Trang chủKinh tếNông nghiệpĐiểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)


Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo

Thuận Hạnh là một xã biên giới thuộc huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, có hơn 17 km đường biên giới với nước bạn Campuchia. Hiện nay trên đại bàn xã có 11 thôn dân cư với hơn 2.834 hộ, 11.020 nhân khẩu, cùng 13 dân tộc anh em sinh sống ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây một số diện tích hoa màu đã được các hộ dân chuyển sang tiêu, cà phê, sầu riêng, mắc ca đem lại giá trị cao hơn. Đến nay trên địa bàn xã đã duy trì 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác với NHCSXH, 29 Tổ TKVVV tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng chính sách đạt 104,4 tỷ đồng, với 1.403 hộ vay, tăng hơn 73 tỷ đồng so với năm 2014, 100% TKVVV đạt loại tốt. Đảng ủy, HĐND, UBND đã chỉ đạo các ngành phối hợp tốt với NHCSXH, gắn tín dụng chính sách với chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên phát triển kinh tế bằng vốn tín dụng chính sách
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên phát triển kinh tế bằng vốn tín dụng chính sách

Bên cạnh hoạt động cho vay vốn, để giúp hộ vay sử dụng hiệu quả vốn vay, UBND xã đã chủ động chỉ đạo cán bộ Nông nghiệp, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội của xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho các hộ vay vốn. Từ những hoạt động trên đã tạo ra sự lan tỏa, cuốn hút hộ vay tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích, nhiều hộ đạt mức thu nhập cao đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 11% (năm 2014) đến nay xuống còn 3,49%.

Bon Pi Nao là bon đặc biệt khó khăn thuộc xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Bà H Yon, Tổ trưởng Tổ TKVVV bon Pi Nao cho biết, toàn bon có 115 hộ dân, với 98% là người đồng bào DTTS tại chỗ đang sinh sống; năm 2023, theo tiếp cận đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,96%, hộ cận nghèo 6,96%. Đến nay, Tổ TKVVV do bà quản lý có 57 tổ viên với tổng dư nợ gần 5 tỷ đồng gồm 6 chương trình cho vay như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…. Trước đây, những hộ gia đình nghèo quanh năm chỉ biết lam lũ làm ăn riêng rẽ, việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau còn hạn chế, cuộc sống thiếu thốn nghèo nàn. Nguồn vốn vay trong Tổ đã giúp các tổ viên tập trung vào phục vụ sản xuất kinh doanh như chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm kinh tế vườn, giải quyết công ăn việc làm, giúp cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt chuẩn quốc gia và xóa nhà tạm cho hộ nghèo; các hộ vay đều sử dụng vốn hiệu quả, thu nhập và điều kiện sống cải thiện rõ rệt. Việc tuyên truyền vận động tổ viên hằng tháng tham gia gửi tiền tiết kiệm cũng rất hiệu quả. Ban đầu có rất ít tổ viên tham gia vì chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tham gia gửi tiền tiết kiệm nhưng bà cùng Ban quản lý Tổ đã vận động tổ viên hàng tháng tiết kiệm trong chi tiêu để tham gia gửi tiền một cách đầy đủ. Đến nay, tỷ lệ tổ viên tham gia gửi tiền hàng tháng đạt 100%, mức gửi tiền cũng tăng dần theo từng năm, số tiền này được dùng để chuyển trả dần vào nợ gốc.

Dấu ấn ở huyện vùng sâu

Huyện Krông Bông là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Toàn huyện có 14 xã, thị trấn với 133 thôn buôn, tổ dân phố. Toàn huyện có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, DTTS chiếm 41% dân số. Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa.

Hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện vùng sâu Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có điều kiện học tập nhờ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
Hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện vùng sâu Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có điều kiện học tập nhờ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện, được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời. Vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 20 nghìn hộ cải thiện về cuộc sống, chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn, trong đó có trên 17 nghìn hộ nghèo đã thoát nghèo. Thông qua việc vay vốn tín dụng ưu đãi đã tạo việc làm mới cho trên 2.623 lao động, đã có 5.404 học sinh sinh viên vay vốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trong đó có trên 4.000 em đã ra trường, có việc làm ổn định và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng; hỗ trợ 1.987 hộ nghèo làm nhà ở; duy trì và phát triển nhiều dự án, mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả…Theo đánh giá của chính quyền địa phương, vốn tín dụng chính sách đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo.

