Trang chủDestinationsQuảng NinhĐi cùng những chuyên gia lặn biển…

Đi cùng những chuyên gia lặn biển…


“Hồi còn thanh niên, bọn em còm lắm, chỉ tầm 50kg, sau mới thế này…” – nghe tôi xuýt xoa về vóc dáng anh thợ lặn nào của đoàn cũng to cao lừng lững, nhìn thật là “ngầu”, Phạm Văn Chiến, thợ lặn của Viện Tài nguyên Môi trường Biển (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) cười hiền giãi bày. Lúc ấy thì tôi cũng gật gù cho qua nhưng sau chuyến đi biển cùng họ, xem họ cứ ì oạp lặn như như rái cá thì người chỉ bơi được chục mét đã… “hết hơi” như tôi xem chừng cũng ngộ ra nhiều điều.

Vào dịp đầu tháng 6 vừa qua, chúng tôi có cơ hội theo chân các nhà khoa học của Viện Tài nguyên Môi trường Biển đi khảo sát về đa dạng sinh học biển ở khu vực Hạ Mai, Thượng Mai (Vân Đồn) và vùng biển Cô Tô. Đoàn có 6 người, là các chuyên gia nghiên cứu về sinh vật biển như rong cỏ biển, cá, san hô…

Chuyên gia lặn biển sẵn sàng xuống nước…

Xuất phát từ cảng Cái Rồng, chiếc ca nô được đoàn thuê chạy căng trên mặt vịnh Bái Tử Long chừng 45 phút thì đến khu vực đảo Hạ Mai, là đảo nằm ngoài cùng của hệ thống đảo khu vực Bái Tử Long, thuộc xã đảo Ngọc Vừng, Vân Đồn. Nắng vàng tươi, trời trong và biển xanh như ngọc. Nhìn làn nước trong veo hiếm có, chúng tôi ai cũng xuýt xoa. Thời tiết như này, nước như này thì việc lặn hay ghi lại những hình ảnh dưới đáy biển hứa hẹn nhiều thuận lợi.

Nói về phương pháp khảo sát, TS Nguyễn Đức Thế, trưởng đoàn lần này cho hay, đội lặn sẽ cử một người lặn đi trước để rải dây, sau đó các nhóm khác sẽ lặn đi sau và khảo sát quanh phạm vi rải dây rộng mỗi bên khoảng 2m, kéo dài khoảng 100-200m. Việc khảo sát được làm theo điểm, các nhóm đều có camera để chụp ảnh hoặc quay lại những hình ảnh dưới đáy biển…

Không có chuyên môn, chúng tôi khá bỡ ngỡ khi nghe những chia sẻ của anh. Trong khi đó, các chuyên gia đã thay trang phục lặn, chuẩn bị đồ nghề và chỉ trong thoáng chốc, những tiếng “ùm” vang lên, họ đã dưới biển.

Chỉ nhìn họ cũng thấy nặng nề: Đồ lặn dày ngấm nước, bình khí cả chục cân, chân vịt và dây đeo chì quấn quanh người thêm tầm chục kg nữa. Tất cả giúp họ… chìm tốt nhất và lớp bảo hộ kín bên ngoài bảo vệ cơ thể thợ lặn dưới biển. Khâu cuối cùng là chuyển camera để họ tác nghiệp. Với hàng loạt thao tác và vật dụng nặng như thế nên đoàn có riêng một người trợ giúp trên bờ. Khi các thợ lặn chìm dần dưới mặt nước thì những cuộn bóng nước theo khí thở nổi lên phía trên là cơ sở để biết thợ lặn đang ở đâu. Tuy nhiên, đó là với con mắt có nghề, riêng chúng tôi nhìn gần còn rõ, một lúc thì chỉ thấy sóng nước một màu…

ThS Phạm Văn Chiến kiểm tra lại camera trước khi lặn khảo sát tại biển Vân Đồn.

