Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốDo thám không gian thay đổi căn bản tình thế và luật...

Do thám không gian thay đổi căn bản tình thế và luật chơi


Hiện nay, ở quỹ đạo trái đất tầm thấp (gần trái đất), bất cứ ai, bất cứ việc gì đều có thể làm được, ngoại trừ các vụ thử hạt nhân.

Xung đột Nga-Ukraine: Do thám không gian thay đổi căn bản tình thế và luật chơi

Hình ảnh từ vệ tinh được ghi lại rất rõ.

Không gian không giới hạn

Việc hầu như không có các nguyên tắc hạn chế của luật pháp quốc tế đã cho phép các nước NATO gia tăng đáng kể lợi thế về công nghệ của họ so với Nga trên quỹ đạo trái đất tầm thấp. Thực tế cuộc xung đột Nga-Ucraine đã chứng minh điều này. Theo dữ liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, có ít nhất 500 vệ tinh đang phục vụ cho quân đội Ukraine. Con số thực tế chiếm khoảng 50% toàn bộ thiết bị máy móc vũ trụ của các nước hoạt động rong không gian vũ trụ Trái đất tầm thấp.

Vấn đề không chỉ giới hạn ở các khu vực chiến sự mà các thiết bị của đối thủ đang “soi” toàn bộ lãnh thổ của Nga. Trong số các vệ tinh hỗ trợ lực lượng Ukraine có thiết bị do thám quang-điện tử cũng như hệ thống thông tin liên lạc, bao gồm cả hệ thống mang tính dân sự. Quỹ đạo trái đất tầm thấp hóa ra là một môi trường tuyệt vời đến mức bất kỳ thiết bị vô hại nhất cũng trở thành vũ khí hiệu quả. Như trường hợp thiết bị dịch vụ internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk đã hỗ trợ cực lớn cho Ucraine trong cuộc xung đột.

Trong số năm trăm vệ tinh của NATO được đề cập ở trên, chỉ có 70 vệ tinh hoàn toàn là do thám quân sự, phần còn lại là lưỡng dụng. Không nói quá, chính các thiết bị do thám của đối thủ đã thay đổi hoàn toàn tình thế ở Ukraine, tính cả trước khi bắt đầu, cũng như quá trình xung đột Nga-Ucraine hiện nay.

Không có gì đáng ngạc nhiên về điều này. Do thám không gian của Hoa Kỳ và Liên Xô vào giữa những năm 1960 đã phơi bày các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh, diễn ra liên tục trong suốt 50 năm, trong đó không quốc gia nào có thể che giấu dấu tích các cuộc tập trận và hoạt động quân sự quy mô lớn.

Việc do thám không gian tạo ra lợi thế rất rõ ràng. Trong lĩnh vực dân sự, người Mỹ trong những năm 1960 và 1970, dựa trên việc giám sát không gian các cánh đồng nông nghiệp của Liên Xô, đã đi đến kết luận rằng một “cuộc khủng hoảng ngũ cốc” đang đến. Ngay sau đó, các nước tư bản đã nhanh chóng điều chỉnh giá cả trên thị trường lương thực thế giới, buộc Liên Xô phải trả lúa mì bằng vàng và dầu lửa.

Trong lĩnh vực quân sự, vào những năm 1960, giới lãnh đạo Liên Xô đã nhận được những bức ảnh chất lượng cao về các địa điểm phóng tên lửa đạn đạo, sân bay và căn cứ hải quân của Mỹ. Trước thời điểm đó, tất cả dữ liệu về kho vũ khí của kẻ thù đều là gián tiếp, có nghĩa là chúng không thể tin cậy một cách vô điều kiện. Ngay sau khi kho vũ khí của Mỹ bị phơi bày, các cuộc đàm phán về chương trình SALT-1 liền bắt đầu.

Trinh sát không gian giúp sử dụng hiệu quả các lực lượng quân sự và lập kế hoạch hoạt động ngay cả ở cấp tiểu đoàn. Giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ucraine đã chứng minh điều này rất rõ ràng. Đối thủ biết rõ về số lượng và vị trí của lực lượng tấn công ngay ở cấp dưới của Nga và có thể đối phó phù hợp. Tình trạng này vẫn không thay đổi cơ bản cho đến nay.

