Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDịch giả Nguyễn Quốc Vương: Đổi mới chương trình

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: Đổi mới chương trình

Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, đổi mới chương trình – sách giáo khoa quan trọng là tạo ra con người như thế nào, con người đó sẽ kiến tạo xã hội ra sao…

Sách giáo khoa
Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, đổi mới chương trình – sách giáo khoa quan trọng là tạo ra con người như thế nào? (Ảnh: NVCC)

Thực hiện cơ chế một chương trình – nhiều bộ sách giáo khoa là chủ trương lớn trong cuộc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của sách giáo khoa trong cuộc đổi mới này?

Nhìn ở mặt lý luận khi Nhà nước chấp nhận một chương trình – nhiều bộ sách giáo khoa thì điều đó có nghĩa là đã thừa nhận “tính tương đối” của sách giáo khoa. Sách giáo khoa không còn là nơi duy nhất tập hợp các “chân lý đúng tuyệt đối” nữa. Đây sẽ là cơ sở để cả cơ quan quản lý giáo dục, trường học và giáo viên nhận ra vai trò, ý nghĩa to lớn của “thực tiễn giáo dục” mà các giáo viên thực hiện ở trường học, từ đó khuyến khích giáo viên sáng tạo.

Nếu thực hiện đúng tinh thần đổi mới này, thì sách giáo khoa sẽ chỉ là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng khi tiến hành giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện nó từ đề ra quy chế, tiến hành thẩm định tới lựa chọn, phát hành đã gặp rất nhiều vấn đề lớn.

Việc thực hiện cơ chế không đi kèm với các nghiên cứu và công tác truyền thông mạnh cho ý nghĩa của thực tiễn giáo dục đã gây phản tác dụng. Từ đó, có rất nhiều ý kiến đề nghị trở lại cơ chế một chương trình – một bộ sách giáo khoa đã rất lạc hậu trước đó.

Như vậy, có thể nói, thành bại của cuộc cải cách lần này sẽ nằm ở chỗ chúng ta sẽ ứng xử như thế nào với sách giáo khoa. Tiếp tục coi nó là “chân lý tuyệt đối duy nhất đúng” hay coi nó như một tài liệu tham khảo chủ yếu, quan trọng để tự chủ, sáng tạo trong thực tiễn giáo dục với nội dung, phương pháp do chính mình biên soạn, phát triển…

Theo ông, đâu là vấn đề trong bức tranh xã hội hóa sách giáo khoa hiện nay?

“Xã hội hóa” là một uyển ngữ được dùng phổ biến trong khi nói về giáo dục ở nước ta. Chính vì vậy mà nó đã bị hiểu sai trong rất nhiều trường hợp. Cơ chế một chương trình – nhiều bộ sách giáo khoa thực chất là chế độ kiểm định sách giáo khoa đã được thực hiện trên thế giới từ lâu.

Ở Nhật Bản, họ thực hiện từ thời Minh Trị, sau đó bị gián đoạn một thời gian và sau 1945 họ lại tiếp tục thực hiện chế độ này. Trong cơ chế này, nhà nước, Bộ Giáo dục chỉ nắm giữ quyền soạn thảo chương trình, đề ra quy chế kiểm định, thẩm định bản thảo, yêu cầu sửa chữa bản thảo và đưa ra đánh giá cuối cùng quyết định xem bản thảo đó có thể trở thành sách giáo khoa hay không.

Tất cả công việc làm sách giáo khoa là do các công ty xuất bản tư nhân làm. Lãi họ hưởng, lỗ họ chịu, hoàn toàn không sử dụng tiền ngân sách và nhà nước cũng không can thiệp vào công việc nghiệp vụ của họ.

Ở Việt Nam, tuy thực hiện cơ chế này nhưng lại gặp khó ở hành lang pháp lý. Kết quả là, tuy thực hiện “nhiều bộ sách giáo khoa” nhưng các bộ sách giáo khoa đó hầu hết lại do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn, một hai bộ còn lại cũng do các NXB quốc doanh thực hiện, không thấy có bóng dáng của các công ty sách tư nhân tham gia.