Chừng nửa tiếng sau, các chuyên gia bắt đầu nổi lên. Túi lưới đựng mẫu vật thu thập được chuyển lên tàu trước, kẹp chì, chân vịt được thu lên tiếp theo, cuối cùng thợ lặn mới lên thuyền. Thật sự hồi hộp muốn hỏi chuyện ngay nhưng nghĩ tới việc lặn lâu như vậy rất mất sức, chúng tôi đành nén lòng để chuyên gia “thở cái đã”.

Khu vực Hạ Mai qua khảo sát có vẻ không được như kỳ vọng. Vừa vuốt đám tóc ướt nước biển loà xoà trước mặt, ThS Phạm Văn Chiến vừa bảo: Ở trên bờ nhìn biển trong xanh như vậy nhưng khi lặn xuống mới thấy hơi bị vẩn đục, tầm nhìn chỉ được 1-2m. Tôi nghiên cứu về các sinh vật có xương sống như cá biển, động vật biển có xương sống, nhưng với đáy biển bị đục như thế này thì không thể quay được cảnh cá đang bơi.

Còn TS Nguyễn Đăng Ngải, Viện Phó Viện Tài nguyên – Môi trường biển, là chuyên gia nghiên cứu về san hô thì bảo: Đảo Hạ Mai nằm tương đối xa bờ nên việc khảo sát san hô nói riêng, quần xã sinh vật biển nói chung ở đây khá ít. Đây là lần thứ 3 đơn vị khảo sát tại Hạ Mai trong vòng 20 năm trở lại đây. Về đặc điểm sinh học, khu vực Hạ Mai xa bờ, ít bị ảnh hưởng, tác động của yếu tố con người hay ô nhiễm môi trường, nước cũng khá trong sạch nhưng rạn san hô không được như kỳ vọng. Ở đây chủ yếu là các tập đoàn san hô nhỏ, đường kính dưới 50cm, có vẻ như rạn đang phục hồi sau những suy thoái, không như ở khu vực vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long có những tập đoàn san hô lớn…

Vùng biển Vân Đồn, Cô Tô có nhiều bàn mai to bằng cả bàn tay người lớn.

Chúng tôi không nói chuyện được nhiều vì các ca lặn phải tranh thủ thời gian để tiếp tục. Hai đợt lặn tại Hạ Mai kết thúc cũng là giờ trưa, chúng tôi ghé lên đảo Hạ Mai, nhờ cán bộ Trạm kiểm soát biên phòng Hạ Mai để được nghỉ chân ăn trưa trên đảo. Đúng là đảo có giá trị riêng của đảo, sau mấy tiếng dập dềnh trên ca nô, đặt chân lên đảo chúng tôi có cảm giác vững vàng khác hẳn.

Bữa trưa diễn ra đơn giản với xôi, chút hoa quả đã được đoàn mang theo từ sáng. Tôi băn khoăn khi quan sát sức ăn của đội, rõ ràng là thợ lặn chàng nào cũng cao to, việc lặn sâu rất mất sức nhưng ăn khá ít, không chỉ bữa trưa mà quãng nghỉ giữa các đợt lặn, họ cũng ăn uống rất hạn chế. Giải thích cho chúng tôi, TS Nguyễn Đức Thế bảo, khi ăn nhiều lại lặn sâu thì không chịu được. Còn muốn ăn bù sức thì dành cho bữa tối là chính…

Bữa trưa kết thúc rất nhanh gọn, cả đoàn không nghỉ mà gần như trở lại tàu ngay để di chuyển sang khu vực Thượng Mai. Ở đây, đoàn tiếp tục lặn khảo sát ở 2 điểm nữa và kết thúc lặn vào khoảng 3h chiều. Không thể lặn quá sớm cũng không thể lặn muộn, đó là lý do vì sao họ tranh thủ quãng thời gian có nắng của buổi sáng và đầu giờ chiều như vậy.

San hô được chuyên gia của Viện Tài nguyên – Môi trường Biển chụp lại tại khu vực Hạ Mai (Vân Đồn). Ảnh: Phạm Văn Chiến.

