bắt đầu quá trình bổ nhiệm nhân sự cho bộ máy chính quyền tương lai của ông. Nhìn chung, các nhân vật đều có học vấn ấn tượng. Bà Susie Wiles - Ứng viên Chánh Văn phòng Nhà Trắng Bà Susie Wiles - Ứng viên Chánh Văn phòng Nhà Trắng (Ảnh: USA Today). Bà Susie Wiles (SN 1957) được Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh giá là nhân vật quan...

Tổng Bí thư: Chúng ta đứng trước cánh cửa lịch sử để vững bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, "với thời cơ vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Tối 15/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình giao lưu điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 với tên gọi ''Hồ Chí...

Nhìn từ Hà Nội: Nước Mỹ hậu bầu cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ, cuộc bầu cử được cả thế giới quan tâm theo dõi trong năm nay đã khép lại với chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Chiến thắng thuyết phục này đã đưa ông Trump quay trở lại Nhà Trắng sau một nhiệm kỳ vắng bóng, trở thành Tổng thống Mỹ duy nhất đảm nhận hai nhiệm kỳ không liên tiếp kể từ năm 1892. Với nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng...

Đánh giá đợt 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đợt 1, Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV đã kết thúc, nhiều đại biểu đánh giá chất lượng nội dung kỳ họp trong thời gian vừa qua. Từ ngày 14/11 đến hết ngày 19/11, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết và sẽ tiếp tục họp tập trung từ ngày 20/11...

Cùng chuyên mục

Phim hoạt hình Việt hội nhập thế giới: Để phim hoạt hình Việt vươn ra biển lớn

Với những bước tiến mới trong ngành hoạt hình và chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của nhà nước, việc đưa phim hoạt hình Việt vươn ra thế giới rất "rộng đường". CHẤT LIỆU VĂN HÓA DÂN GIAN LÀ LỢI THẾ Theo nhà biên kịch phim hoạt hình Phạm Đình Hải, điểm hấp dẫn vô hạn của hoạt hình là năng lực xây dựng những thế giới mà trong hiện thực khán giả khó có cơ hội trải nghiệm....

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0

(Dân trí) - Tình hình địa chính trị thế giới được cho là sẽ có những thay đổi đáng kể sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhận nhiệm sở vào đầu năm sau.   Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 đánh dấu sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump sau 4 năm. Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Trump hứa sẽ giải quyết một loạt vấn đề trong nước, bao gồm cả vấn đề...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm gì để tránh quá tải?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, trật tự và tránh quá tải khi đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày. Khách đông quá tải Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.11. Ngay trong ngày đầu tiên, có khoảng 8.000 lượt khách. Những ngày tiếp theo, lượng khách liên tục tăng cao. Trả lời Lao Động,...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có thêm nhiều biện pháp bảo vệ hiện vật

(CLO) Cuối tuần qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đón tới 90.000 lượt khách. Chỉ tính riêng ngày Chủ nhật (17/11), Bảo tàng ghi nhận tới 60.000 lượt khách - con số phá kỷ lục về lượng khách tham quan trong ngày tại các bảo tàng ở Việt Nam. Sau khoảng 3 tuần mở cửa miễn phí, ngày 17/11, lượng khách đến tham quan tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội) vẫn...

Du khách dậy từ sáng sớm, đi 60km tận mắt chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia

(VTC News) - Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Sau 5 năm khởi công, sáng nay (1/11), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón người dân, du khách tới tham quan. Theo ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, từ 7h30, hàng nghìn người dân đến Bảo tàng Lịch sử...

Mới nhất

Bung chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non

2024-2025 là năm học thứ 10, TP HCM thực hiện chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non mới ra trường - cách hữu hiệu giúp nhiều...

Tỉnh Đoàn Sơn La hỗ trợ thanh niên phát triển các sản phẩm OCOP

TPO - Các cấp Đoàn Hội tỉnh Sơn La vừa trao nhiều phần quà hỗ trợ đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh phát triển các sản phẩm OCOP. Thời gian qua, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sơn La đã hỗ trợ các chủ thể là các Câu Lạc bộ, Hợp tác xã thanh niên, các hộ...

Bia Trúc Bạch – Diện mạo mới, xứng danh Thương hiệu Quốc gia

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới của Bia Trúc Bạch. Với vị thế Kiệt Tác Bia, diện mạo mới của Trúc Bạch thể hiện khát vọng chinh phục đỉnh cao, vươn tầm, khẳng định vị thế của người Việt Nam.   Bia Trúc...

Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP

NDO - Bạc Liêu có thế mạnh, tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, làm muối... Sau gần 7 năm thực hiện chương trình mỗi xã ít nhất có 1 sản phẩm OCOP, hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển và nâng cao các sản phẩm OCOP,...

Một nữ sinh Việt Nam xuất sắc cùng Đội tuyển Australia vô địch INC

Ngày 16 - 17/11, cuộc thi "Intercollegiate International Arbitration & Negotiation Competition" (INC) khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 23 đã được tổ chức tại Đại học Sophia, Tokyo, Nhật Bản. "Intercollegiate International Arbitration & Negotiation Competition" là một trong những sân chơi uy tín nhất dành cho sinh viên quốc tế có đam mê theo...

Mới nhất