Xung đột Nga-Ukraine: Do thám không gian thay đổi căn bản tình thế và luật chơi

Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, hệ thống do thám trên hoạt động theo nguyên tắc cân bằng, khi cả hai bên đều có cơ hội xấp xỉ như nhau trong không gian. Giờ đây tình hình đã đảo ngược. Sự chênh lệch năng lực do thám không gian giữa các bên đã tác động đến ổn định chiến lược. Một trong các bên có lợi thế xuất hiện ham muốn không thể cưỡng lại là hiện thực hóa lợi ích của họ bằng vũ lực. Nguy cơ leo thang không kiểm soát đã tăng lên đáng kể khi khối NATO nắm rõ tiềm năng hạt nhân của Nga.

Sáng kiến ​​phòng thủ chiến lược 2.0

Phòng thủ không gian của Hoa Kỳ dựa trên khái niệm chiếm ưu thế. Thuật ngữ này luôn xuất hiện trong các tài liệu chiến lược được truy cập mở như Chiến lược phòng thủ không gian. Liệu Hoa Kỳ có nhận thức tình hình thực sự hoặc đánh giá quá cao khả năng của mình hay không vẫn là một câu hỏi mở. Điều quan trọng nhất là Hoa Kỳ không có ý định thảo luận về bất cứ điều gì với Nga và Trung Quốc liên quan đến việc sử dụng không gian trái đất tầm thấp.

Như đã đề cập ở trên, hiện chỉ cấm thử nghiệm hạt nhân, còn mọi thứ khác đều được phép. Ngoài hoạt động gián điệp cổ điển, các vệ tinh của Mỹ đánh giá tình trạng tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu cấu trúc kỹ thuật, mạng lưới giao thông và lập bản đồ lãnh thổ quốc gia một cách chi tiết.

Ví dụ: độ phân giải tuyến tính trên mặt đất của thiết bị quang học của các vệ tinh IKONOS, Quick-Bird, World-View, Pleiades-1 cho phép phân biệt các vật thể hình học có kích thước nhỏ thậm chí đến 50 cm. Tất nhiên, để chụp chính xác như vậy, các thiết bị vẫn cần phải nhắm vào các vật thể, đó là các máy ảnh chi tiết cao thường bao quát chiều rộng chụp bề mặt trái đất không quá 20–30 km. Nhưng tất cả được giải quyết bởi số lượng các vệ tinh. Không phải vô cớ có đến 500 thiết bị của NATO trên không gian đang hỗ trợ cho Ukraine.

Ngay cả mây mù cũng không ảnh hưởng gì đến hình ảnh radar từ vũ trụ. Bộ định vị của một vệ tinh hiện đại, chẳng hạn như Lacrosse, với khẩu độ tổng hợp tạo ra hình ảnh trong bất kỳ thời tiết xấu nào với độ chính xác đến một mét. Vùng chụp ảnh của hệ thống lớn hơn nhiều so với vùng quang học, lên tới 100 km. Rõ ràng, điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc ngụy trang của các cơ sở chiến lược.

Đặc biệt có triển vọng là hệ thống Starlite hoặc Discoverer-II vốn đã bị Quốc hội Hoa Kỳ bác đi vào năm 2000. Đó thực tế là một dự án xây dựng trạm không gian (tương tự như đài chỉ huy bay E-8 JSTARS), giúp định hướng vũ khí nhắm vào mục tiêu chiến lược. Việc kích hoạt lại Starlite có thể diễn ra bất cứ lúc nào trên cơ sở tập hợp lại các vệ tinh trong một thiết bị mới, sẽ rất nhanh và không tốn kém.

Người Mỹ đang tích cực nghiên cứu hệ thống được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng không của Nga và phá hủy các bệ phóng tên lửa đạn đạo. Hoạt động chặt chẽ với các vệ tinh là máy bay do thám U-2, máy bay tấn công F-35, máy bay không người lái chiến lược và tên lửa hành trình. Ngoài ra, còn có thông tin về việc phát triển các vệ tinh tác chiến điện tử ngăn chặn các radar mặt đất.