Kết quả khảo sát tại Thượng Mai dường như khả quan hơn. Các thợ lặn đều vui mừng vì đáy biển trong hơn, san hô đẹp, nhiều hơn, các loại rong tìm thấy cũng có những phát hiện thú vị hơn, cá rạn san hô cũng phong phú hơn. Mẫu vật thu về nhiều hơn, cùng với những mảnh, cành san hô, những mẫu rong là những con bàn mai lớn bằng cả bàn tay người lớn, thân bám nhiều loại rong…

Qua trò chuyện, các nhà khoa học của Viện Tài nguyên – Môi trường Biển cho biết: Vùng biển Quảng Ninh, tập trung ở khu vực Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và quần đảo Cô Tô xưa kia đã được họ lặn, khảo sát trong nhiều năm và đánh giá cao về sự phong phú của các rạn san hô cũng như quần thể những loài cá phát triển gắn liền với các rạn san hô. Các khu vực đều có những loài quý hiếm, nằm trong sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt trong đó có thể kể tới rạn san hô rất phát triển ở khu vực bãi Hồng Vàn (Cô Tô), từng có chiều dài tới 3-4 km và rộng tới 1 km. Ở khu vực này vào những năm 90 qua khảo sát cũng có những thảm rong mơ dày đặc như cánh rừng và cao tới 4m, nay đã suy giảm đi không ít vì nhiều lý do…

Nối tiếp đợt lặn khảo sát ở Vân Đồn, đoàn di chuyển tới Cô Tô, nơi có thể xem là vô cùng phong phú san hô và các loại rong biển. Khu vực khảo sát tại đảo Thanh Lân khá gần bờ nhưng nước rất trong, có độ sâu khoảng 2-3m, vậy mà chỉ nhìn trên tàu chúng tôi cũng thấy những thảm san hô đậm màu dưới đáy nước. Còn ở khu vực Cô Tô con, nước sâu hơn chừng 6-8m. Trong khi chờ các thợ lặn, anh Võ Văn Sắt chủ tàu kể chuyện bảo: San hô ở bãi Hồng Vàn ngày xưa nhiều lắm, dài cả cây số, nhưng sau này do đánh bắt cá bằng những phương pháp huỷ diệt nên giờ mới không còn, chỉ còn san hô khối, san hô cành còn ít thôi. Giờ bà con không khai thác như vậy nữa nhưng ngư dân một số nơi khác tới thì vẫn chưa cấm triệt để được.

PGS.TS Đàm Đức Tiến khảo sát thảm rong biển tại khu vực Hồng Vàn (Cô Tô). Ảnh: Phạm Văn Chiến.

Mải mê lặn, quay lại hình ảnh dưới đáy biển, TS Thế nhô lên mặt nước với một bên má bắt đầu đỏ ửng lên. Anh bảo do mải quay không tránh kịp con sứa lửa táp vào mặt, hệt như bị điện giật, sau đó là cảm giác nóng rát… Đây là một rủi ro nghề nghiệp với thợ lặn. Anh lên tàu rồi, chúng tôi vẫn quan sát thấy con sứa nhỏ nhưng đuôi dài tới cả mét bơi lập lờ trong làn nước.. 

Sau một hồi “sơ cứu”, chúng tôi tranh thủ hỏi chuyện anh. TS Thế bảo, đơn vị đã có nhiều dự án khảo sát, điều tra về đa dạng sinh học ở khu vực biển Cô Tô. Chuyến khảo sát lần này, anh quay được nhiều hơn những đàn cá bơi lội trên rạn san hô, TS Thế giải thích: Cá rạn san hô là nhóm cá chỉ thị cho sức khoẻ của rạn. Ở khu vực Thượng Mai (Vân Đồn), Cô Tô, chúng tôi thấy có sự xuất hiện của nhóm cá này với chủ yếu là họ cá bướm, cá thia, cá bàng chài… Khi rạn san hô có sức khoẻ tốt hoặc có sự phục hồi thì nhóm cá này xuất hiện phong phú hơn. So sánh với kết quả khảo sát của Viện ở Cô Tô gần đây từ 2017 đến 2019 trong dự án xây dựng khu bảo tồn biển Cô Tô – đảo Trần thì đa dạng cá rạn san hô có sự phục hồi nhất định.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Đức Thế thì đa dạng cá rạn san hô ở vùng biển Vân Đồn, Cô Tô những năm gần đây có sự phục hồi nhất định.