Gia đình bà Huỳnh Thị Lan, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông có hoàn cảnh khó khăn, chồng mất sớm, mọi việc lớn nhỏ trong nhà một mình bà gánh vác. Cách đây 4 năm, con gái của bà đậu vào trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Mừng vui vì con đạt ước mơ, nhưng bà rất lo lắng vì không biết lấy tiền đâu cho con nhập học và trang trải chi phí 4 năm học đại học. Vào thời điểm khó khăn nhất, bà được biết NHCSXH đang triển khai Chương trình cho vay Học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn. Qua cuộc họp bình xét vay vốn tại Tổ TKVVV dưới sự chứng kiến của trưởng thôn và chủ tịch Hội Phụ nữ xã, bà được vay 40 triệu đồng để trang trải chi phí học tập cho con. Trước đó, bà cũng được vay vốn hộ nghèo để đầu tư nuôi bò, chăm sóc vườn rẫy. Hoàn cảnh gia đình bà hiện tại đã thoát nghèo năm 2023, cuộc sống tương đối ổn định. “Gia đình tôi rất biết ơn chính sách nhân văn này, vì nếu không có nguồn vốn ấy việc học đại học của con tôi và cả những con em gia đình khó khăn trên địa bàn huyện Krông Bông sẽ rất nhọc nhằn, có thể phải nghỉ học giữa chừng vì không có chi phí. Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi đã thực sự giúp gia đình tôi lo con đi học để có tương lai tốt hơn và giúp gia đình tôi vươn lên thoát nghèo”, bà Huỳnh Thị Lan chia sẻ.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/diem-tua-cho-nguoi-ngheo-noi-dai-ngan-tay-nguyen-bai-2-158822.html

Cùng chủ đề

Việt Nam sẽ là cái nôi sản xuất bánh cho thế giới

Sau nhiều ngày tranh tài, cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam đã có "cơn mưa" giải thưởng trao cho gần 500 đầu bếp, nhà làm bánh trong nước và quốc tế. Sau nhiều ngày tranh tài ở cuộc...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Đây là địa bàn có vị trí trọng yếu, với dân số khoảng 6 triệu người, với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2,2 triệu người. Thời gian qua, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh...

500 đầu bếp quốc tế tranh tài ở TP.HCM tìm người làm bánh giỏi nhất

Hơn 500 đầu bếp bánh, nấu ăn, điêu khắc chuyên nghiệp, trong đó có các thí sinh quốc tế đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia đã có mặt tại TP.HCM để tranh tài đầu bếp tài năng quốc tế. Ngành bánh tăng trưởng...

Đồng vốn nhỏ tạo giá trị lớn cho người dân nghèo thành thị (Bài 2)

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng, an sinh xã hội. Đồng vốn nhỏ tạo giá trị lớn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ

Với những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực phát hành thẻ và phát triển các giải pháp thanh toán số mới, trong tháng 12/2024, Sacombank đã nhận được 9 giải thưởng lớn từ các tổ chức thẻ Visa, Mastercard và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), ghi nhận những thành quả nổi bật đã đạt được trong năm 2024. Theo đó, tổ chức thẻ Visa đã trao tặng cho Sacombank 4 giải thưởng quan...

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.Trên là phân tích về những đổi mới và tác động của...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Đây là địa bàn có vị trí trọng yếu, với dân số khoảng 6 triệu người, với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2,2 triệu người. Thời gian qua, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh...

Kết nối doanh nghiệp CPTPP: Cùng nhau thúc đẩy thịnh vượng

Đại sứ Anh Iain Frew cho biết, Vương quốc Anh cam kết trở thành một thành viên chủ động và đáng tin cậy trong CPTPP, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng bền vững, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy thương mại toàn diện. Hà Nội, ngày 12/12/2024 - Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đã tổ chức Sự kiện...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Cùng chuyên mục

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Mới nhất

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo...

Mới nhất