Trang chủNewsNhân quyềnĐi qua những bản làng của người Chu Ru

Đi qua những bản làng của người Chu Ru


Buôn làng Chu Ru nay đã đổi thay phát triển.
Buôn làng Chu Ru nay đã đổi thay phát triển.

Trước căn nhà khiêm nhường ở làng gốm K’Răng Gọ (xã P’Róh, huyện Đơn Dương), nghệ nhân Ma Ly, 68 tuổi, dân tộc Chu Ru, cùng con gái là Ma Grét đang miệt mài chế tác mẻ gốm đầu Xuân. Nhìn các dụng cụ và cách chế tác sản phẩm gốm cũng khá đơn giản. Một chiếc vòng được làm bằng tre, một tấm gỗ nhỏ, một quả trám rừng, một miếng vải để hoàn thiện một sản phẩm gốm cả về mặt kỹ thuật lẫn mỹ thuật.

Trước đây, làng gốm K’Răng Gọ của người Chu Ru khá phát triển. Hầu như nhà nào cũng đỏ lửa làm gốm. Các sản phẩm làm ra phần lớn phục vụ trong đời sống sinh hoạt gia đình là chính như: ché, nồi, ấm, bình, ly, tách…;Nếu dư ra, bà con Chu Ru nơi đây mới đem đi đổi chác, với hình thức hàng đổi hàng cho các buôn làng lân cận. 

Nhưng hiện nay, cuộc sống hiện đại đã “ùa vào” buôn làng Chu Ru, ít gia đình sử dụng sản phẩm gốm, nhất là lớp trẻ ít khi quan tâm đến nghề gốm truyền thống của dân tộc mình. Cả làng gốm K’Răng Gọ hiện chỉ còn 5 hộ đang theo đuổi nghề này.

Nghệ nhân Ma Ly đã phơi mẻ gốm đầu xuân
Nghệ nhân Ma Ly đã phơi mẻ gốm đầu xuân

Nghệ nhân Ma Ly bộc bạch: Mình được mẹ truyền lại nghề làm gốm khi mới 12 tuổi và theo đuổi nghề này đến tận ngày hôm nay. Mình không thể để nghề gốm của dân tộc mình thất truyền được, vì đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chu Ru. Mình đã truyền dạy cho con gái và một số người thân trong dòng tộc làm gốm một cách khá thành thạo. Năm 2023, mình bán được trên 200 sản phẩm gốm, với giá từ 80 đến 100 ngàn đồng/sản phẩm cho một số điểm du lịch và du khách trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, mình đang cố gắng làm 100 sản phẩm để kịp giao cho một khách hàng ở TP. Hà Nội.

Các sản phẩm gốm K’Răng Gọ do nghệ nhân Ma Ly chế tác
Các sản phẩm gốm K’Răng Gọ do nghệ nhân Ma Ly chế tác

Rời làng gốm K’Răng Gọ, chúng tôi ghé thăm nghệ nhân Ya Tuất, dân tộc Chu Ru ở thôn Ma Đanh, xã Tu Tra. Trong hàng chục ngàn người Chu Ru, chỉ còn lại duy nhất nghệ nhân Ya Tuất biết làm nhẫn bạc. 

Trao đổi với chúng tôi, nghệ nhân Ya Tuất cho biết: “Nghề làm nhẫn bạc khó nhất là công đoạn làm khuôn nhẫn, đòi hỏi phải tỉ mỉ, cẩn thận. Các chi tiết khuôn nhẫn được làm từ sáp ong. Chiếc nhẫn có đẹp, có sắc sảo đúng với cái tên như mắt sâu, mắt mía, bông lúa, mặt trời… thì phụ thuộc nhiều vào công đoạn này. Bình quân mỗi lạng bạc làm được 10 chiếc nhẫn. Tùy độ tinh xảo mà những chiếc nhẫn sẽ có giá trị khác nhau. Trung bình mỗi tháng, mình bán ra thị trường từ 50 đến 100 chiếc nhẫn”.

Nghệ nhân Ya Tuất đang làm khuôn nhẫn bạc
Nghệ nhân Ya Tuất đang làm khuôn nhẫn bạc

Đối với dân tộc Chu Ru, nhẫn bạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là trong lễ cưới, lễ hỏi, nhẫn bạc vừa mang tính chất đính ước, lại vừa là vật biếu tặng người thân trong gia đình. Nó là vật hồi môn, vật gia truyền, thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Không những thế, chiếc nhẫn bạc được dùng trong một số nghi lễ như lễ bỏ mả hoặc cúng ruộng để dâng lên thần linh. Nó là vật không thể thiếu. Chính vì vậy, vai trò của nhẫn bạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt lẫn tâm linh của dân tộc Chu Ru.