Chuyến đi lần này có một “lão tướng” lặn biển với kinh nghiệm 40 năm chuyên nghiên cứu về rong biển, đó là PGS.TS Đàm Đức Tiến. Sáng sớm nay, khi trời còn mờ tối, ông đã cùng cộng sự của mình dậy sớm ra bãi Hồng Vàn thu gom mẫu rong dạt vào bờ. Và khi tàu vào gần bờ ở khu vực Hồng Vàn cũng là bãi rong lớn đang vào mùa của Cô Tô, ông đã thay đồ lặn để trực tiếp khảo sát bãi rong này.

Ở độ tuổi hơn 60 như ông ít người còn lặn biển, vậy mà ông mê mải lặn tới gần 30 phút ở bãi rong. Mãi khi các học trò giục, ông mới chịu lên tàu, gương mặt không giấu được sự tiếc rẻ. Ông bảo: Đây có lẽ là bãi rong phong phú nhất về thành phần loài ở Cô Tô hiện nay. Giờ đang đúng mùa rong biển, sinh lượng tập trung vào một số nhóm, như rong mơ, rong quạt…, trong đó nhóm rong mơ có thể đạt tới 10kg tươi/m2. Ngoài ra, nhiều nhóm rong ở nước ta trước đây tưởng chỉ có một loài thì giờ phát hiện ở Cô Tô có nhiều loài…

Sau cả ngày lặn dưới biển, đoàn trở về dường như ai cũng thấm mệt. Các đợt lặn có thu hoạch tương đối khả quan cho thấy nguồn lợi đa dạng sinh học biển ở vùng biển Vân Đồn, Cô Tô đang có sự phục hồi tốt. Tất nhiên, đây chỉ là khởi đầu cho những nghiên cứu chuyên sâu sau này của các chuyên gia. Còn chúng tôi có thêm một trải nghiệm với nghề lặn biển, dù không lặn, không bơi mét nào, “trời yên biển lặng” và không ai say sóng mà bước trên bờ rồi thi thoảng vẫn còn cảm giác “chênh vênh”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thí điểm khu thương mại tự do: Vì sao Đà Nẵng muốn lấn biển?

Đà Nẵng thí điểm nhiều chính sách trong vòng 5 năm, trong đó có nội dung thành lập khu thương mại tự do. Thời gian ngắn nhưng vì sao có đề xuất lấn biển? ...

Đà Nẵng đang trình Chính phủ đề án thành lập khu thương mại tự do

Thông tin này được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cho biết trong chương trình gặp mặt 2.500 cán bộ quân đội đã nghỉ hưu trên địa bàn. Đối với công tác...

Tiềm năng lớn trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ

Mười một tháng năm 2024, thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, cho thấy mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương này đặc biệt quan trọng. Trong khi đó, dư địa trong tương lai còn rất lớn trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, thương mại, hợp tác trên các lĩnh vực mới như công nghệ, bán dẫn, trí tuệ...

Kỷ luật Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa

Bộ Công thương vừa có quyết định kỷ luật đối với Cục trưởng Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa. ...

Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israel

Ngày 11/12, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được giới thiệu chính thức tại Hà Nội. Chiều ngày 11/12, tại Hà Nội, hội thảo giới thiệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được tổ chức đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ giữa Việt Nam và Israel. VIFTA không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Quảng Ninh – Điểm tựa cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương trình OCOP của Quảng Ninh được xây dựng từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Và mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Bằng cách làm sáng tạo riêng có của Quảng Ninh, chương trình OCOP không chỉ mở ra nhiều...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí vé đến hết tháng 12-2024. baoquangninh.vn Nguồn:https://chuyendoiso.baoquangninh.vn/mot-ngay-ghe-tham-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-3329253.html

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Bài đọc nhiều

Khám phá thác Khe San

Tiên Yên là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xen lẫn sông ngòi. Ở vùng đất này, bên cạnh thác Pạc Sủi nổi tiếng, còn có một điểm đến lý tưởng khác là thác Khe San. Với vẻ đẹp hoang sơ, đầy thơ mộng, thác Khe San sẽ đem đến những trải nghiệm đầy thú vị cho du khách. Từ trung tâm huyện Tiên Yên đến thác Khe San khoảng 9km,...