Điểm nổi bật là học thuyết phòng thủ tên lửa “cấp độ không”, nghĩa là tiêu diệt tên lửa của Nga và Trung Quốc ngay trước khi nó được phóng đi. Người Mỹ đã phân bổ tiền cho việc này vào năm 2021 và năm ngoái họ đã phê duyệt nó như một học thuyết để phát triển toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ.

Trên thực tế, đó là ​​sự ra đời của Sáng kiến ​​Phòng thủ Chiến lược thứ hai, nổi tiếng kể từ thời Reagan-Gorbachev.

Xung đột Nga-Ukraine: Do thám không gian thay đổi căn bản tình thế và luật chơi

Kết luận

Để thoát ra khỏi tình thế này theo chuyên gia Nga, có thể thực hiện một số bước đi như sau:

Trước tiên, các nước cần phải cố gắng tiến hành đàm phán về việc không phổ biến vũ khí ngoài vũ trụ.

Có rất nhiều khó khăn. Trước hết, vấn đề là Washington đang chiếm ưu thế nên Mỹ không mong muốn đàm phán. Có lẽ chỉ có sự xuất hiện của liên minh phòng thủ Nga-Trung trong lĩnh vực không gian mới thuyết phục được người Mỹ.

Cần hiểu rằng việc không mong muốn đàm phán sẽ đặt đối phương vào một vị trí không thoải mái. Sự hiện diện vô số vệ tinh của kẻ thù trên quỹ đạo gần trái đất tác động xấu đến tâm lý-đạo đức giới lãnh đạo cao nhất của Nga. Và điều này sẽ làm tăng áp lực trong việc ra quyết định.

Tiếp đến là khó xác định các thiết bị có ý đồ xấu trên quỹ đạo. Giờ đây, hàng chục vệ tinh dân sự đang bay vào vũ trụ nhưng lại hoạt động khá hiệu quả cho quân đội, như Starlink chẳng hạn.

Bước đi thứ hai cho Nga và Trung Quốc là yêu cầu tất cả phải tôn trọng chủ quyền không gian vũ trụ của từng nước.

Không có gì khác nhau khi một máy bay trinh sát U-2 hay một vệ tinh Lacrosse bay trên lãnh thổ nước khác. Trong trường hợp này rất khó nói về chủ quyền. Nga có một tổ hợp “Peresvet”, sử dụng vào việc che chắn hoạt động cho các hệ thống tên lửa di động nhưng hoạt động khá đơn giản. Chỉ là ngụy trang rồi chuyển sang chế độ ngừng có chủ đích khỏi các vệ tinh của kẻ thù.

Liên quan đến việc này, có thể nhắc lại vụ thử hạt nhân Starfish vào năm 1962, khi Lầu Năm Góc tiến hành vụ nổ hạt nhân 1,4 megaton trong không gian. Có rất nhiều tiếng nổ ở cách tâm chấn 1.500 km, một xung điện từ đã làm tắt điện, làm gián đoạn hệ thống liên lạc điện thoại và vô tuyến.

Ba vệ tinh bị hủy hoại ngay lập tức, trong đó có vệ tinh tiếp sóng truyền hình đầu tiên Telstar-1 và vệ tinh Ariel-1 đầu tiên của Anh. Bảy vệ tinh nữa cũng ngừng hoạt động sau đó do các tấm pin mặt trời và thiết bị điện tử bị phá hủy.

Nếu điều đó xảy ra tại thời điểm hiện tại thì có tới 90 phần trăm toàn bộ các vệ tinh sẽ bị tàn phá. Nhưng có khi tình huống giả định cực đoan này mới giải quyết được nhanh chóng và hiệu quả vấn đề vệ tinh gián điệp và vệ tinh liên lạc trong một cuộc chiến tranh tương lai.

Đương nhiên, Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của riêng Nga cũng sẽ không hoạt động nữa. Nhưng có một lựa chọn thay thế là triển khai hệ thống thông tin liên lạc dựa trên hàng trăm máy bay không người lái tầm cao và định vị không cần vệ tinh.

