Trang chủNewsThế giớiĐiểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động...

Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.

Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ  về Chính sách Hành động hướng Đông
Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông. (Nguồn: thesecuritydistillery)

Xác định vai trò chiến lược của Đông Nam Á

Từ sau khi Chính sách hướng Đông (Look East Policy – LEP) được đổi tên thành Chính sách Hành động hướng Đông (Act East Policy – AEP) vào năm 2014 dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi, Ấn Độ luôn ý thức được vai trò chiến lược và ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á đối với việc thực hiện chính sách nhằm khẳng định vai trò lớn hơn, xứng đáng hơn của Ấn Độ với vị thế của một cường quốc ở khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, phải tới cuối năm 2022, truyền thông Ấn Độ mới thực sự hoạt động mạnh mẽ trong việc đưa tin về các vấn đề xoay quay chính sách này.

Trong quá trình đẩy mạnh thực hiện chính sách AEP, truyền thông Ấn Độ đã có nhiều động thái quan trọng. Có thể kể đến một số hoạt động như tăng cường phản ánh về các sự kiện và chính sách trong khu vực Đông Á, tập trung vào việc báo cáo, phân tích các diễn biến chính trị, kinh tế và an ninh trong khu vực Đông Á; tạo ra các chiến lược truyền thông đa dạng như hội thảo, diễn đàn, chương trình truyền hình để tăng cường nhận thức và hiểu biết về AEP ở trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của mạng xã hội và truyền thông kỹ thuật số, truyền thông Ấn Độ đã và đang tạo ra những nội dung phù hợp về AEP để thu hút nhiều hơn sự chú ý của nhóm công chúng trẻ và nhóm người thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Những động thái trên chỉ là một phần nhỏ trong các hoạt động truyền thông đẩy mạnh chính sách và hoạt động của AEP, từ đó tăng cường vai trò và tầm ảnh hưởng của Ấn Độ đến khu vực Đông Á.

Việc nghiên cứu về cách mà truyền thông Ấn Độ đóng góp vào quá trình phát triển AEP của Ấn Độ thông qua các mục tiêu, nội dung, hướng tiếp cận và các nhân tố tác động cả bên trong và bên ngoài, cũng như việc dự báo, sẽ đóng góp vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung và AEP nói riêng. Đặc biệt khi Việt Nam là một trong những “Đối tác chiến lược toàn diện” của Ấn Độ, việc nghiên cứu về truyền thông Chính sách Hành động Hướng Đông trở nên cấp thiết và có giá trị cả về khoa học lẫn thực tiễn.

Ba hướng tiếp cận

Truyền thông Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.

Thứ nhất, truyền thông Ấn Độ nhấn mạnh ASEAN là trụ cột và tầm nhìn quan trọng trong chính sách Hành động Hướng Đông của nước này đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN theo hình thức trực tuyến ngày 23/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar nhấn mạnh rằng, “một châu Á đa cực” và “một thế giới đa cực” đang ngày càng trở nên rõ nét. Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của ASEAN và Ấn Độ trong việc giải quyết các vấn đề của trật tự thế giới mới, nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác và phối hợp nhiều hơn nữa.

Khẳng định này không chỉ xuất hiện mới đây mà đã được truyền thông, báo chí Ấn Độ nhấn mạnh từ sớm khi Chính sách EAP được triển khai mạnh mẽ hơn tại khu vực ASEAN, đặc biệt là sau khi Ấn Độ và ASEAN nâng tầm mối quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 19 diễn ra tại Campuchia, ngày 12/11/2022.

Những tháng đầu năm 2024, hai tờ báo Times of IndiaHindustan Times tập trung đưa tin về những tiến triển đi vào thực chất của EAP khu vực ASEAN. Đề cập vai trò trụ cột của ASEAN trong Chính sách EAP, nhưng nội dung các bài báo nhấn mạnh nhiều hơn vào hợp tác của Ấn Độ và ASEAN trong giai đoạn này như việc tập trung vào các chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt và kết quả cụ thể, bao gồm việc hoàn thành sớm việc xem xét Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AITIGA) và các vấn đề khu vực cùng quan tâm.

Thứ hai, truyền thông Ấn Độ tập trung phản án Chính sách EAP đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến nay, cả 3 tờ báo lớn của Ấn Độ là The Times of India, Hindustan TimesORF (Observer Research Foundation) đều có mật độ đưa tin với khung truyền thông vai trò của chính sách Ấn Độ tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khá cao.

Qua loạt tin, bài xuất hiện liên tục trên các trang truyền thông đại chúng, có thể nhận thấy truyền thông Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhận thức của công chúng về AEP và tác động của nó đối với sự ổn định phát triển và hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đồng thời, việc sử dụng các từ khóa nhất quán và chiến lược trong các bài báo giúp xây dựng hình ảnh Ấn Độ như một cường quốc có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Thứ ba, truyền thông tuyên truyền mạnh mẽ về việc Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối.

Thời gian qua, Ấn Độ đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong việc xây dựng đường bộ, đường sắt và cảng biển để cải thiện kết nối với các quốc gia Đông Nam Á. Một ví dụ điển hình là Dự án Đường cao tốc Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan (India-Myanmar-Thailand Trilateral Highway) kết nối ba quốc gia qua một hành lang đường bộ dài 1.400 km.

