Ngày 27/10/2024, bà Bärbel Kofler – Quốc vụ khanh, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế, CHLB Đức làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), khảo sát thực địa trạm biến áp 110kV Yên Thắng – Nam Định, thuộc dự án “Lưới điện hiệu quả tại các thành phố vừa và nhỏ” – Giai đoạn 2– vay vốn chính phủ Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức KfW (KfW3.2).Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 và ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng Công trình đường bê tông xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng với tổng mức đầu tư 11,8 tỷ đồng.Ngay sau khi tới Thủ đô Doha, trong chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, tối 30/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Qatar.Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 và ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng Công trình đường bê tông xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng với tổng mức đầu tư 11,8 tỷ đồng.Cơn bão số 3 (Yagi) qua đi đã khiến khoảng 45.000 gia súc, gia cầm tại huyện vùng cao Tiên Yên (Quảng Ninh) bị lũ cuốn trôi, trong đó phần lớn là gà đang ở thời điểm chuẩn bị xuất chuồng. Điều này dẫn tới nguy cơ lớn sẽ thiếu nguồn cung gà vào dịp Tết Nguyên đán 2025 khi người dân không đủ thời gian để tái đàn.Ngày 31/10, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024.Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chung tay ủng hộ của cộng đồng, ước mơ về căn nhà khang trang của nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã trở thành hiện thực, bà con yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.Ngày 27/10/2024, bà Bärbel Kofler – Quốc vụ khanh, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế, CHLB Đức làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), khảo sát thực địa trạm biến áp 110kV Yên Thắng – Nam Định, thuộc dự án “Lưới điện hiệu quả tại các thành phố vừa và nhỏ” – Giai đoạn 2– vay vốn chính phủ Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức KfW (KfW3.2).Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.Sau mưa lũ, hiện nay các địa phương của tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung khôi phục sản xuất; việc bảo đảm đủ nguồn cung về cây, con giống có ý nghĩa hết sức quan trọng đáp ứng nhu cầu tái đàn, khôi phục sinh kế cho bà con nông dân.Sáng 31/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang, đã diễn ra phiên họp trù bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024. Tham dự phiên trù bị có: Ông Nguyễn Hoàng Triệu – Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội, Trưởng ban Tổ chức Đại hội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; cùng 250 đại biểu chính thức là những Người có uy tín tiêu biểu, đại diện cho trên 33.000 đồng bào DTTS của 8 huyện, thị xã, thành phố.Sau những nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ở vùng đồng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa, đến nay đã chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, tỷ lệ tảo hôn giảm nhưng không đáng kể, đặc biệt tình trạng này đang xảy ra chủ yếu tại khu vực các huyện biên giới đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt.
Ông Trần Minh Dũng, Phó Tổng Giám đốc EVNNPC chủ trì đón tiếp đoàn cùng lãnh đạo và các ban chuyên môn, các đơn vị liên quan của EVNNPC, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đến dự và đưa tin.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Minh Dũng, Phó Tổng Giám đốc EVNNPC cho biết: Trong nhiều năm qua, EVNNPC đã nhận được sự hỗ trợ tài chính bằng các khoản vốn vay ưu đãi từ Chính phủ CHLB Đức thông qua ngân hàng KfW. Với việc được tiếp cận nguồn vốn vay của Chính phủ Đức, hệ thống lưới điện của EVNNPC đã đạt được mục tiêu tăng cường khả năng cung cấp điện, cải thiện chất lượng điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn lưới điện phân phối; đồng thời tạo tiền đề cho quá trình phát triển lưới điện thông minh theo lộ trình hiện đại hóa hệ thống điện Việt Nam.
“Trạm biến áp 110kV Yên Thắng-Nam Định, là một trong những dự án được xây dựng từ nguồn vốn vay của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức KfW, là một trong những kết quả hiện hữu cho sự hợp tác giữa hai nước vàng ngành Điện Việt Nam là đơn vị tiếp nhận, thụ hưởng”, ông Trần Minh Dũng, Phó Tổng Giám đốc EVNNPC cho hay.