Như vậy, tuy “xã hội hóa” nhưng sức mạnh năng động của khối tư nhân hầu như chưa được tận dụng và phát huy. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành sách giáo khoa.

Nếu có thêm bộ sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT biên soạn, những bất cập hiện nay liệu có được giải quyết hay không?

Tôi nghĩ, Bộ GD&ĐT không nên và không cần thiết biên soạn bộ sách giáo khoa nào. Nếu Bộ GD&ĐT biên soạn sách giáo khoa, điều đó có nghĩa rằng, tất cả các bộ sách khác sẽ bị vô hiệu và các công ty sách ngoài quốc doanh “không có cửa” biên soạn sách giáo khoa.

Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý hành chính cao nhất về giáo dục, là nơi ra đề, đưa ra đáp án, thanh tra, kiểm tra… Tức là quyền lực của Bộ rất lớn.

Điều này sẽ khiến cho các trường, các giáo viên mặc nhiên coi sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT là chuẩn, là an toàn. Họ sẽ chỉ chọn bộ sách đó.

Như vậy sẽ trở lại cơ chế một chương trình – một bộ sách giáo khoa như trước. Các bộ sách khác sẽ “chết yểu” và lãng phí.

Theo tôi, lúc này, phải khuyến khích các nhân tố năng động tham gia vào việc biên soạn, phát hành sách.

Ở Nhật Bản, cơ chế một chương trình – nhiều bộ sách giáo khoa được thực hiện như thế nào? Ông có thể chia sẻ cụ thể?

Ở Nhật, sau khi tiến hành cải cách giáo dục năm 1947, Nhật thực hiện cơ chế kiểm định sách giáo khoa. Trong cơ chế này, Bộ Giáo dục nắm giữ quyền đưa ra chương trình, ban hành quy chế thẩm định bản thảo sách giáo khoa. Tất cả việc lựa chọn tác giả, biên soạn sách giáo khoa trao cho các nhà xuất bản tư nhân.

Bởi vậy, mỗi môn học ở Nhật có tới cả 8-9 nhà xuất bản tham gia. Các bản thảo đăng ký kiểm định sẽ được đọc kỹ, góp ý, yêu cầu sửa đổi bằng văn bản, sau đó được kết luận là đạt hay không đạt. Nếu đạt sẽ được coi là sách giáo khoa (với dấu kiểm định ở trên sách).

Ở Nhật, giáo dục nghĩa vụ là 9 năm nên nhà nước sẽ mua sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 9 cấp phát miễn phí cho học sinh. Vì vậy, việc học sinh chọn bộ nào không ảnh hưởng gì tới tài chính nói chung. Trong một nhà, mỗi anh chị em học một bộ sách khác nhau cũng không làm thay đổi tổng số tiền được chi cho sách giáo khoa. Nhật cũng miễn học phí cho giáo dục nghĩa vụ.

Một số địa phương có kinh tế tốt thì miễn học phí và cấp phát sách cho cả học sinh Trung học phổ thông. Sách giáo khoa ở Nhật ban đầu do các trường lựa chọn, về sau trao quyền lựa chọn cho các Ủy ban giáo dục. Các trường tư thì hiệu trưởng dựa trên hội đồng tư vấn của trường mình lựa chọn.

Đổi mới chương trình – sách giáo khoa theo ông cần chú trọng yếu tố gì? Việc đánh giá tác động ra sao? Đâu là giải pháp?

Đầu tiên, quan trọng là phải làm rõ triết lý theo đuổi, mục tiêu hướng tới. Đổi mới để tạo ra con người như thế nào, con người đó sẽ kiến tạo xã hội có hình dáng ra sao? Từ đó, mới có thể thiết kế cụ thể và không bị lạc đường, lúng túng giữa chừng.