Và cuối cùng, cách thứ ba và tốn kém nhất để thoát khỏi tình trạng này là xây dựng hệ thống vệ tinh của riêng mình, ngang bằng với người Mỹ. Đó là các chương trình hợp tác ưu tiên với Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó có sự chia sẻ tài chính của giới doanh nghiệp trên cơ sở thương mại. Nếu không đi theo các hướng này, vấn đề không gian trái đất tầm thấp sẽ luôn là nỗi ám ảnh đối với Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dùng máy bay không người lái để do thám, đội tuyển nữ Canada bị kiện

Đội tuyển bóng đá nữ New Zealand sẽ đá trận mở màn Olympic Paris 2024 với nhà đương kim vô địch Olympic Canada tại sân vận động (SVĐ) Geoffroy-Guichard (Pháp) vào tối mai (22h00 ngày 25/7, giờ Việt Nam).Tuy nhiên, các thành viên của đội tuyển New Zealand đã vô cùng bức xúc khi phát hiện Canada cho người do thám quá trình tập luyện của họ bằng máy bay không người lái vào ngày 23/7."Các thành viên...

Hàn Quốc đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận quân sự với Triều Tiên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 4-6, nội các Hàn Quốc đã thông qua quyết định đình chỉ hoàn toàn Thỏa thuận Quân sự toàn diện với Triều Tiên. Trước đó, ngày 3-6, Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) Hàn Quốc quyết định đình chỉ thỏa thuận trên “cho đến khi khôi phục niềm tin” giữa hai miền. Quyết định này đã được thông qua tại cuộc họp nội các...

Tìm giải pháp đối phó nạn tin tặc đánh thuê

Ngày 6-2, Anh và Pháp chủ trì hội nghị tại London, quy tụ đại diện chính phủ 35 quốc gia cùng lãnh đạo các doanh nghiệp, các công ty công nghệ để thảo luận về vấn đề tin tặc đánh thuê và thị trường các công cụ tấn công mạng. Các công ty công nghệ như Apple, BAE Systems, Google và Microsoft cử đại diện tham dự hội nghị 2 ngày này....

Anh thiết kế thành công tên lửa tự đốt, tránh thải rác ra không gian vũ trụ

Nhóm thiết kế của giáo sư Patrick Harkness tại Đại học Glasgow (Vương quốc Anh) đã chế tạo thành công mẫu tên lửa đẩy có khả năng tự đốt chính phần thân bên dưới, tránh thải rác ra không gian vũ trụ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm...

Mỹ triển khai 6 pháo đài bay tới Trung Đông, Triều Tiên phóng tên lửa ra Biển Nhật Bản, Israel tấn công hơn 100 mục tiêu Hamas và Hezbollah, kết quả bầu cử Mỹ có thể dẫn tới hoà bình hoặc chiến tranh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty, tổ chức và cơ quan hành chính Việt Nam.

Giá vàng có “phá lệ” sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024. WGC nêu rõ, các cuộc bầu cử này không có ảnh hưởng đáng kể hoặc ngay lập tức tới giá vàng của thế giới.

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ và hiệu quả cao.

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Bài đọc nhiều

Cách khắc phục lỗi Gmail bị chặn không gửi được thư cực đơn giản

Bạn thường xuyên sử dụng Gmail và gặp phải trường bị chặn không gửi được thư nhưng không biết phải cách khắc phục. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn một vài cách khắc phục lỗi Gmail bị chặn không gửi thư cực đơn giản.

Apple ra mắt MacBook Pro M4, giá khởi điểm từ 39,99 triệu đồng

Sau khi trình làng iMac và Mac Mini M4, Apple tiếp tục ra mắt mẫu MacBook Pro thế hệ mới với ba tùy chọn chip M4, M4 Pro và M4 Max.

Sau iPhone 16, Indonesia tiếp tục cấm bán điện thoại Google Pixel

Không chỉ có iPhone 16, điện thoại Pixel của Google cũng đã bị cấm bán tại Indonesia vì không đáp ứng yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa.