Ông Dũng cho biết, dự án có quy mô bao gồm, xây dựng mới 3,076 km đường dây 110 kV mạch kép dây dẫn ACSR 300/39 và TBA 110kV Yên Thắng với 2 MBA công suất 40MVA, đã hoàn thành lắp trước 01 MBA T1 -110/35/22kV-40MVA, đóng điện đưa vào vận hành ngày 04/06/2023, cung cấp sản lượng điện 128 triệu kWh cho 44.472 khách hàng sử dụng điện. Dự án mang lại hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật vận hành lưới điện; hiệu quả chính trị, xã hội, môi trường như: nâng cao chất lượng điện năng, giảm tổn thất điện năng; đảm bảo cấp điện ổn định cho các phụ tải sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt là cấp điện ổn định cho các trạm bơm lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp; thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất tại các Cụm công nghiệp lân cận, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương, đảm bảo an ninh, chính trị trên địa bàn…
Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã cùng nhau trao đổi về những vấn đề liên quan đến thỏa thuận hơp tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) và cam kết net zero của Việt Nam, tác động xã hội của các khoản đầu tư chi phí cao vào cung cấp điện, đối phó với thách thức để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao…
Trước xu thế vận động chung của thế giới, trước sự khan hiếm có thể nhìn thấy của nguồn cung điện miền Bắc, cùng với trách nhiệm chung tay cùng Chính phủ thực hiện cam kết Quốc gia về biến đổi khí hậu tại Hội nghị khí hậu toàn cầu COP 26, chuyển đổi xanh là tất yếu, EVNNPC luôn nhận thức được vai trò của mình trong quá trình chuyển dịch năng lượng, đó là nâng cao hạ tầng lưới điện để đáp ứng được sự đa dạng của nguồn điện đặc biệt là sự tăng trưởng của nguồn năng lượng tái tạo.
Đồng thời, xác định đầu tư phát triển lưới điện phân phối là nòng cốt, chiến lược hàng đầu, đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân các tỉnh miền Bắc.
Trong giai đoạn 2021-2025, EVNNPC đã đầu tư xây dựng lưới điện khoảng 90.000 tỷ đồng. Để đảm bảo cấp điện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030, dự kiến tiếp tục đầu tư xây dựng lưới điện giai đoạn 2026-2030 trên 100.000 tỷ đồng.
Với sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, sự quan tâm và quyết tâm từ phía Chính phủ, các Bộ ngành Việt Nam và các bên liên quan, trong thời gian tới EVNNPC bày tỏ mong muốn, tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành từ phía Chính phủ Đức; cũng như Ngân hàng KfW có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính, công nghệ, kỹ thuật giúp Tổng công ty từng bước đạt được những mục tiêu, vai trò của mình, đạt được sự tăng trưởng bền vững, góp phần vào sự phát triển bền vững của 27 tỉnh, thành khu vực miền Bắc trực thuộc địa bàn quản lý EVNNPC.
Được biết, Việt Nam và Đức đã trải qua một chặng đường phát triển bền vững và toàn diện, từ năm 2011 hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Năm 2013 năng lượng trở thành một trong những ưu tiên hợp tác của Chính phủ Đức tại Việt Nam. CHLB Đức là một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, cụ thể như hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng chính sách, hợp tác trong các dự án như các dự án điện gió, năng lượng mặt trời.
Năm 2023, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm cho EVNNPC lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”. Hồ sơ tín dụng độc lập của EVNNPC được đánh giá ở mức ‘BB+’, ngang với hồ sơ tín dụng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (BB+/Ổn định).
Nguồn: https://baodantoc.vn/doan-cong-tac-cap-cao-cua-chinh-phu-chlb-duc-tham-va-lam-viec-voi-tong-cong-ty-dien-luc-mien-bac-1730367419922.htm