Ông Ya Loan, một nhân sỹ trí thức dân tộc Chu Ru cho biết thêm: “Nghề làm nhẫn bạc tuy không phải là nghề làm ra nhiều tiền nhưng nó là cái nghề truyền thống của người Chu Ru. Cũng may còn nghệ nhân Ya Tuất đã lưu giữ nghề này cho tận tới ngày hôm nay. Hiện tại, nghệ nhân Ya Tuất đã hướng dẫn con trai mình và một số thanh niên trong buôn làng làm nhẫn bạc. Vì đây là nghề thủ công truyền thống, là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Chu Ru”.

Nhẫn bạc do người Chu Ru chế tác
Nhẫn bạc do người Chu Ru chế tác

Chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đến với xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương để được thưởng thức vũ điệu Tamya Arya hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt của các chàng trai, cô gái Chu Ru. Có được những buổi sinh hoạt cộng đồng đậm chất văn hóa Chu Ru ấy, phải nói đến công lao lớn của Nghệ nhân Ưu tú Tou Neh Ma Bio. 

Năm nay, bà đã cần kề 70 mùa rẫy, nhưng lúc nào cũng đau đáu với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc mình. Mùa Xuân cũng là mùa lễ hội, nghệ nhân Tou Neh Ma Bio và những người anh em, nhất là thế hệ trẻ của dân tộc Chu Ru lại chuẩn bị hành trang thông qua những tiếng trống, tiếng cồng chiêng, vũ điệu, lời ca, tiếng hát mang đậm văn hóa Chu Ru đi biểu diễn ở nhiều buôn làng lân cận, hoặc nhiều lễ hội văn hóa của các dân tộc anh em khác trong cả nước.

Nghệ nhân Tou Neh Ma Bio tâm sự: “Mình là người con dân tộc Chu Ru nên phải có ý thức gìn giữ những gì thuộc về văn hóa dân tộc mình. Hàng chục năm nay, mình không ngừng truyền dạy cho thế hệ trẻ về cách đánh trống, đánh cồng chiêng và thổi khèn bầu, cũng như tập luyện các vụ điệu, bài hát dân ca của dân tộc Chu Ru. Mình cũng mong sao, có nhiều người đồng lòng, hợp sức để cùng nhau lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống của người Chu Ru bên dòng Đa Nhim này”.

Nghệ nhân Ưu tú Tou Neh Ma Bio hướng dẫn thế hệ trẻ người Chu Ru trình diễn vũ điệu tămya – ariya.
Nghệ nhân Ưu tú Tou Neh Ma Bio hướng dẫn thế hệ trẻ người Chu Ru trình diễn vũ điệu tămya – ariya.

Không chỉ có những nghề truyền thống, những điểm sinh hoạt cồng chiêng, huyện Đơn Dương đã đầu tư xây dựng làng văn hóa Chu Ru tại xã P’Róh. Đây không chỉ là không gian thích hợp để trưng bày các sản phẩm nghề thủ công truyền thống, diễn ra các lễ hội, mà còn là điểm đến lý tưởng nhằm giới thiệu du khách thập phương tìm hiểu thêm về các phong tục, tập quán, trang phục, dân ca, dân vũ, công trình kiến trúc và các nghề thủ công truyền thống như, làm đồ gốm, chế tác nhẫn bạc, dệt thổ cẩm, làm rượu cần,… đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Chu Ru.

Chia tay các buôn làng Chu Ru trong tiết Xuân dịu ngọt, tôi không quên và trân trọng những đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn của các nghệ nhân luôn đau đáu trăn trở với nghề làm gốm, làm nhẫn bạc của dân tộc mình. Tiếng đánh vần của lũ trẻ con em đồng bào dân tộc Chu Ru do ông Ya Loan ngày đêm truyền dạy. Và cả những thanh âm của trống sơgơl, sáo tenia, kèn kwào hòa cùng vũ điệu tămya – ariya của những chàng trai, cô gái Chu Ru nhịp nhàng, uyển chuyển, rạo rực đắm say giữa đại ngàn trùng điệp Nam Tây Nguyên…

Những bản Mông trù phú trên Cao nguyên Lâm Đồng





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế số. Sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái hỗ trợ...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những...

Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm – mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Gia Lai: Đại biểu trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 09/11/2024. Là những đại biểu trẻ tuổi lần đầu tiên tham dự Đại hội, đây vừa là niềm vinh dự vừa là trách nhiệm, đại diện cho đồng bào các DTTS tại địa phương gửi gắm niềm tin, kỳ vọng công tác dân tộc của tỉnh sẽ tiếp tục đạt được kết quả cao thông qua việc thực hiện...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, Lần thứ XI, năm 2024 vừa được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. Nhiều nghệ nhân, đồng bào DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước về nét đẹp văn hoá các DTTS.Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Sáng 8/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa quyết định phê duyệt thông tin dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị - Huế và ngược lại. ...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Mới nhất