Thông qua Sáng kiến Đại dương Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Ocean Initiative – IPOI) ra mắt năm 2019, Ấn Độ và Australia đã hợp tác trong các lĩnh vực giảm thiểu và quản lý rủi ro thiên tai, kết nối thương mại và vận tải hàng hải, xây dựng năng lực và chia sẻ tài nguyên.

Như vậy, có thể thấy được truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính: ASEAN là trụ cột và tầm nhìn quan trọng trong Chính sách EAP của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; Chính sách EAP đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối.

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương diễn biến phức tạp do căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước lớn khác như bộ tứ QUAD (Nhật, Mỹ, Australia, Ấn Độ), truyền thông quốc tế Ấn Độ đóng vai trò trung tâm trong việc đưa Chính sách EAP đến với thế giới bằng một thông điệp mạnh mẽ về một Ấn Độ có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong không chỉ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà còn trên phạm vi toàn thế giới.

Trong tương lai truyền thông quốc tế Ấn Độ sẽ tiếp tục nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong Chính sách EAP, truyền tải mạnh mẽ thông điệp về vai trò của Chính sách EAP nói riêng và Ấn Độ nói chung trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường truyền thông về vai trò của AEP trong thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế phát triển bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/diem-nhan-trong-truyen-thong-an-do-ve-chinh-sach-hanh-dong-huong-dong-278732.html

Cùng chủ đề

Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Học viện Ngoại giao vừa tổ chức Lễ giới thiệu chùm sách "Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân', bao gồm bốn tác phẩm mới nhất được xuất bản trong năm 2024.

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Từ ngày 11 - 13/12/2024, Triển lãm ASEAN Ceramics & ASEAN Stone 2024 (tương lai của ngành gốm sứ và đá tự nhiên Đông Nam Á) sẽ được tổ chức tại TP.HCM. Sự kiện được tổ chức bởi MMI Asia - công ty con hoạt động ở khu vực châu Á của Tập đoàn Messe München GmbH (Đức) và Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA). Đây là thông tin được Ban tổ chức...

Mỹ tài trợ hàng triệu USD cho Philippines hiện đại hóa lực lượng tuần duyên

Mỹ đã cam kết tăng cường hợp tác với Philippines bằng cách tài trợ 8 triệu USD để giúp hiện đại hóa lực lượng tuần duyên Philippines. ...

Ngắm các công trình giúp TP.HCM vươn mình thành đô thị hiện đại bậc nhất

(VTC News) - Sở hữu các toà nhà chọc trời cùng những công trình hiện đại, TP.HCM đang vươn mình từng ngày để phát triển thành đô thị, trung tâm tài chính bậc nhất Đông Nam Á. Một trong những điểm nhấn kiến trúc đô thị hiện đại của TP.HCM là toà nhà Landmark 81 toạ lạc đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh). Tòa tháp này đang giữ vị trí cao nhất cả nước với diện tích tổng thể 241.000m2...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Bà Harris và ông Trump ‘so găng’ gay cấn trong các cuộc thăm dò toàn quốc

Kết quả thăm dò gần đây của Reuters/Ipsos cho thấy Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump 3% trên toàn quốc. ...

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Ghế Thủ tướng Nhật Bản của ông Ishiba lung lay, lãnh đạo đảng đối lập tìm thế “cướp cờ”

Ngày 30/10, lãnh đạo đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Noda Yoshihiko đã tăng cường nỗ lực tập hợp sự ủng hộ từ các đảng đối lập để quốc hội chọn ông làm thủ tướng tiếp theo.

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Cùng chuyên mục

Triều Tiên tuyên bố sát cánh cùng Nga đến chiến thắng

CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã hỗ trợ lớn cho quân đội Nga từ đầu xung đột tại Ukraine và cam kết luôn sát cánh cho đến ngày chiến thắng. ...

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Iran đe dọa Israel, nói đủ năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân

Quan chức Iran tuyên bố nước này đã có đủ năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân và có thể thay đổi học thuyết hạt nhân nếu bị đe dọa sự tồn vong. ...

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Chưa hết lo khi người bệnh bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài

Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc bên ngoài, song khó khăn của người bệnh vẫn còn đó. Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi...

Thông báo danh sách khách hàng trúng thưởng kỳ II Chương trình “Khởi sắc bảo lãnh – Phát đạt kinh doanh”

VietinBank trân trọng chúc mừng 20 khách hàng trúng thưởng kỳ II Chương trình “Khởi sắc bảo lãnh - Phát đạt kinh doanh”. VietinBank sẽ tiến hành chi thưởng đến Quý khách hàng theo quy định. Quý khách hàng vui lòng tham khảo Chương trình “Khởi sắc bảo lãnh - Phát đạt kinh doanh” tại đây để tham...

Sứ mệnh bảo vệ bầu trời Tổ quốc trong trái tim những người Anh hùng

Sau ngày 30/12/1972, Mỹ ngừng ném bom miền bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, các lực lượng phòng không có nhiệm vụ khắc phục khí tài bị hỏng. Đại tá Nguyễn Đình Kiên nhận nhiệm vụ tăng cường...

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(Bqp.vn) - Sáng 31/10, Đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, làm việc với Nhà máy Z117 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) và Lữ...

Trimebutine là thuốc gì và có thể chỉ định trong trường hợp nào?

Trimebutine là một trong những loại thuốc ứng dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh lý liên quan đến đường ruột. Vậy, Trimebutine được sử dụng cụ thể ra sao? Cần lưu ý...

Mới nhất