Hát nhà tơ – hát, múa cửa đình: Loại hình nghệ thuật độc đáo ở Vạn Ninh

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ra đời khoảng thế kỷ thứ X, thời nhà Lý và Vạn Ninh (Móng Cái) là một trong những cái nôi của hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Loại hình nghệ thuật này đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia hiện nay vẫn được bảo tồn với những nét độc đáo...

Cuốn từ điển về địa danh Quảng Ninh

Sách "Địa danh Quảng Ninh xưa và nay" dày 1.032 trang, khổ 16x24cm, do NXB Hồng Đức ấn hành. Đây là một công trình đồ sộ, được đánh giá như một cuốn từ điển tra cứu rất hữu ích về những tên đất, tên người, tên sông, tên núi ở Quảng Ninh xưa và nay. Để có được cuốn sách này, nhóm tác giả thực hiện đã phải sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều năm trời. Ý tưởng thực...

Đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người dân nuôi trồng thủy sản

Nhằm mục tiêu phát triển thủy sản bền vững, Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE. Do đó, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh (CSXH) Quảng Ninh đang tích cực giải ngân vốn tín dụng chính sách để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản (NTTS). Thực hiện chủ trương của tỉnh và huyện Vân Đồn, chị Lê Trình Trang, khu 8, thị trấn...

5 điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất châu Á

Nếu đang tìm kiếm một khung cảnh lãng mạn của bầu trời lúc chiều tà thì 5 địa điểm ngắm hoàng hôn tại châu Á dưới đây là lựa chọn hoàn hảo. Khung cảnh huyền ảo của bầu trời khi hoàng hôn luôn là một trong những cảnh tượng đẹp đẽ và màu nhiệm nhất mà thiên nhiên ban tặng cho thế giới. Với những tâm hồn lãng mạn đang tìm kiếm một khung cảnh màu nhiệm và nên...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Cà phê bệt tới sáng: Làm sao giữ được là ‘điểm hẹn chất Sài Gòn’?

Nhờ không gian yên ắng khi thành phố đã về khuya, hoạt động 'đi cà phê bệt tới sáng' đã trở nên phổ biến đối với giới trẻ tại TP.HCM. Càng gần Giáng sinh và Tết dương lịch, những điểm hẹn cà phê bệt càng thu hút...

Ngày hội Văn hóa quân-dân chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 22/12, tại phố đi bộ đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Ngày hội Văn hóa quân-dân chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân...

Bệnh nhân phục hồi kỳ diệu sau ca đại phẫu tim

Nhập viện trong tình trạng suy tim nặng, hở van ba lá mức độ 4/4 khiến tim giãn to gấp đôi bình thường, kết hợp với rối loạn nhịp tim khiến bệnh nhân cao tuổi tưởng mình khó thoát cửa tử. ...

Nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng: Tự hào và biết ơn người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024), nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng giới thiệu 3 tác phẩm mới: Khúc tráng ca Cảnh sát Biển Việt Nam (NSƯT Hoàng Tùng thể hiện), Bài ca người lính Tàu ngầm (NSƯT Vũ Thắng Lợi), Tự hào người chiến sĩ Không quân (Đào Mác). Các ca khúc đều được phối...

Vô khu rừng rộng nhất Đồng Nai, bò tót đứng hàng đàn, voi rừng đi giữa đường, vịt trời bay la liệt

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đang quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đồng Nai với hơn 68.000 ha và 32.000 ha mặt nước...

Mới nhất