Việc biên soạn sách giáo khoa cần tạo ra cơ chế thông thoáng để khối tư nhân, các công ty sách tư nhân tham gia vào biên soạn. Bộ GD&ĐT chỉ cần tạo ra một quy chế tốt, mạch lạc, công bằng, vững pháp lý là ổn. Khi có cơ chế thông thoáng và pháp lý tốt, các tác giả giỏi, các bộ sách hay sẽ xuất hiện.

Nhà nước cũng cần định ra giá trần sách giáo khoa để tránh việc các công ty xuất bản sách đưa giá lên cao ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân. Nhà nước cần nghiên cứu và thực hiện cấp phát miễn phí sách giáo khoa cho học sinh phổ thông (ít nhất là hết THCS) để tránh lãng phí sách giáo khoa và đảm bảo công bằng trong giáo dục.

Xin cảm ơn ông!

Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đã dịch và viết khoảng 90 cuốn sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa. Một số cuốn tiêu biểu như:

– Sách dịch: Cải cách giáo dục Việt Nam, Phẩm cách quốc gia, Hạnh phúc với cuộc sống thường ngày…

– Sách viết: Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Môn sử không chán như em tưởng, Đường xa nghĩ về giáo dục Việt Nam, Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam…

Giải thưởng: Giải Sách Hay 2020 dành cho cuốn Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản.





Nguồn

Cùng chủ đề

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

Thủ tướng: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong đào tạo

Bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai và đào tạo ngoại ngữ khác theo nhu cầu. Chiều 2-11, Thủ tướng Phạm...

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4%.

Niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sau 30 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu và phát triển, Khoa Xã hội học và Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã có những đóng góp nổi bật, trở thành niềm tự hào của học viện. ...

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào vào gần nửa đêm hôm 3/11, tạo ra những luồng dung nham dữ dội và buộc chính quyền phải sơ tán một số ngôi làng gần đó, các quan chức nước này cho biết.

Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Lý do các ngân hàng trung ương, nhóm BRICS và giới tỷ phú thi nhau mua vào. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.

Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel “đoạn tuyệt” với một cơ quan LHQ, các ứng viên “trắng đêm” trước ngày bầu cử...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

Apple thông báo sửa chữa miễn phí lỗi camera trên iPhone 14 Plus

Apple vừa thông báo chương trình sửa chữa lỗi camera cho iPhone 14 Plus trên trên trang hỗ trợ của mình và hoàn toàn miễn phí.

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội để tháo gỡ điểm nghẽn cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp; đồng thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127 về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Chiều ngày 4/11, phát biểu giải trình, làm rõ một...

50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Ngày 4-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố danh sách 50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27 năm 2024. Danh sách nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay có 37 giáo...

Công bố hơn 600 ứng viên chức danh GS, PGS

TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp lần thứ II của Hội đồng nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11. TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp...

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

BHXH Hà Nội cảnh báo chiêu lừa tinh vi nhắm đến học sinh, sinh viên

BHXH TP Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, gần đây, đơn vị nhận được thông tin phản ánh từ một số cơ sở giáo dục về việc có đối tượng mạo danh cơ quan BHXH Hà Nội gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin...

Mới nhất

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Tối ngày 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ...

Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Trước giờ G bầu cử Mỹ, 2 ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đang gửi đi những thông điệp quan trọng đến cử tri. Khi cuộc đua vào Nhà Trắng dần đi đến hồi kết, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng...

Có chiều hướng giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp

Theo các chuyên gia dự báo, giá tiêu ngày 5/11/2024 có khả năng chịu áp lực giảm, do chịu sức ép từ nhu cầu thấp và đồng USD tiếp tục tăng cao. Theo dự báo, giá tiêu ngày 5/11 có thể tiếp đà giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp và đồng USD tiếp...

359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ công bố 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam năm 2024.Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.Vinh danh doanh nghiệp hướng tới kỷ nguyên xanhChương trình...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Sau giờ họp Quốc hội ngày 4/11, chiều tối cùng ngày, Uỷ ban Kinh tế tiếp tục họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Mới nhất