Apple thông báo sửa chữa miễn phí lỗi camera trên iPhone 14 Plus

Apple vừa thông báo chương trình sửa chữa lỗi camera cho iPhone 14 Plus trên trên trang hỗ trợ của mình và hoàn toàn miễn phí.

OpenAI chính thức đàm phán chuyển đổi mục đích hoạt động vì lợi nhuận

Theo Bloomberg, OpenAI đang đàm phán với văn phòng tổng chưởng lý California để thay đổi cơ cấu trở thành doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận. ...

Cùng chuyên mục

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ và hiệu quả cao.

Nvidia và TSMC “vớ bẫm” nhờ bùng nổ nhu cầu AI

Các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới như Nvidia và TSMC “vớ bẫm” từ nhu cầu bùng nổ AI giúp vốn hóa thị trường tăng vọt trong tháng 10/2024. ...

Người dùng Threads tăng “khủng”

Mới đây CEO Meta- Mark Zuckerberg cho biết lượng người dùng Threads tăng 175% so với mức 100 triệu năm 2023 và thu hút hơn một triệu người dùng một ngày. Hiện, ứng dụng ghi nhận 275 triệu người dùng hàng tháng (theo sát mạng xã hội X của Elon Musk). Mark Zuckerberg chia sẻ, công ty đang nỗ lực để biến Threds trở thành ứng dụng mạng xã hội lớn tiếp theo. Trước đó CFO Meta- Susan Li...

OpenAI chính thức đàm phán chuyển đổi mục đích hoạt động vì lợi nhuận

Theo Bloomberg, OpenAI đang đàm phán với văn phòng tổng chưởng lý California để thay đổi cơ cấu trở thành doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận. ...

Hàn Quốc hướng đến “quân đội AI” trước áp lực tỉ lệ sinh giảm

Ngành công nghiệp quân sự và quốc phòng của Hàn Quốc đang nhanh chóng thúc đẩy trí tuệ nhân tạo trên chiến trường, coi công nghệ này là phao cứu sinh cho lực lượng chiến đấu đang phải vật lộn với viễn cảnh thiếu hụt quân số.

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Zalo tiếp tục là nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất Việt Nam Q3/2024

Theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024”  vừa được Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (penetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).Cụ thể ở hạng mục “Nền tảng nhắn tin” (Messaging platforms), Zalo dẫn đầu với tỷ lệ sử dụng...

Quy định rõ tỷ lệ điều tiết thu nhập từ khai thác khoáng sản cho địa phương

(ĐCSVN) - Đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định rõ hơn tỷ lệ điều tiết thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản để lại cho địa phương nhằm phục vụ công tác đầu tư hạ tầng, khôi phục môi trường và bảo đảm sinh kế cho người dân địa phương. Chiều 5/11, Quốc hội...

Futsal Việt Nam đánh bại Brunei với tỷ số 14-0

(ĐCSVN) - Chiến thắng thuyết phục trước Brunei giúp đội tuyển futsal Việt Nam thêm rộng cửa đi tiếp ở giải futsal Đông Nam Á 2024. Chiều 5/11, đội tuyển futsal Việt Nam chạm trán Brunei ở lượt trận thứ 3 của vòng bảng giải futsal Đông Nam Á 2024. Sau tiếng còi khai cuộc, đội tuyển futsal Việt Nam...

Nâng cao vai trò của kiểm toán trong bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp

(PLVN) - Ngày 5/11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đăng cai tổ chức Hội thảo chia sẻ kiến thức của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề”. Chung tay hướng đến...

Thanh Thủy sexy với bikini, đọ dáng cùng dàn mỹ nhân Miss International 2024

Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy cùng hơn 70 người đẹp khoe hình thể quyến rũ trong bộ ảnh áo tắm ở Miss International 2024. Hoa hậu Thanh Thủy đọ dáng cùng thí sinh Miss International 2024: Ảnh: MI; Video: Thanh Thủy Hoa hậu Thanh Thủy mang khung cửi dệt lụa nặng 5kg diễn Miss International 2024Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy...

Mới nhất